Lương hưu là một trong những chế độ hưu trí trong chính sách bảo hiểm xã hội, lương hưu đáp ứng những nhu cầu sống cơ bản và chăm sóc sức khỏe cho người lao động khi về già, góp phần giúp họ vượt qua khó khăn, ốm đau. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, mức hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động được xác định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 169 của
– Người lao động đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu;
– Tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi người lao động đó từ đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035;
– Bắt đầu kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ được xác định là từ đủ 60 tuổi 03 tháng đối với những người lao động nam và từ đủ 55 tuổi 04 tháng đối với những người lao động nữ. Sau đó, cứ tăng thêm mỗi năm thì sẽ tăng thêm 03 tháng đối với người lao động nam và tăng thêm 04 tháng đối với người lao động nữ;
– Trong trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động, người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, người lao động làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, người lao động làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn, tuy nhiên không vượt quá 05 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu tối thiểu theo như phân tích nêu trên tính tại thời điểm nghỉ hưu, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác.
Theo đó thì có thể nói, trường hợp người lao động suy giảm khả năng lao động thì sẽ được nghỉ hưu trước tuổi và vẫn được hưởng lương hưu.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 135/2020/NĐ-CP, có quy định cụ thể về lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động. Cụ thể như sau:
Lao động nam | Lao động nữ | ||
Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu | Năm nghỉ hưu | Tuổi nghỉ hưu |
2023 | 60 tuổi 9 tháng | 2023 | 56 tuổi |
2024 | 61 tuổi | 2024 | 56 tuổi 4 tháng |
2025 | 61 tuổi 3 tháng | 2025 | 56 tuổi 8 tháng |
2026 | 61 tuổi 6 tháng | 2026 | 57 tuổi |
2027 | 61 tuổi 9 tháng | 2027 | 57 tuổi 4 tháng |
Từ năm 2028 trở đi | 62 tuổi | 2028 | 57 tuổi 8 tháng |
|
| 2029 | 58 tuổi |
|
| 2030 | 58 tuổi 4 tháng |
|
| 2031 | 58 tuổi 8 tháng |
|
| 2032 | 59 tuổi |
|
| 2033 | 59 tuổi 4 tháng |
|
| 2034 | 59 tuổi 8 tháng |
|
| Từ năm 2035 trở đi | 60 tuổi |
Theo đó, người lao động suy giảm khả năng lao động thì sẽ được nghỉ hưu trước tuổi và được hưởng lương hưu. Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về mức hưởng lương hưu hàng tháng đối với người lao động. Theo đó:
– Mức hưởng được hưu hàng tháng đối với người lao động đáp ứng đầy đủ điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 55 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 thì sẽ được xác định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019. Đồng thời, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì sẽ giảm 2%. Trong trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm sẽ được xác định là 1%, tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi. Cụ thể được xác định như sau:
– Kể từ ngày Luật bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành cho đến trước giai đoạn 1/1 năm 2018, thì mức hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động sẽ được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ được tính thêm 2% đối với nam và được tính thêm 3% đối với nữ, tuy nhiên mức tối đa bằng 75%;
– Bắt đầu kể từ 1/1 năm 2018, thì mức lương hưu hàng tháng của người lao động sẽ được tính bằng 45 % mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội của người lao động. Theo đó, người lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2019 là 17 năm, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2020 là 18 năm, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2021 là mươichín năm, lao động nam nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi là 20 năm, lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi được xác định là 15 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động sẽ được tính thêm 2%, tuy nhiên mức tối đa bằng 75%.
Theo đó, mức hưởng lương hưu của người lao động khi suy giảm khả năng lao động sẽ được xác định theo quy định tại Điều 56 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
2. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động:
Trong trường hợp người lao động suy giảm khả năng lao động, cần phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Theo đó, đối với từng nhóm đối tượng khác nhau pháp luật có quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
STT | Nhóm đối tượng | Điều kiện hưởng lương hưu |
1. | Các chủ thể được xác định là người làm việc theo |
– Đối với trường hợp người lao động suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%: Người lao động đó cần phải có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên, và cần phải đáp ứng được độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật. – Đối với trường hợp người lao động suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: Cần phải có thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên, đáp ứng yêu cầu về độ tuổi nghỉ hưu; – Đối với trường hợp người lao động có mức độ suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên, đồng thời người lao động đó có đủ 15 năm trở lên làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm thì chỉ cần đáp ứng điều kiện là có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
|
2. | Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng; | |
3. | Cán bộ, công chức, viên chức; | |
4. | Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; | |
5. | Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; | |
6. | Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; | |
7. | Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. | |
8. | Các đối tượng được xác định là hạ sĩ quan, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp công tác và làm việc trong lực lượng quân đội nhân dân hoặc công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương giống như quân nhân. | Trong trường hợp người lao động nghỉ việc do suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên: Thì cần phải có thời gian tham gia chế độ đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên phải đáp ứng độ tuổi nghỉ hưu, đồng thời cần phải có đủ 15 năm trở lên làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm. |
3. Trường hợp nào người lao động được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Theo đó:
– Người lao động có thời gian tham gia chế độ bảo hiểm xã hội cao hơn so với số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, thì khi người lao động đó nghỉ hưu, ngoài lương hưu thì người lao động còn được hưởng trợ cấp một lần;
– Mức hưởng trợ cấp một lần sẽ được tính dựa trên số năm người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, và đồng thời cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ được tính bằng 0.5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đó.
Như vậy, khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì người lao động sẽ được hưởng chế độ trợ cấp một lần khi họ nghỉ hưu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu.
THAM KHẢO THÊM: