Bạn tôi bị cơ quan công an xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng và bị xử phạt 10.000.000 đồng và không có biên bản xử phạt. Vậy tôi muốn hỏi mức xử phạt như thế có đúng không?
Mục lục
- 1 1. Gây rối trật tự công cộng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
- 2 2. Xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP
- 3 3. Uống rượu say gây rối trật tự công cộng xử lý như thế nào?
- 4 4. Xử phạt hành vi gây rối trật tự công cộng có dùng vũ khí
- 5 5. Gây rối trật tự công cộng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- 6 6. Xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng đến người khác
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư!
Trường hợp của bạn tôi như sau, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Ngày 17/12/2014 bạn tôi có đi chơi vào buổi tối tầm 23h đêm có xảy ra đánh nhau với 1 nhóm người khác, bị cơ quan công an xử phạt về hành vi
Luật sư tư vấn:
Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng nếu chưa có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
Theo quy định khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi đanh nhau, gây rối trật tự cộng sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
Xem thêm: Xác định độ tuổi xử phạt hành chính khi không có giấy tờ tùy thân
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên thì công an đã tiến hành xử phạt không đúng theo quy định pháp luật, đồng thời xử phạt không có biên bản vi phạm quy định của pháp luật. Chính vì lẽ đó, trong trường hợp này bạn của bạn có thể khiếu nại về hành vi vi phạm công an đã tiến hành xử phạt.
Xem thêm: Các hình thức, biện pháp xử phạt hành chính và nguyên tắc áp dụng
1. Gây rối trật tự công cộng có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Tóm tắt câu hỏi:
Vừa qua có một đám nam thanh niên kéo đến khu vực nhà của một công dân phố tôi, đàn hát hú hét gây ồn lúc nửa đêm 2 ngày liền. Tôi và một vài người hàng xóm lân cận đã báo với tổ trưởng tổ dân phố thì ông tổ trưởng từ chối giải quyết vì hành vi này không phải xâm phạm đến trật tự công cộng. Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này có được xem là vi phạm trật tự công cộng không? Giải quyết như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Mục 2 Thông tư 09/2005/TT-BCA hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng như sau:
“2. Các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 5 bao gồm:
2.1. Lợi dụng các quyền tự do dân chủ của công dân để thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc lôi kéo, xúi giục, kích động, mua chuộc, lừa bịp, cưỡng ép, cổ vũ người khác tiến hành các hoạt động tập trung đông người trái phép, gây rối trật tự công cộng hoặc để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.
2.2. Thuê, nhận làm thuê hoặc giúp sức cho người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng.
2.3. Tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở nơi công cộng, trước trụ sở cơ quan, tổ chức hoặc tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các hoạt động chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.
Xem thêm: Đánh nhau bị phạt như thế nào? Xử lý hành vi xô xát đánh nhau?
2.4. Tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng theo quy định của Nghị định này và hướng dẫn tại Thông tư này mà không được phép của Ủy ban nhân dân có thẩm quyền.
2.5. Gây cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, của cán bộ lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và địa phương; gây cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông.
2.6. Gây rối trật tự công cộng hoặc có các hành vi khác gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và cuộc sống bình thường của nhân dân, trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh nơi công cộng, gây mất vệ sinh môi trường.
2.7. Mang theo băng, cờ, biểu ngữ dưới mọi hình thức nhằm chống đối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc mang theo vũ khí, vật liệu nổ, chất độc hại, chất dễ cháy, chất kích thích hoặc các đồ vật khác có thể gây ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, sức khỏe của người khác, đến tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân khác trong khi tiến hành các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng.
2.8. Không chấp hành các quy định về khu vực cấm, khu vực bảo vệ và sự hướng dẫn của người có trách nhiệm giải quyết vụ việc có liên quan; cản trở, chống người thi hành công vụ; có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác, xâm phạm tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân hoặc có hành vi quá khích khác như: la hét, chửi bới, đập phá; lăng mạ, đe dọa hành hung người khác.
2.9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao để dung túng, bao che, ngăn cản hoặc xử lý không nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng.”
Trường hợp này, việc những thanh niên đó tập trung hò hét, gây mất trật tự tại khu phố của bạn đã thuộc trường hợp quy định tại điểm 2.6 nêu trên, đó là: “Gây rối trật tự công cộng hoặc có các hành vi khác gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và cuộc sống bình thường của nhân dân, trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh nơi công cộng, gây mất vệ sinh môi trường.”
