Xuất phát từ ý thức và trách nhiệm của mỗi chủ thể, mà nhiều người đi xe buýt luôn có hành vi gây mất trật tự mặc dù đã được nhân viên xe buýt nhắc nhở. Vậy câu hỏi đặt ra: Pháp luật hiện nay quy định như thế nào về mức phạt đối với hành khách gây rối và làm mất trật tự trên xe buýt?
Mục lục bài viết
1. Mức phạt hành khách gây rối, làm mất trật tự trên xe buýt:
1.1. Biểu hiện của gây rối, làm mất trật tự trên xe buýt:
Hiện nay, hiện tượng gây rối và làm mất trật tự trên xe buýt đã không còn quá xa lạ trong đời sống. Tuy nhiên có thể hiểu, gây rối trật tự công cộng chính là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, làm mất tính có tổ chức và kỷ luật khi tham gia lưu thông bằng xe buýt, với ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội, hành vi nào trực tiếp xâm phạm đến trật tự công cộng do nhà nước bảo vệ, thậm chí có thể gây ra một số thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của xã hội và lợi ích hợp pháp của các cá nhân khác. Nhìn chung thì hành vi gây rối trật tự trên xe buýt là hành vi xâm phạm đến lợi ích của con người, đặc biệt là các hành khách trong chuyến xe buýt đó. Một số biểu hiện của hành vi gây rối và làm mất trật tự trên cho biết như sau:
– Sử dụng lời nói và sử dụng các cử chỉ thiếu văn hoá, lời nói và cử chỉ thiếu văn minh để xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của một hoặc một số người khác;
– Sử dụng hành vi phá phách hoặc làm hỏng các thiết bị trong xe buýt, xâm phạm đến các tài sản của các chủ thể khác;
– Hát hò và tạo ra tiếng động gây ầm ĩ, ảnh hưởng đến không gian yên tĩnh của những hành khách khác;
– Hành hung tài xế lái xe buýt hoặc hành hung các hành khách trong chuyến xe buýt đó, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, hoặc thậm chí là những lý do nhỏ nhặt;
– Ẩu đả và đánh nhau, chửi bới trên xe buýt … hoặc một số hành vi vi phạm pháp luật khác trong quá trình xe buýt lưu thông
1.2. Mức xử phạt đối với hành vi gây rối, làm mất trật tự trên xe buýt của hành khách:
Có thể nói, theo như phân tích ở trên, các chủ thể có thể thực hiện rất nhiều hành vi khác nhau nhằm mục đích gây rối và làm mất trật tự trên xe buýt. Đối với những hành vi này sẽ bị coi là vi phạm quy định của pháp luật và phải chịu chế tài nhất định, tùy theo mức độ và hậu quả khác nhau mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo Điều 32 của
Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Thực hiện hành vi không chấp hành hướng dẫn của lái xe, không chấp hành hướng dẫn của các nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;
– Hành khách thực hiện các hành vi gây mất trật tự trên xe.
Như vậy, đối với trường hợp, hành khách gây rối, làm mất trật tự trên xe buýt, thì người đó có thể bị phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng theo quy định của pháp luật nêu trên.
2. Hành khách gây rối, làm mất trật tự trên xe buýt có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Có thể nói, khi hành khách thực hiện hành vi gây rối hoặc gây mất trật tự trên xe buýt có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thỏa mãn đầy đủ các cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 318 của Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) về tội gây rối trật tự công cộng.
Theo đó, hành vi khách quan của tội phạm được quy định là hành vi gây rối trật tự công cộng. Trong đó, trật tự công cộng được hiểu là “tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật”) ở nơi công cộng – nơi diễn ra hoạt động chung của đông đảo người như trên đường phố, trong công viên, trong nhà hát, trong nhà ga hàng không hay đường sắt … thậm chí là cả môi trường xe khách. Hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi phá vỡ tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỉ luật đó. Hành vi đó có thể là lời nói như chửi bới, la hét hoặc là việc làm như đập phá tài sản, xô đẩy người, tạo ra âm thanh ầm ỹ bằng các công cụ khác nhau hoặc mở thiết bị âm thanh quá cỡ. Hậu quả của tội phạm được quy định là ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội như gây ách tắc giao thông, làm gián đoạn hoạt động của cơ quan, tổ chức … Hậu quả trên đây có thể được thay thế bằng dấu hiệu nhân thân “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” về hành vi này mà chưa được xoá án tích. Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý.
Theo đó, hành khách có hành vi gây rối, làm mất trật tự trên xe buýt có thể phải chịu mức phạt như sau: Khung hình phạt cơ bản được quy định là phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt tăng được quy định là hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
3. Nhân viên xe buýt hành hung khách hàng bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 31 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với các chủ thể khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không hỗ trợ các hành khách trong quá trình lưu thông, không tiến hành hoạt động giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, hành khách được xác định là trẻ em không tự lên xuống xe được, hoặc hành khách là những người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác theo quy định của pháp luật;
– Không mặc đồng phục theo đúng quy định của pháp luật, không tuân thủ quy định về đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.
Thứ hai, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, không đưa vé cho hành khách để họ nắm giữ và quản lý; thu tiền vé cao hơn so với giá vé đã quy định nhằm mục đích thu lợi cá nhân;
Thứ ba, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý, trái với mong muốn và nhu cầu của hành khách; thực hiện hành vi đe dọa, xúc phạm hành khách dưới bất kì hình thức nào, tranh giành, lôi kéo hành khách trái quy định của pháp luật; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
– Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ tư, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi hành hung hành khách.
Bên cạnh đó, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, đó là buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Theo như điều luật nêu trên, thì đối với trường hợp nhân viên xe buýt có hành vi hành hung khách hàng trái với quy định của pháp luật, thì nhân viên đó sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định của pháp luật, thậm chí còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích căn cứ theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực giao thông.