Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Đối tượng tham gia, mức đóng và quyền lợi mới nhất năm 2021. Quy định mới nhất năm 2021 về tham gia và các quyền lợi của bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội là một chính sách an sinh, thể hiện tính nhân văn của nhà nước đối với người lao động. Việc nhà nước đưa ra các chính sách về an sinh xã hội không chỉ hỗ trợ một phần thu nhập của người lao động trong quá trình nghỉ việc mà còn giúp cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội đối với mọi đối tượng lao động, nhà làm luật đã đưa ra các quy định về tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với những lao động không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Theo đó, chúng tôi xin được đưa ra cách hiểu về bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau: Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
Tư vấn về đối tượng tham gia, mức đóng, quyền lợi được hưởng khi tham gia BHXH tự nguyện: 1900.6568
Với lợi ích lớn như vậy, nhưng gần 10 năm qua, số lượng người mua bảo hiểm xã hội tự nguyện mới dừng lại ở con số 240.000 người. Một con số khá khiêm tốn so với số lượng hàng chục triệu nông dân chưa có chỗ dựa nào về an sinh khi về già. Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân khác dẫn đến điều này nữa. Thực tiễn cho thấy, phần lớn người mua bảo hiểm xã hội tự nguyện đều ở thế bị động khi tham gia bảo hiểm và đều có tuổi. Vì vậy, họ thường phải lên tận cơ quan bảo hiểm xã hội để tìm hiểu các thông tin cũng như quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm tự nguyện. Bài viết này, chúng tôi xin được đề cập đến vấn đề đối tượng tham gia, mức đóng và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Thứ nhất, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Theo đó, công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
+ Người lao động làm việc theo
+ Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu phố.
+ Người lao động giúp việc gia đình.
+ Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương.
+ Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
+ Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
+ Người tham gia khác.
Như vậy, đối với những đối tượng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Thứ hai, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, hằng tháng người lao động đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Trong đó, nhà nước có những chính sách hỗ trợ những đối tượng có điều kiện kinh tế khó khăn mà có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tùy thuộc vào từng thời kì khác nhau mà nhà nước có mức hỗ trợ khác nhau.
Hiện nay, theo quy định tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo đối với khu vực nông thôn:
+ Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo.
+ Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.
+ Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể đóng bảo hiểm xã hội theo các phương thức sau đây:
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng hằng tháng.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 03 tháng một lần.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 06 tháng một lần.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng 12 tháng một lần.
+ Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
Thứ ba, quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng các chế độ: bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất, chế độ hưu trí. Theo đó, điều kiện và mức hưởng các chế độ này như sau:
Một là, Bảo hiểm xã hội một lần: người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 73 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.
+ Ra nước ngoài để định cư.
+ Người đang bị mắc một trong các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Như vậy, khi người lao động không có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nữa thì họ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13quy định về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động ghi nhận về trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu sau một năm không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đươc tính như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.
+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng sau năm 2014.
+ Trường hợp người đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 02/2013 đến tháng 12/2017, hiện ông A không có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội nữa thì mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện của ông được xác định như sau:
+ Từ tháng 02 đến tháng 12/2013 mức đóng là: 2.000.000 x 10 = 20.000.000 đồng
+ Từ tháng 01 đến tháng 12/2014 mức đóng là: 2.000.000 x 12 = 24.000.000 đồng
+ Từ tháng 01 đến tháng 12/2015 mức đóng là: 2.100.000 x 12 = 25.200.000 đồng
+ Từ tháng 01 đến tháng 12/2016 mức đóng là: 2.100.000 x 12 = 25.200.000 đồng
+ Từ tháng 01 đến tháng 12/2017 mức đóng là: 2.100.000 x 12 = 25.200.000 đồng
Tổng thời gian đóng là: 10 + 12 + 12 + 12 +12 = 58 tháng
Tổng lương đóng là: 20.000.000 + 20.000.000 + 25.200.000 + 25.200.000 + 25.200.000 = 119.600.000
Lương bình quân = 119.600.000/58 = 2.062.000 đồng
Trước năm 2014 ông A đóng 10 tháng thì được làm tròn 1 năm đóng, sau năm 2014 ông A đóng 4 năm bảo hiểm xã hội. Như vậy ông A được hưởng bảo hiểm xã hội một lần= 2.062.000 x 1 (năm) x 1.5 (hệ số) + 2.062.000 x 4 (năm) x 2 (hệ số) = 19.589.000 đồng
Hai là, chế độ hưu trí: Căn cứ theo Điều 79 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về mức hưởng lương hưu hằng tháng như sau:
+ Từ 01/01/2016 đến trước ngày 01/01/2018 lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73
+ Từ ngày 01/01/2018, mức hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội. Trong đó, nếu lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm thì được hưởng thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Ngoài ra, nếu người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% khi nghỉ hưu, còn được hưởng trợ cấp một lần. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Ba là, chế độ tử tuất: Căn cứ theo Điều 80, Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về trợ cấp mai táng phí và trợ cấp tuất như sau:
+ Trợ cấp mai táng: người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ đủ 60 tháng trở lên, người đang hưởng lương hưu thì từ trần, người thân sẽ được hưởng trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở.