Do đó, việc tổ trưởng tổ dân phố từ chối giải quyết việc này là không có căn cứ, vì đây là một trong những trường hợp bị nghiêm cấm, gây mất trật tự công cộng và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và tuỳ theo đối tượng vi phạm là tổ chức hay cá nhân mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Cố ý gây thương tích phải đền bù thế nào? Bị xử phạt như thế nào?
2. Xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có một vấn đề cần Luật sư tư vấn như sau: Cạnh nhà tôi có bà hàng xóm rất hay đến nói cạnh khoé, chửi bới những người xung quanh. Giờ tôi phải làm gì để người này dừng hành vi này lại?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp của bạn, việc chửi bới của người hàng xóm có dấu hiệu của hành vi gây rối trật tự công cộng. Người có hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm.
Theo căn cứ tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Ngoài ra, nếu có dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người có hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 245 “Bộ luật hình sự 2015” về Tội gây rối trật tự công cộng.
Theo đó, người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, bị phạt tiền từ một triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Hoạc nếu hành vi chửi bới bị cho rằng xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác người này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121 “Bộ luật hình sự 2015”:
Xem thêm: Đánh nhau gây chết người? Xử lý hành vi lôi kéo người khác đánh nhau?
Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, hành vi của người này đến trước nhà bạn để chửi bới là hành vi vi phạm pháp luật.
Do đó, khi người hàng xóm đó thực hiện hành vi chửi bới, gây rối bạn cần ghi âm hoặc quay phim lại để làm chứng cứ và báo cáo lên Chủ tịch UBND cấp huyện để xử phạt hành chính hoặc trình báo cho cơ quan Công an để điều tra và giải quyết.
3. Uống rượu say gây rối trật tự công cộng xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Em có cho bạn vay tiền nhưng lâu lắm bạn em không trả. Trong lúc uống rượu say không làm chủ được bản thân, em đã tự ý vào nhà bạn em để đòi nợ gây mất trật tự. Vậy xin hỏi em đã phạm tội gì và bị xử lý như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Hành vi của bạn được xác định là hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì với hành vi:
“Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng”, bạn sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Xem thêm: Mức xử phạt hành chính hành vi chống người thi hành công vụ?
Tùy thuộc vào các hành vi khác của bạn mà có thể sẽ bị phạt thêm. Ví dụ như, trong lúc vào nhà người bạn kia đòi nợ, bạn
“có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”
thì theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP bạn có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng,…
Ngoài ra, tùy theo mức độ của hành vi gây rối trật tự công cộng thì hành vi của bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 245 “Bộ luật hình sự 2015” cụ thể như sau:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
Xem thêm: Trường hợp được tạm giữ người vi phạm theo thủ tục hành chính
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Trường hợp bạn gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 245 “Bộ luật hình sự 2015”. Nếu có các tình tiết quy định tại Khoản 2 Điều 245 “Bộ luật hình sự 2015”, bạn có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Xử phạt hành vi gây rối trật tự công cộng có dùng vũ khí
Tóm tắt câu hỏi:
Trưởng Công an cấp xã phạt em với số tiền 4.000.000 đồng với hành vi lôi kéo đánh nhau, 4.000.000 đồng đối với hành vi gây rối trật tự có dùng vũ khí. Luật Sư cho em biết như vậy đúng hay sai ạ? Em xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Xem thêm: Mẫu đơn trình bày – trình báo, tường trình với cơ quan công an mới nhất năm 2021
Tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt với các hành vi vi phạm trật tự công cộng như sau:
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
Theo thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hai hành vi: gây rối trật tự có dùng vũ khí và hành vi lôi kéo đánh nhau, mỗi hành vi bị xử phạt 4.000.000 đồng. Đối chiếu với các quy định của pháp luật:
+ Hành vi gây rối trật tự có dùng vũ khí có mức phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nên mức phạt 4.000.000 đồng là phù hợp;
+ Hành vi lôi kéo đánh nhau có mức phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nên mức phạt 4.000.000 đồng là không phù hợp;
Xem thêm: Xử phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
Bên cạnh đó tại khoản 3 Điều 66 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a,c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, mức xử phạt 4.000.000 đồng đối với hành vi hành vi gây rối trật tự có dùng dùng vũ khí là đúng với quy định pháp luật nhưng mức xử phạt 4.000.000 đồng đối với hành vi lôi kéo đánh nhau là không đúng quy định (mức phạt đúng là từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng). Với mức phạt này, Trưởng công an xã không có thẩm quyền xử phạt.
