Đối tượng, mức đóng, quyền lợi của bảo hiểm y tế tự nguyện mới nhất. Mức phí tham gia, mức đóng khi tham gia gia BHYT tự nguyên, bảo hiểm y tế theo hộ gia đình theo quy định mới nhất 2021.
Mục lục bài viết
1. Mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện theo quy định mới nhất
Hiện nay, việc tham gia bảo hiểm y tế đang trở nên phổ biến trong xã hội nhằm mang lại công bằng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người đặc biệt là những hộ nghèo, hộ cận nghèo và những vùng đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Bảo hiểm y tế do nhà nước thực hiện không nhằm mục đích lợi nhuận thể hiện tính nhân văn khi có sự sẻ chia giữa người khỏe mạnh với người ốm đau, tránh tình trạng lựa chọn ngược khi chỉ người hay đau ốm mới tham gia bảo hiểm y tế, gây áp lực đến sự cân bằng của Quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người dân có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện dưới hình thức hộ gia đình. Vậy mức đóng khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện như thế nào?
Tư vấn mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện, phí tham gia BHYT trực tuyến: 1900.6568
Thứ nhất, về mức đóng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
Theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 2 Nghị định 105/2014/NĐ-CP thì chi phí đóng bảo hiểm y tế cho tất cả thành viên trong 1 hộ gia đình được tính như sau:
” Người đầu tiên đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở hiện nay, người thứ 2, thứ 3, thứ 4 phải đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất và từ người thứ 5 trong hộ gia đình trở đi thì mức đóng bằng 40% người thứ nhất.”
Mức lương cơ sở hiện nay kể từ ngày 01/07/2018 (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 72/2018/NĐ-CP) là 1.390.000 đồng nên mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình thay đổi.
Ví dụ, bạn muốn mua bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 5 thành viên trong gia đình bạn với thời hạn là 1 năm thì mức đóng bạn phải nộp để mua bảo hiểm xã hội tự nguyện là:
+ Người thứ nhất phải đóng: 1.390.000đ x 4,5% x 12 = 750.600 đồng
+ Người thứ hai phải đóng: 70% x 750.600đ = 525.420 đồng
+ Người thứ ba phải đóng: 60% x 750.600đ = 450.360 đồng
+ Người thứ tư phải đóng: 50% x 750.600đ = 375.300 đồng
+ Cuối cùng người thứ năm phải đóng: 40% x 750.600đ = 300.240 đồng
Như vậy, tổng số tiền mà hộ gia đình bạn phải đóng là: 750.600 + 525.420 + 450.360 + 375.300 + 300.240 = 2.401.920 đồng.
Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 thì đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình đó là:
– Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu thường trú/ hoặc tạm trú (trừ đối tượng quy định theo Luật bảo hiểm y tế thuộc đối tượng đã tham gia Bảo hiểm y tế theo các nhóm khác và người đã khai báo tạm vắng).
– Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú – sổ KT3 (trừ đối tượng quy định theo Luật bảo hiểm y tế thuộc đối tượng đã tham gia Bảo hiểm y tế theo các nhóm khác).
Luật quy định như vậy là để các thành viên trong hộ gia đình có thể tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi một người nào đó bị bệnh tật,một người cần mua bảo hiểm y tế có nghĩa người đó đang có bệnh. Vậy thì những người khác phải giúp đỡ người thân của mình bằng việc tham gia bảo hiểm y tế. Đối với trường hợp trong hộ gia đình đã có cá nhân tham gia bảo hiểm y tế trước ngày 01/01/2015, nếu tiếp tục tham gia thì chỉ thực hiện cho bản thân người đó, những cá nhân còn lại trong hộ chưa tham gia bảo hiểm y tế, sau ngày 01/01/2015 khi tham gia thì bắt buộc thực hiện theo BHYT hộ gia đình.
Thứ hai, về nơi đăng ký tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
Người dân có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện tại:
– Đại lý bán bảo hiểm xã hội
– Cơ quan bảo hiểm xã hội của xã/ phường/ thị trấn nơi cư trú.