Hiện nay, việc xác định mức lương cơ sở được áp dụng theo Nghị định số 72/2018/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có quy định về mức lương cơ sở. Theo đó, mức lương cơ sở tính từ ngày 01/07/2018 là 1.390.000 đồng/tháng.
+ Trợ cấp Tuất: người lao động đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi từ trần, người thân được hưởng trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.
+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian đóng chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội, trường hợp người lao động có cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay vẫn còn một số khá nhỏ, một tương lai không chỗ dựa, hàng triệu nông dân không có điểm tựa an sinh xã hội khi về già, điều đó đã đặt ra một thách thức cho an sinh xã hội ở nông thôn. Làm thế nào để có thể vận động người nông dân có thể hiểu và tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là khoảng trống cần lấp đầy trong thời gian ngắn nhất, từ đó người nông dân có thể tìm được điểm tựa khi về già.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng những chế độ gì?
- 2 2. Phân biệt bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện
- 3 3. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
- 4 4. Mức lương hưu hằng tháng của chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
- 5 5. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi nghỉ việc
- 6 6. Quy định về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng những chế độ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, tôi có thắc mắc vấn đề sau mong luật sư giải đáp giúp tôi. Xin hỏi khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì được hưởng những chế độ gì? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội, BHXH tự nguyện bao gồm hai chế độ: Chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Từ việc thiết kế các chế độ BHXH tự nguyện, nguồn hình thành Quỹ BHXH tự nguyện cơ bản do người lao động đóng. Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập mà người lao động lựa chọn đóng; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng BHXH tự nguyện được thay đổi tùy theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung. Quỹ này được sử dụng để chi trả chế độ hưu trí và chế độ tử tuất cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện.
2. Phân biệt bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm các chế độ sau đây:
a) ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
Nguyên tắc người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cở sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Cơ sở pháp lý: Nguyên tắc này được ghi nhận tại khoản 3, Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
Nội dung nguyên tắc: theo quy định của pháp luật về hình thức bảo hiểm xã hội có hai hình thức bảo hiểm xã hội đó la bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trên cơ sở quy định hiện hành có thể thấy về lý thuyết đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nhiều hơn số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở nước ta số đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là chủ yếu và họ được hưởng nhiều chế độ bảo hiểm xã hội hơn so với đối tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên về phương diện pháp lý việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay bảo hiểm xã hội tự nguyện đều tạo nên các quyền lợi về bảo hiểm xã hội có giá trị khác nhau và trên thực tế tùy theo tính chất và đặc điểm của quan hệ lao động mà người lao động có thể có những thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo các loại hình khác nhau. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động vừa có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Khi tham gia bảo hiểm xã hội thì đối tượng tham gia có sẽ được hương các chế độ bảo hiểm xã hội theo mức đóng góp và thời gian tham gia tùy thuộc vào hình thức đóng bảo hiểm xã hội là bảo hiểm bắt buộc hay tự nguyện.Một người không thể cùng một lúc vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, tuy nhiên người lao động vẫn có thể tham gia cả bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không phải cùng một lúc mà là nối tiếp nhau tham gia.
Trong trường hợp thì thời gian sử dụng làm căn cứ để hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất là tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, tức là tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Thời gian làm cơ sở để hưởng bảo hiểm xã hội sẽ phải trừ đi khoảng thời gian đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội.
Ý nghĩa của nguyên tắc:
+ Tạo cơ hội linh hoạt cho các đối tượng tham gia được tham gia nhiều loại hình bảo hiểm.
+ Bảo đảm mục đích an sinh xã hội.
4. Mức lương hưu hằng tháng của chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mức lương hưu hằng tháng theo chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện được Luật bảo hiểm xã hội 2014, có hiệu lực ngày 01/01/2016 điều chỉnh như sau:
Thứ nhất: Từ ngày Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Thứ hai: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật bảo hiểm xã hội và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
– Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
– Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Thứ ba: Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật bảo hiểm xã hội 2014. Theo đó, Điều 57 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
5. Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau khi nghỉ việc
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho hỏi về trường hợp của tôi như sau: Tôi công tác ngành y tế được 13 năm 6 tháng thì tôi xin nghỉ việc do chuyển nơi cư ngụ (Thành phố Hồ Chí Minh về tỉnh) và tôi được hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tháng 3/2016. Nay hiên tại tôi không làm Nhà nước nữa mà tôi buôn bán nên muốn đóng tiếp bảo hiểm để sau này tôi đươc hưởng lương hưu khi về gìa có được không ..? Xin tư vấn giúp
Luật sư tư vấn:
Điều 72 và Khoản 4 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
Điều 72. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí
Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối với trường hợp này bác thực hiện buôn bán ở nhà thì bác hoàn toàn có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và thời gian tham gia bảo hiểm trước đây có thể được tiếp tục cộng dồn theo quy định của pháp luật. Sau khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước đây và thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện đủ điều kiện luật định thì bác sẽ được chế độ lương hưu theo quy định tại Điều 73 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Và sau khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyền thì mức và phương thức đóng bảo hiểm của bác sẽ được thực hiện theo Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:
Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:
a) Hằng tháng;
b) 03 tháng một lần;
c) 06 tháng một lần;
d) 12 tháng một lần;
đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
6. Quy định về đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có vướng mắc về BHXH không biết phaỉ làm thế nào, rất mong được các Luật sư tư vấn cho. Sự việc như sau: Tôi tham gia BHXH được 21 năm, công ty đã chốt sổ BHXH cho tôi được 18 năm, còn lại 3 năm Công ty nợ BHXH và Công ty đã phá sản. Tôi muốn tham gia BHXH tự nguyện thêm 2 năm để đủ 20 năm hưởng chế độ hưu trí, nhưng BHXH quận giải thích tôi không thể tham gia BHXH tự nguyện với lý do Công ty còn nợ BHXH và tôi đủ số năm để hưởng hưu trí. năm nay tôi đã đến tuổi nghỉ hưu. Vậy TÔI PHẢI LÀM SAO LUẬT SƯ ƠI. Tôi muốn đóng BHXH bắt buộc cả phần của Công ty để hưởng hưu trí cũng không được mà đóng tự nguyện cho đủ 20 năm cũng không được giải quyết. Tôi đã già yếu không thể lao động được, như vậy người lao động như tôi thiệt thòi quá, BHXH không nhận tôi đóng BHXH tự nguyện có đúng không, tôi không cần đòi Công ty cũ khoản nợ nữa mà tôi đóng tự nguyện cơ mà, coi như Công ty nợ BHXH thôi. Luật sư làm ơn cho tôi biết tôi phải làm sao . ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP về phương thức đóng bảo hiểm tự nguyện:
“Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hộiđược quy định như sau:
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
a) Đóng hằng tháng;
b) Đóng 03 tháng một lần;
c) Đóng 06 tháng một lần;
d) Đóng 12 tháng một lần;
đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.”
Có thể thấy, việc bạn đã được công ty chốt sổ với mức đóng bảo hiểm xã hội là 18 năm thì sau đó bạn hoàn toàn có quyền đóng tiếp bảo hiểm tự nguyện để có thể đủ 20 năm tham gia bảo hiểm và hưởng chế độ hưu trí. Việc cơ quan bảo hiểm trả lời bạn là do công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội nên không đồng ý cho bạn đóng bảo hiểm tự nguyện là không đúng, bởi vì công ty đã chốt sổ cho bạn và bạn cũng không có ý muốn truy thu khoản tiền 3 năm mà công ty nợ bảo hiểm không đóng cho bạn nên việc bạn đồng ý với mức 18 năm thì công ty có thể trả sổ cho bạn để bạn có thể làm thủ tục đóng bảo hiểm tự nguyện. Về thủ tục đóng bảo hiểm tự nguyện sẽ được quy định tại Điều 13 Nghị định 134/2014/NĐ-CP:
“1. Hồ sơ đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Giải quyết đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong ngày đối với trường hợp nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Luật sư tư vấn việc đóng bảo hiểm tự nguyện:1900.6568
Nếu bạn làm thủ tục đóng bảo hiểm tự nguyện mà cơ quan bảo hiểm không giải quyết cho bạn thì bạn có quyền khiếu nại trực tiếp tới cơ quan này, yêu cầu giải trình và giải quyết thủ tục cho bạn, còn nếu cơ quan này vẫn không đồng ý giải quyết bạn có thể trục tiếp khởi kiện tới