5. Gây rối trật tự công cộng bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Tóm tắt câu hỏi:
Xem thêm: Xử phạt hành chính đối với hành vi khai thác gỗ trái phép
Chào luật sư. cháu đang vướng vào 1 việc rắc rối mà không phải mình làm ra, chuyện là bà thím đang vu cho cháu là chụp ảnh cháu bà trong chuồng chó rồi đăng lên fb nhưng cháu không có, rồi bà vào tận nhà cháu cãi nhau thì chồng cháu gần về thì chồng thím cầm dao đâm nhà cháu nhưng chồng cháu tránh được. Bây giờ đi đâu bà cũng kể lể rồi bảo chồng cháu đánh bà ấy nữa. Chồng bà thì tối nào cũng vào cổng nhà cháu chửi ầm lên,vì họ hàng nên cháu không muốn làm to chuyện nhưng nếu mãi thế này thì không được. Có người mách nhà cháu là làm đơn kiện vì mình không làm thì không sợ. Mong cho cháu lời khuyên và nếu cháu kiện thì cần chuẩn bị những gì ạ. mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư?
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất: Về hành vi chồng của người hàng xóm dùng dao đâm chồng bạn.
Căn cứ vào Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP quy định:
“ “Phương tiện nguy hiểm” là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.
a. Về công cụ, dụng cụ
Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…
b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra
Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ…
c. Về vật có sẵn trong tự nhiên
Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”.
Như vậy, trong trường hợp này, chiếc dao mà chồng của người hàng xóm sử dụng được coi là phương tiện nguy hiểm.
Căn cứ Điều 104 “Bộ luật hình sự 2015” quy định:
“Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân…”.
Như vậy, mặc dù có hành vi sử dụng hung khí nguy hiểm gây ra thương tật cho chồng bạn như vậy, đối với hành vi này chưa cấu thành tội phạm, chưa đặt ra trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác…”.
Như vậy, tuy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng người thực hiện hành vi vi phạm nêu trên có thể bị xử phạt hành chính với mực phạt cụ thể là 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng về hành vi đánh nhau.
Thứ hai: Về hành vi người hàng xóm cũng kể lể nói không đúng sự thật về chồng bạn và hành vi chồng chị ấy tối nào cũng vào cổng nhà bạn chửi ầm lên.
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
“ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.”.
+ Đối với hành vi đi kể lể nói xấu chồng bạn thì người hàng xóm của bạn có thể bị xử phạt hành chính về hành vi có lời nói thô bạo xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác và mức xử phạt hành chính tương ứng là 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
+ Đối với hành vi tối nào chồng của người hàng xóm cũng sang cổng nhà bạn chửi ầm thì người này có thể bị xử phạt hành chính về hành vi gây mất trật tự tại khu dân cư với phạt tương ứng là 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Căn cứ vào Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Cá nhân có quyền tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi có hành vi vi phạm hành chính bạn có quyền tố cáo với Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bạn có quyền gửi đơn hoặc hoặc trực tiếp tố cáo với Ủy ban nhân dân xã về hành vi vi phạm hành chính.
Khi tố cáo bạn phải cung cấp đầy đủ thông tin sau:
+Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
+Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được;
Bạn phịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình; Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
6. Xử lý hành vi gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng đến người khác
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có miếng đất đứng tên tôi, sổ hồng. Nay tôi muốn bán đất đi nơi khác sống thì luôn bị ông bác nhà tôi ở đối diện đường hẻm sách nhiễu, la ó, đòi đập phá khi có người đến xem đất. Nên tôi muốn hỏi là làm sao để bảo vệ quyền của của mình và chấm dứt tình trạng này vì nó đã xảy ra nhiều lần!
Luật sư tư vấn:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định của pháp luật, mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu tài sản hợp pháp của người khác.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có một miếng đất đứng tên bạn, nay bạn muốn bán đất để đi nơi khác nhưng người hàng hóng lại có hành vi sách nhiễu, la ó, đòi đập phá khi có người đến xem đất, hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm liên quan đến trật tự công cộng theo quy định của Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Luật sư
b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng. […]”.
Để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm của người hàng xóm, bạn có thể làm đơn gửi đến công an xã, phường để yêu cầu giải quyết.