Thứ ba, về phương thức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện
Khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì người dân có thể đóng theo định kỳ 1 quý – 3 tháng, 2 quý – 6 tháng hoặc 1 năm – 12 tháng, người đại diện hộ gia đình trực tiếp nộp tiền đóng bảo hiểm y tế cho tổ chức Bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm y tế tại cấp xã. Đây là một giải pháp hữu ích để giúp những hộ gia đình gặp khó khăn về kinh tế khi họ không khả năng tài chính đóng phí bảo hiểm y tế 1 lần cho cả một năm thì có thể đóng thành nhiều đợt trong năm.
Thứ tư, về giấy tờ cần chuẩn bị khi mua bảo hiểm y tế tự nguyện
– Tờ khai tham gia BHYT (Mẫu A03-TS).
– Bản sao giấy tờ chứng minh được hưởng quyền lợi cao hơn (thương binh…).
– Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc giấy đăng ký tạm trú (sổ KT3) đối với trường hợp tham gia theo hộ gia đình được giảm mức đóng bảo hiểm y tế.
Các bước mua bảo hiểm y tế tự nguyện tại xã, phường/ thị trấn nơi cư trú và đại lý bảo hiểm xã hội
– Bước 1 : Xuất trình giấy chứng minh nhân, hộ khẩu hoặc giấy tạm trú
– Bước 2 : Ghi các thông tin về cá nhân vào tờ khai theo mẫu 01-BHYTTN. .
– Bước 3 : Nộp tờ khai và tiền phí bảo hiểm y tế cho đại lý thu hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội xã, phường nơi cư trú.
Sau 10 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, ngành Y tế đã và đang có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân, cải cách thủ tục hành chính và cung cấp những dịch vụ y tế tiến tới sự hài lòng của người bệnh. Kinh tế – xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng được nâng lên; điều này cũng đồng nghĩa với việc, người dân khó có thể tránh khỏi nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác nhau.
Thực tế cho thấy, số người mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư ngày càng nhiều, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người dân rất ít có cơ hội khám bệnh định kỳ. Vì thế, hơn lúc nào hết, người dân cần nhận thức rõ được lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế, giúp hạn chế rủi ro về tài chính cho bản thân, gia đình mình, đồng thời chia sẻ bớt khó khăn cho cộng đồng nếu một ai đó không may mắc bệnh.
2. Đối tượng được tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện mới nhất
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nhằm duy trì và phát triển quỹ phúc lợi xã hội. Hiện nay, bảo hiểm y tế đang mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho người dân qua đó có thể giúp các gia đình có thu nhập thấp (nói chính xác hơn các hộ nghèo, cận nghèo) khi chẳng may mắc bệnh ốm đau được khám, chữa bệnh một cách kịp thời. Ngoài những đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người dân có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện dưới hình thức hộ gia đình. Việc tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình sẽ góp phần hướng đến mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định.
Thứ nhất, về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện
Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 ngoài 5 nhóm đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế, pháp luật có khuyến khích việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện dưới hình thức hộ gia đình. Đây là nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế ở mức thấp, đa số người tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế là những người mắc các bệnh hiểm nghèo, các bệnh mãn tính, các bệnh có chi phí điều trị cao.
Căn cứ tại khoản 5 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 thì nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình trừ các đối tượng sau:
+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
+ Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng
+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
Thông thường, đối tượng chính của bảo hiểm y tế tự nguyện dưới hình thức hộ gia đình là:
– Toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu (trừ đối tượng quy định theo Luật bảo hiểm y tế thuộc đối tượng đã tham gia Bảo hiểm y tế theo các nhóm khác và người đã khai báo tạm vắng).
– Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú (trừ đối tượng quy định theo Luật bảo hiểm y tế thuộc đối tượng đã tham gia Bảo hiểm y tế theo các nhóm khác).
Theo đó, thành viên trong hộ gia đình có thể mua bảo hiểm y tế cho người cao tuổi, người ốm đau, bệnh tật, sinh con hay bất kỳ sự cố gì xảy ra mà phải nhập viện nhưng chưa có bảo hiểm y tế bắt buộc. Nếu như trước đây, một cá nhân có thể tự mình mua bảo hiểm y tế tự nguyện nhưng đến thời điểm hiện tại khi tham gia bắt buộc là 100% thành viên trong hộ gia đình. Luật quy định như vậy là để các thành viên trong gia đình có trách nhiệm tương trợ lẫn nhau và giảm bớt áp lực về tiền viện phí.
