Từ trước đến nay thì bằng cấp vốn luôn là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định tiền lương của người lao đó. Vậy câu hỏi đặt ra: Mức lương tối thiểu của người lao động có bằng đại học hoặc bằng cao đẳng hiện nay được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức lương tối thiểu của lao động có bằng đại học, cao đẳng:
1.1. Khái quát chung về mức lương tối thiểu của người lao động:
Mức lương tối thiểu của người lao động là một trong những vấn đề mà người lao động quan tâm hàng đầu, bởi vì suy cho cùng thì họ bán sức lao động để đổi lấy tiền lương và thu nhập trên thực tế. Căn cứ theo quy định tại Điều 91 của
Như vậy thì có thể thấy: Mức lương tối thiểu có thể hiểu là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, đó là mức lương mà người lao động có thể nhận được khi họ tham gia làm việc tại một công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình.
1.2. Quy định về mức lương tối thiểu của lao động có bằng đại học, cao đẳng:
Trước đây, căn cứ theo quy định tại
– Không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động khi người lao động làm việc tại một công việc đơn giản nhất;
– Phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với những người lao động đã qua quá trình đào tạo học nghề phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy thì có thể thấy, mức lương tối thiểu vùng là mức lương áp dụng cho người lao động khi họ làm việc trong một công việc đơn giản nhất và làm việc trong điều kiện lao động bình thường. Theo luật cũ như đã phân tích ở trên thì đối với các đối tượng là người lao động đã trải qua quá trình học nghề và qua đào tạo, người sử dụng lao động sẽ phải trả cho họ mức lương tối thiểu cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên có thể thấy, Nghị định 90/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động đến nay đã hết hiệu lực.
Thay thế cho văn bản đó là Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, quy định của pháp luật hiện nay lại không có điều khoản nào ghi nhận về việc phải trả lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng cho người lao động có bằng đại học hoặc bằng cao đẳng. Căn cứ theo quy định tại Điều Điều 4 của Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có ghi nhận cụ thể như sau: Mức lương tối thiểu tháng là khái niệm để chỉ mức lương thấp nhất làm cơ sở cho quá trình các bên thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động, trong hoạt động trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, Đảm bảo mức lương theo công việc hoặc theo chức danh mà người lao động đảm nhận khi họ làm đủ thời giờ làm việc trong điều kiện bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
Như vậy có thể thấy, mức lương tối thiểu vùng theo tháng, theo quy định mới hiện nay chỉ là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng thì họ đã làm đủ thời giờ làm việc trong điều kiện bình thường và hoàn thành định mức lao động theo sự thỏa thuận của các bên. Để giải thích hơn về vấn đề này, Bộ lao động thương binh và xã hội cùng với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã giải thích rõ như sau: Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.
Như vậy thì:
– Đối với các hợp đồng lao động đã được thực hiện trước giai đoạn ngày 1 tháng 7 năm 2022, mà có nội dung thỏa thuận giữa các bên về việc trả lương cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động vẫn phải tiến hành hoạt động trả lương như đã cam kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Đối với trường hợp các bên chủ thể giao kết
Như vậy trong giai đoạn hiện nay, giữa người lao động có bằng đại học và người lao động phổ thông trong cùng một vùng sẽ không còn khoảng cách về vấn đề tiền lương tối thiểu. Người lao động có bằng đại học hoặc bằng cao đẳng có thẻ chị nhận được mức lương tối thiểu chung căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
2. Có bằng đại học, cao đẳng thì mức đóng bảo hiểm xã hội có cao hơn mức lương tối thiểu vùng không?
Về phía pháp luật về bảo hiểm xã hội, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Quyết định 948/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 và Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có quy định như sau:
Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện nay không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường, cụ thể là:
– Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (bao gồm cả các chủ thể được xác định là lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng (như phân tích ở trên);
– Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%, công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
Như vậy, có thể thấy, mức lương đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu của người lao động có bằng trung cấp, cao đẳng, đại học … vẫn buộc phải cao hơn 7% so với lương tối thiểu vùng (như phân tích ở trên).
3. Quy định của pháp luật về đối tượng được áp dụng mức lương tối thiểu vùng:
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng nếu các đối tượng thuộc quy định tại Điều 2 của Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành;
– Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động hiện hành, bao gồm:
+ Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành;
+ Các chủ thể là cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, hoặc sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
– Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.
Như vậy, theo phân tích trên có thể nói, người lao động làm việc theo hợp đồng hợp pháp trên từng địa bàn sẽ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó và mức lương tối thiểu được điều chỉnh để phù hợp hơn cho người lao động và nền kinh tế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
– Quyết định 948/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 và Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.