Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội (theo khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014). Do đó, bảo hiểm xã hội là một trong những cách thức hiệu quả nhất giúp người lao động có được sự đảm bảo cho tương lai và đối phó với những tình huống phát sinh trong đời sống.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội thuộc về người lao động và người sử dụng lao động.
Tại Điều 5 Quyết định 959/QĐ-BHXH có quy định cụ thể về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động.
1. Đối với người lao động:
– Người lao động thuộc các trường hợp sau hằng tháng đóng bằng 8% mức liền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất:
+ Người làm việc theo
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018)
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH bắt buộc vào quỹ hưu trí và tử tuất, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nếu đã có quá trình tham gia BHXH bắt buộc thì mức đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; nếu người lao động chưa tham gia BHXH bắt buộc hoặc đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng đã hưởng BHXH một lần thì mức đóng bằng 22% của 02 lần mức lương cơ sở.
– Người lao động thuộc các trường hợp nêu trên nếu còn thiếu tối đa không quá 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng thì mức đóng hằng tháng bằng 22% mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của người lao động trước khi nghỉ việc (hoặc chết) vào quỹ hưu trí và tử tuất.
>>> Luật sư tư vấn pháp
2. Đối với người sử dụng lao động:
– Dựa trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, đơn vị hằng tháng đóng: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Mức đóng này áp dụng với các đơn vị sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động
+ Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ 01/01/2018)
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu
+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
– Đơn vị hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Như vậy, mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đã được quy định rất cụ thể, rõ ràng. Dựa vào các quy định trên, người lao động và đơn vị sử dụng lao động có căn cứ chính xác để tính khoản tiền mà mình phải nộp đồng thời xác định ai là người có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật.