Mức hưởng, cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần mới nhất năm 2021. Số tiền được lĩnh khi lĩnh bảo hiểm xã hội một lần là bao nhiêu? Cách tính BHXH một lần năm 2020 như thế nào?
Bảo hiểm xã hội chính là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước. Pháp luật Việt Nam quy định bảo hiểm xã hội vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của người lao động. Theo đó người lao động sau khi đảm bảo đủ các điều kiện để được hưởng bảo hiểm xã hội thì được làm hồ sơ xin hưởng bảo hiểm xã hội theo hai phương thức là hưởng bảo hiểm xã hội một lần và hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng.
Bài viết sau đây đội ngũ chuyên gia, luật sư của Luật Dương Gia sẽ giúp các bạn nắm rõ những quy định mới nhất về mức hưởng, xác định cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Từ đó hy vọng người lao động nắm rõ được những quy định mới nhất của pháp luật hiện hành để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
Tư vấn mức hưởng, cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần miễn phí: 1900.6568
Bài viết được chia thành hai phần chính bao gồm mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần và cách để tính mức hưởng bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
Việc xác định mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cụ thể như sau:
Việc hưởng bảo hiểm xã hội được bao nhiêu sẽ dựa vào số năm người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội, theo đó:
Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:
– Thời gian các năm trước năm 2014: mức hưởng bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội;
– Thời gian các năm sau 2014: mức hưởng bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội (trường hợp này không phân biệt thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước hay sau năm 2014).
Thứ hai, cách tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp một lần:
Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách xác định mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp một lần như sau:
Mức hưởng = (1,5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014 x Mbqtl) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 x Mbqtl)
Trong đó :
Mức bình quân tiền lướng sẽ bằng tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội nhận mức đóng bảo hiểm xã hội nhân với mức điều chỉnh hàng năm, tất cả chia cho tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.
– Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội lẻ: từ 1-6 tháng tính ½ năm; từ 7-11 tháng tính 1 năm.
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện (Trừ trường hợp bị bệnh hiểm nghèo):
Qua từng năm, tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng thay đổi, chênh lệch. Chính vì thế Thông tư 32/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 Quy định Mức điều chỉnh tiền lương và Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để tính tiền lương bình quân tháng như sau:
+ Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mức điều chỉnh giảm dần, chia thành 2 cột mốc. Trước năm 1995 mức điều chỉnh tiền lương áp dụng cho các các năm là 4.56. Từ năm 1995 đến 2017 mức điều chỉnh tiền lương giảm dần từ 3.87 xuống 1.00. Năm 2018 giữ nguyên mức điều chỉnh tiền lương so với năm 2017.
+ Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mức điều chỉnh theo thông tư áp dụng từ 2008 từ 1.79 đến 2017 là 1.00. Năm 2018 giữ nguyên mức điều chỉnh tiền lương là 1.00 so với năm 2017.
Ví dụ:
Bà Lê Thị A đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 11/2013 đến tháng 06/2018 với mức đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Từ tháng 11/2013 đến tháng 12/2013: 02 tháng – mức lương 3.000.000đ
Từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2014: 12 tháng – mức lương 3.700.000đ
Từ tháng 01/2015 đến tháng 05/2015: 5 tháng – mức lương 4.000.000đ
Từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016: 12 tháng – mức lương 5.000.000đ
Từ tháng 01/2017 đến tháng 03/2017: 03 tháng – mức lương 7.000.000đ
Từ tháng 04/2017 đến tháng 06/2018: 02 tháng – mức lương 7.500.000đ
Tháng 6/2016 bà A nghỉ việc và đến Tháng 6/2018 bà A làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bà A được xác định như sau:
– Trước tiên xác định mức bình quân tiền lương tháng:
Tháng 11/2013 đến tháng 12/2013 = 3.000.000 x 2 x 1.11 = 6.660.000đ
Tháng 01/2014 đến tháng 12/2014 = 3.700.000 x 12 x 1.07 = 47.508.000đ
Tháng 01/2015 đến tháng 05/2015 = 4.000.000 x 5 x 1.06 = 21.200.000đ
Tháng 01/2016 đến tháng 12/2016 = 5.000.000 x 12 x 1.04 = 62.400.000đ
Tháng 01/2017 đến tháng 03/2017 = 7.000.000 x 03 x 1.00 = 21.000.000đ
Tháng 04/2017 đến tháng 06/2018: 7.500.000 x 02 x 1.00 = 15.000.000 đ
Tổng tiền lương các năm là 173.768.000đ, tổng số tháng đóng BHXH là 36 tháng. Vậy mức tiền lương bình quân là:173.768.000 : 36 = 4.827.000đ
– Xác định thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
+ Trước năm 2014: 02 tháng;
+ Sau năm 2014: 02 năm 10 tháng = 03 năm.