Đối với trường hợp hộ gia đình đã có người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện trước ngày 01/01/2015, nếu tiếp tục tham gia thì thực hiện theo cá nhân người đó, những người còn lại trong hộ gia đình chưa tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện khi tham gia bắt buộc phải theo hộ gia đình.
Như vậy, từ ngày 01/06/2016 trở đi nếu muốn tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện thì tham gia theo hình thức hộ gia đình.Nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện là những người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú trừ trường hợp đã khai báo tạm vắng.
Giả sử trong gia đình bạn có 4 người gồm bố mẹ, bạn và em bạn trong đó bạn đang đóng bảo hiểm y tế tại công ty còn em bạn đang là học sinh. Bố mẹ bạn hiện nay vẫn chưa có bảo hiểm y tế.Căn cứ theo Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 thì bạn và em bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Nếu bố mẹ bạn muốn tham gia bảo hiểm y tế thì sẽ tham gia theo hình thức hộ gia đình để đảm bảo quyền lợi khi đi khám, chữa bệnh.
Thực tế cho thấy, khi quy định về điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo hướng tính đúng, tính đủ các chi phí khám, chữa bệnh có hiệu lực, nếu không có thẻ bảo hiểm y tế, người bệnh sẽ phải chịu chi phí khám, chữa bệnh cao có khi còn vượt quá khả năng, điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình.Mọi người dân đều có quyền thụ hưởng những thành tựu của y học trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện kinh tế để chi trả cho các dịch vụ khám chữa bệnh. Khi một người ốm đau và phải điều trị tại các cơ sở y tế, nhất là đối với trường hợp mắc bệnh nặng thì chi phí khám, chữa bệnh, ăn, ở, đi lại là rất lớn. Trong lúc họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động thì bảo hiểm y tế tự nguyện chính là một giải pháp cực kỳ hữu hiệu để giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho người bệnh.
Theo Thông tư số 02/2017 của Bộ Y tế, từ ngày 1/6/2017, giá của hàng nghìn dịch vụ y tế sẽ tăng từ 2 – 3 lần so với mức cũ. Cùng với đó, những bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ được chi trả cao hơn, từ 80 – 100%. Và, do đó những người không tham gia bảo hiểm y tế vẫn sẽ phải chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện. Hiện nay, số người mắc các bệnh hiểm nghèo như ung thư ngày càng nhiều, nhất là ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người dân rất ít có cơ hội khám bệnh định kỳ. Như vậy, hơn lúc nào hết, mọi người nên tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện để hạn chế rủi ro về tài chính cho bản thân, gia đình đồng thời chia sẻ bớt khó khăn cho xã hội nếu một người nào đó không may mắc bệnh.
Khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, người dân sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi như: được cấp thẻ bảo hiểm y tế,lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh theo quy định; được khám chữa bệnh và thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế; được yêu cầu giải đáp các thắc mắc đến các tổ chức y tế, cơ sở khám chữa bệnh có liên quan; có quyền khiếu nại tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm y tế…
Thứ hai,về hồ sơ mua bảo hiểm y tế tự nguyện bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký mua bảo hiểm y tế.
+ Bản sao các giấy tờ chứng minh quyền lợi như thương binh, bệnh binh, người có công,…
+ Bản sao sổ hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú (KT3) đối với những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được giảm mức phí đóng bảo hiểm.
Thứ ba,về trình tự, thủ tục đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện
Bước 1: Người đăng ký mua bảo hiểm y tế tự nguyện xuất trình chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu hoặc giấy tạm trú.
Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin về các nhân vào tờ khai theo mẫu tại đại lý bán bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn chọn mua
Bước 3: Nộp tờ khai và tiền phí bảo hiểm cho cơ quan hoặc đại lý bảo hiểm. Sau 10 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ bạn sẽ được giải quyết và cấp thẻ bảo hiểm.
Dịch vụ pháp lý của Dương Gia
– Tư vấn về mức đóng bảo hiểm y tế tự nguyện năm 2020.
– Tư vấn về quyền lợi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
– Tư vấn về cách xác định thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế mới nhất.
– Tư vấn về trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm y tế.
3. Các quyền lợi được hưởng, mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện
Bảo hiểm y tế tự nguyện là hình thức bảo hiểm do nhà nước thực hiện không vì mục đích lợi nhuận qua đó mọi người dân có thể tham gia để được chăm sóc sức khỏe khi ốm đau, bệnh tật từ quỹ bảo hiểm y tế. Hiện nay, bảo hiểm y tế tự nguyện được nhiều người dân quan tâm. Trong bài viết này, Luật Dương Gia sẽ sơ bộ giải đáp các thắc mắc về việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
Thứ nhất về quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện:
Theo quy định của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 thì người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện sẽ theo hình thức hộ gia đình. Khác với trước đây, một cá nhân trong hộ gia đình có thể mua riêng nhưng hiện tại thì tất cả các thành viên trong hộ đều phải mua (trừ những cá nhân đã có bảo hiểm y tế bắt buộc). Người dân khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi giống như khi tham gia bảo hiểm y tế. Người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con. Quỹ bảo hiểm y tế có thể chi trả tới 80% chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế và bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế chỉ cần thực hiện việc cùng chi trả 20% chi phí. Nếu gia đình có nhiều thành viên tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế thì chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế càng giảm. Người dân khi tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình có thể đóng định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng. Đây là một giải pháp hữu hiệu để giúp những hộ gia đình gặp khó khăn về kinh tế khi họ không đủ tiền đóng phí bảo hiểm y tế cho cả một năm thì có thể đóng thành nhiều đợt trong năm. Việc tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện sẽ là một giải pháp để giảm bớt gánh nặng tài chính khi ốm đau bệnh tật nhất là những người mắc bệnh hiểm nghèo, ung thư, các gia đình gặp điều kiện kinh tế khó khăn. Tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện còn thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân và gia đình đối với xã hội, thể hiện tinh thần tương thân tương ái tốt đẹp giữa các thành viên trong xã hội. Pháp luật bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người dân khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
Thứ hai về mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện:
Căn cứ theo khoản 1,2,3 điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 thì người dân khi tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hình thức hộ gia đình được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với mức hưởng như sau:
+ Trường hợp khám, chữa bệnh đúng nơi đăng ký ban đầu được ghi trên thẻ bảo hiểm y tế hoặc chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện trong phạm vi cả nước thì sẽ được chi trả 80%.
+ Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.
+ Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng cụ thể như sau trừ trường hợp quy định tại khoản 5 của
– Trường hợp khám bệnh,chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% của 80% chi phí điều trị nội trú tức là 32% còn nếu điều trị ngoại trú thì không được hưởng.
– Trường hợp khám bệnh,chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% của 80% chi phí điều trị nội trú tức là 48% còn nếu điều trị ngoại trú thì không được hưởng.
+ Trường hợp cấp cứu , người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình được thẻ bảo hiểm y tế cùng với các giấy tờ tùy thân và có ảnh trước khi ra viện để hưởng quyền lợi
+ Trường hợp chuyển tuyến điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện phải có hồ sơ chuyển viện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện theo hộ gia đình có nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu là huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng. Bà A phải đi cấp cứu do bị viêm ruột thừa và phải mổ tại bệnh viện tuyến tỉnh tại Hà Nội.
+ Trong trường hợp có xác nhận của bác sỹ là thuộc trường hợp cấp cứu trong hồ sơ bệnh án thì bà A được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh nằm trong mục chi trả của bảo hiểm y tế.
+ Trong trường hợp không có xác nhận của bác sỹ là thuộc trường hợp cấp cứu và điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh tại Hà Nội thì bà A được hưởng 48% nếu điều trị nội trú và ngoại trú thì không được bảo hiểm y tế.
Đường dây nóng
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật mà mức hưởng bảo hiểm y tế tự nguyện sẽ khác nhau. Tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của mỗi cá nhân để đảm bảo quyền lợi được chăm sóc sức khỏe tốt nhất.