Tổ chức hội trợ, triển lãm có ý nghĩa quan trọng với việc tiếp cận nhiều nguồn khách hàng và nhà đầu tư kinh doanh. Chính vì vậy, việc tổ chức hội trợ, triển lãm phải đảm bảo những tiêu chí nhất định. Vậy, mức phạt hành chính hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm như thế nào? Trình tự,thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Quy định về hàng hóa, dịch vụ được trưng bày, giới thiệu trong hội chợ, triển lãm thương mại:
1.1. Hội chợ, triển lãm thương mại là gì?
Hội chợ, triển lãm thương mại được hiểu là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định. Mục đích chính của việc này là để thương nhân thực hiện việc trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ đến những người cá nhân có nhu cầu tiếp cận và mở rộng khách hàng tiềm năng để sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong tương lai.
Việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng, hỗ trợ việc thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ. ( Căn cứ Theo Điều 129
1.2. Những hàng hóa, dịch vụ không được phép tham gia hội chợ, triển lãm thương mại:
Tại Điều 134
– Đưa những mặt hàng, dịch vụ mà nhà nước nghiêm cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, hoặc không được sự đồng ý để lưu thông loại hàng hóa này theo quy định của pháp luật;
– Thương nhân nước ngoài đưa những hàng hóa, dịch vụ cung ứng vào thị trường kinh doanh nhưng thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
– Nghiêm cấm việc trưng bày, sử dụng hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật;
– Với một số hàng hóa, dịch vụ mà nằm trong sự quản lý chuyên ngành thì phải có sự kiểm soát kỹ bởi các quy định về quản lý mặt hàng này. Ngoài ra, việc tuân thủ các quy định về hội chợ, triển lãm thương mại của Luật này cũng phải đảm bảo;
– Những loại hàng hóa tạm nhập khẩu để phục vụ việc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.
– Việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam được cho phép nhưng phải thực hiện theo các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Mức xử phạt hành chính hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm:
2.1. Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ Điều 35, Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được Nghị định 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung các nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực hóa chất; điện lực, hoạt động thương mại, dầu khí thì cá nhân, tổ chức có những hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức xử phạt sẽ căn cứ vào hành vi vi phạm, mức độ, tính chất nguy hại của hành vi này, cụ thể:
– Cá nhân, tổ chức có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Các thông tin được kê khai không trung thực, không chính xác. Thông tin trong hồ sơ ghi một kiểu còn trong hồ sơ khi đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại lại ghi một thông tin khác;
+ Báo cáo kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đến cơ quan quản lý nhà nước bắt buộc phải thực hiện và đúng theo thời gian đa quy định. Trong trường hợp việc báo cáo chậm hơn thời hạn quy định dưới 30 ngày thì sẽ bị xử phạt hành vi này.
– Mức phạt sẽ tăng lên từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Không thực hiện việc niêm yết chủ đề, hoặc không công khai thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó. Thời điểm để tiến hành niêm yết và công khai thông tin phải thực hiện trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại;
+ Việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải đồng thời đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Chính vì vậy, mức phạt này sẽ áp dụng khi cá nhân không thực hiện việc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định hoặc chưa được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký;
+ Những thương nhân đang tham gia Hội chợ, triển lãm thương mại khi phải chấm dứt hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại mà cá nhân đứng ra tổ chức hội chợ, triển lãm không công bố công khai và đảm bảo quyền lợi của những thương nhân;
+ Có hành vi vi phạm khi không tiến hành cung cấp hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, chính xác nội dung liên quan đến việc tham gia hội chợ, triển lãm thương mại làm cho các thương nhân bị hiểu lầm hoặc có dấu hiệu bị lừa dối. Sau khi đến tham gia hoạt động này thì thương nhân mới nhận biết thông tin mình có được khác so với các hoạt động trong khuôn khổ hội chợ, triển lãm thương mại ngoài hoạt động trưng bày hàng hóa;
+ Đối với đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm thương mại cũng không được cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác thông tin về hàng hóa trưng bày;
+ Báo cáo kết quả việc tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chậm hơn thời hạn quy định từ 30 ngày trở lên.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Đưa hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để trưng bày tại các hội chợ triển lãm thương mại. Những loại hàng hóa này không được niêm yết rõ đó là hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc không trình bày được nội dung đăng ký tổ chức hỗ trợ triển lãm thương mại mà tự ý trưng bày sản phẩm này;
+ Hành vi tự ý trưng bày những danh mục hàng hóa bị cấm kinh doanh, hàng hóa cấm nhập khẩu, hàng hóa bị hạn chế kinh doanh hoặc những hàng hóa không được hoặc chưa được phép lưu hành dịch vụ tại Việt Nam; Ngoài ra, để kiểm soát tốt được chất lượng an toàn thực phẩm khi đưa ra thị trường thì những hàng hóa vi phạm điều kiện này cũng không được trưng bày tại hội chợ triển lãm thương mại;
+ Các loại hàng hóa không có nhãn hàng hoặc có nhãn hàng hóa nhưng lại không đúng theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa nếu cố tính trưng bày tại hỗ trợ triển lãm hàng hóa là đang có hành vi vi phạm.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm thương nhân nước ngoài trực tiếp tổ chức Hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam;
+ Văn phòng đại diện của thương nhân trực tiếp tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại; hoặc tự ý tham gia Hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân được đại diện mà chưa nhận được sự ủy quyền của thương nhân đó;
+ Các thương nhân khác khi tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài phải tiến hành đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định. Nếu tổ chức cho thương nhân tham gia hỗ trợ triển lãm chưa được sự cho phép từ bên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì đang có hành vi vi phạm;
+ Khi các cá nhân tổ chức hội chợ triển lãm thương mại nhưng không có đăng ký theo quy định hoặc có xin phép để đăng ký nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản đồng ý cho việc tổ chức hỗ trợ triển lãm;
+ Sau khi đã đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại nhưng lại không tổ chức hoặc nội dung được xác nhận không trùng khớp với việc tổ chức trên thực tế mà không thực hiện việc sửa đổi, bổ sung theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cũng chưa được cơ quan này đồng ý;
+ Với những hàng hóa dịch vụ thuộc diện quản lý chuyên ngành thì việc bán, tặng, cung ứng tại hỗ trợ triển lãm thương mại mà có sự tự ý thực hiện không tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa dịch vụ đó;
+ Việc tiến hành trao tặng ,cấp giải thưởng hoặc giấy chứng nhận chất lượng danh hiệu cho hàng hóa dịch vụ không đúng theo quy định;
+ Khi có sự phản ánh và có yêu cầu giải quyết khiếu nại từ người tiêu dùng hoặc tổ chức cá nhân về hội chợ triển lãm thương mại mà người có trách nhiệm không thực hiện được giải quyết khiếu nại để hàng hóa trưng bày tại hội chợ triển lãm thương mại;
+ Một cá nhân khi có hành vi lấy danh nghĩa quốc gia Việt Nam hoặc danh nghĩa của tỉnh thành phố để tổ chức hỗ trợ triển lãm thương mại tại nước ngoài nhưng không đạt tiêu chuẩn quy định.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Những hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu ra nước ngoài được tổ chức hoặc trực tiếp mang đi tham gia hội chợ triển lãm thương mại mà chưa có sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ về vấn đề này;
+ Hành vi đem bán, tặng hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu nhưng đã được tạm xuất khẩu để tham gia Hội chợ triển lãm thương mại ở nước ngoài và chưa có sự chấp thuận từ Thủ tướng chính phủ về việc bán tặng hàng hóa đó;
+ Những loại hàng hóa thuộc diện xuất khẩu bắt buộc phải có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới được thực hiện việc bán tặng. Trong trường hợp chưa có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bán hàng hóa đó mà cố tình thực hiện;
+ Đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền nhưng lại trưng bày giới thiệu hàng cấm dịch vụ, cấm kinh doanh, hàng hóa dịch vụ hạn chế kinh doanh mà pháp luật Việt Nam đã quy định. Ngoài ra, những hàng hóa dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng nằm trong danh mục cấm nhập khẩu theo quy định, có sự xuất hiện hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trừ trường hợp trưng bày giới thiệu để so sánh với hàng thật;
+ Với những hàng hóa nhập khẩu được bán, tặng cung ứng tại hội chợ triển lãm thương mại nhưng không đăng ký với hải quan; Những sản phẩm hàng hóa được bán, tặng thuộc diện nhập khẩu phải có giấy phép tại hội chợ triển lãm thương mại thì mới được thực hiện, nhưng trên thực tế lại chưa có văn bản chấp thuận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Tên gọi chủ đề của hội chợ triển lãm thương mại tại Việt Nam có sự vi phạm về đạo đức phong tục tập quán từ phong thủy tốt của Việt Nam.
2.2. Hình thức xử phạt bổ sung:
– Có thể áp dụng hình thức tịch thu tang vật khi có hành vi trưng bày là hàng giả hoặc hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thuộc những danh mục hàng hóa cấm kinh doanh cấm nhập khẩu hoặc hạn chế kinh doanh không được phép lưu hành những dịch vụ chưa được phép cung ứng tại Việt Nam và không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm thì sẽ bị tịch thu tang vật (Quy định tại điểm a và b khoản 3 của điều 35 của Nghị định 98/ 2020/NĐ-CP);
– Buộc tái xuất hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 và điểm e khoản 5 Điều 35 của Nghị định 98/ 2020/NĐ-CP;
– Ngoài ra, phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu lại được từ hành vi vi phạm quy định tại điều này.
3. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm về hội chợ, triển lãm:
Bước 1: Lập biên bản xử phạt
Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính.
Địa điểm lập biên bản là tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Bước 2: Ký biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký.
Bước 3: Giao biên bản vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản.
Trong thời gian 24 giờ kể từ ngày lập biên bản, mà người lập bản không có thẩm quyền đưa ra quyết định xử phạt thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt để ra quyết định, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.