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bà A:
Vì trước năm 2014 bà A tham gia đóng BHXH chỉ 02 tháng nên mức hưởng bảo hiểm xã hội sẽ bằng số tiền đã đóng là (3.000.000đ x 2) = 6.000.000 đ
Sau năm 2014 mức hưởng BHXH là (4.827.000 x 3 x 2) = 28.962.000đ.
Như vậy tổng số tiền bảo hiểm xã hội bà A được hưởng một lần là 28.962.000 + 6.000.000 = 34.962.000đ.
Các lưu ý về mức hưởng, cách tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
– Người lao động chỉ có thể lựa chọn một trong hai hình thức hưởng bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội một lần và bảo hiểm xã hội hàng tháng chứ không được cùng hưởng hai hình thức.
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của đối tượng được Nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ người đang bị mắc những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y Tế.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới
- 2 2. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- 3 3. Tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ việc
- 4 4. Trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc
- 5 5. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi bị suy giảm khả năng lao động
- 6 6. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới nhất
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, sang năm 2016 nếu như người lao động mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần, vậy theo quy định mới thì mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề này.
Luật sư tư vấn:
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
Trước ngày 01/01/2016 mức hưởng bảo hiểm xã hội tuân thủ theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” chỉ nêu rõ mức hưởng như sau:
“Điều 56. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Tuy nhiên, khi áp dụng theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 và cụ thể hóa tại Nghị quyết 93/2015/NQ-QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được áp dụng từ năm 2016 theo mức sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+ 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Đối với bảo hiểm tự nguyện: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
+ 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
+ 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
= > Mức hưởng có sự thay đổi khác nhau, tăng thêm so với quy định cũ, như vậy sẽ đảm bảo hơn quyền lợi của người lao động.
2. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Em chào luật sư. Em đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty em đang làm mà không báo trứơc 45 ngày. Như vậy em có được giải quyết bảo hiểm xã hội một lần không? Hợp đồng của em là
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin mà bạn cung cấp, hợp đồng lao động của bạn là
“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Như vậy, trong trường hợp này bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng với công ty bạn mà không báo trước 45 ngày tức bạn đã không tuân thủ đúng thời hạn báo trước theo quy định tại Điều 37 nêu trên. Do đó, bạn được coi là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Khoản 1, Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau: Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
“- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
– Ra nước ngoài để định cư;
– Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.”
Theo quy định này, chỉ cần bạn thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bạn được hưởng chế độ bảo biểm xã hội một lần. Do đó, việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không ảnh bưởng tới việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần của bạn.
Tuy nhiên, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật bạn sẽ không được hưởng một số quyền lợi nhất định như trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 43 “Bộ luật lao động 2019”, trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013, bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ việc
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư giải đáp ngắn gọn: Tôi làm việc cho doanh nghiệp và đóng BHXH từ tháng 10 năm 1997 đến nay (6/2016). Nay muốn nghỉ việc và nhận bảo hiểm một lần. Hỏi các khoản tôi được nhận là gì? Cám ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn trình bày, bạn làm việc cho doanh nghiệp và đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 10/1997 đến tháng 6/2016, căn cứ theo thông tin bạn trình bày bạn tham gia bảo hiểm xã hội được 17 năm 8 tháng, do vậy, khi nghỉ việc bạn sẽ được hưởng các khoản sau:
Thứ nhất, trợ cấp thất nghiệp
Tại Điều 46 Luật việc làm 2013 có quy định như sau:
Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Căn cứ the quy định trên, trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày bạn nghỉ việc, bạn sẽ phải làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp và nộp trực tiếp tại trung tâm dịch vụ việc làm. Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho bạn.
Thứ hai, trợ cấp thôi việc
Tại Điều 48 “Bộ luật lao động 2019” có quy định như sau:
Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Căn cứ theo quy định trên thì sau khi bạn nghỉ việc, người sử dụng lao động (doanh nghiệp nơi bạn làm việc) sẽ có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho bạn.
Thứ ba, hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Điều 1 Nghị quyết 93/2015/NQ-QH13 quy định về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Điều 1.
1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Căn cứ theo quy định trên, thì sau một năm nghỉ việc, bạn làm thủ tục để hưởng bảo hiểm một lần. Bạn chuẩn bị hồ sơ và nộp trực tiếp cho Cơ quan bảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm sẽ thực hiện chi trả bảo hiểm một lần cho bạn.
4. Trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau khi nghỉ việc
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Xin hỏi nay tôi làm công ty được hơn 6 năm và muốn hết năm 2016 nghỉ về làm công việc tại nhà và không tham gia bảo hiểm nữa. Vậy có được rút tiền bảo hiểm một lần không? Xin tư vấn giùm tôi! Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
… “
Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 hướng dẫn cụ thể về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.
… “
Như vậy, theo quy định trên nếu bạn muốn hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì bạn phải thuộc một trong các trường hợp trên.
Nếu bạn đáp ứng điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì bạn chuẩn bị hồ sơ gồm: Sổ bảo hiểm xã hội, Chứng minh thư nhân dân của bạn, Sổ hộ khẩu gia đình. Nộp tại Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
5. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi bị suy giảm khả năng lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi năm nay 48 tuổi, tôi đã chốt sổ BHXH với số năm đóng BH liên tục là 23 năm 4 tháng. Hiện tôi bị suy thận mãn đã 12 năm và đang lọc máu chu kỳ tại BV Giao thông vận tải TW. Nay bộ Y tế có Thông tư 14/2016 TT- BYT về chế độ thanh toán BH 1 lần đối với một số trường hợp, và phải giám định sức khỏe từ 81% trở mới đc hưởng chế độ thanh toán 1 lần. Vậy tôi xin hỏi: Tôi suy thận mãn, lọc máu chu kỳ, suy tim, cao huyết áp. Loãng xương, đau xương khớp, đi lại khó khăn……. thì tôi đi giám đinh sức khỏe liệu có đc trên 81% không? Nếu giám định đc thì tôi có đủ ĐK để xin thanh toán BHXH 1 lần không? Rất mong có phản hồi từ phía Công ty. Xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư 14/2016/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 4. Các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
1. Các bệnh quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội.
2. Các bệnh mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục.
Điều 5. Thẩm quyền xác định hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
1. Việc xác định các bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này phải được thực hiện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5 và 8 Điều 4 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế có phạm vi chuyên môn hoạt động phù hợp với nội dung xác định bệnh hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
2. Việc xác định mức suy giảm khả năng lao động quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này phải được thực hiện bởi Hội đồng giám định y khoa.
Điều 6. Giấy tờ xác định người bị bệnh được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
1. Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này cấp đối với trường hợp người mắc một trong các bệnh quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
2. Biên bản giám định y khoa theo mẫu số 2 quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này đối với người mắc một trong các bệnh quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này”.
Căn cứ vào quy định của Thông tư 14/2016/TT-BYT thì các bệnh mà có mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
Việc xác định mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục phải được thực hiện bởi Hội đồng giám định y khoa.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn, để xác định mức suy giảm khả năng lao động trong trường hợp của bạn phải do Hội đồng giám định y khoa xác định chứ công ty chúng tôi không thể xác định được mức quy giảm khả năng lao động này.
Nếu giám định được suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có khả năng hồi phục thì trường hợp của bạn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần.
6. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định mới nhất
Tóm tắt câu hỏi:
Cho mình hỏi tôi muốn biết số tiền được nhận trong 1 lần và thời gian nhận được tiền bảo hiểm trong bao lâu kể từ khi nộp hồ sơ? Tiền lương như sau:
+ 05/2014 đến 12/2014: lương 3.190.000
+ 01/2015 đến 05/2015: lương 3.320.000
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định bảo hiểm xã hội một lần như sau:
“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
[…]
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH “Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đóng bảo hiểm từ 05/2014 đến tháng 05/2015, tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn là 13 tháng, như vậy bạn sẽ được hưởng 3 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức bình quân tiền lương được tính như sau:
(8 x 3.190.000 + 5 x 3.320.000) / 13 = 3.240.000 đồng
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng: 3.240.000 x 3 = 9.720.000 đồng.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Thời gian giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 110. Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần
[…]
3. Trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động đủ điều kiện và có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ quy định tại Điều 109 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày đối kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả, giải quyết chế độ cho người có hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần.