Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Tư vấn pháp luật

Bảo hiểm tai nạn lao động là gì? Mức đóng và mức hưởng?

  • 16/10/202216/10/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    16/10/2022
    Tư vấn pháp luật
    0

    Bảo hiểm tai nạn lao động là gì? Bảo hiểm tai nạn lao động tiếng Anh là gì?  Mức đóng và mức hưởng bảo hiểm tai nạn lao động?

      Quy định về bảo hiểm tai nạn lao động là quy định đmả bảo quyền lợi cho người lao động trong các trường hợp không may xảy ra và để đảm bảo cho người lao động các điều kiện tốt nhất trong những trường hợp xấu. Không những với người lao động mà phía bên người sử dụng lao động cũng được đảm bảo một số quyền lợi cơ bản. Vậy để hiểu thêm về bảo hiểm tai nạn lao động là gì? Mức đóng và mức hưởng bảo hiểm tai nạn lao động hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.

      Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?
      • 2 2. Bảo hiểm tai nạn lao động tiếng Anh là gì?
      • 3 3. Mức đóng và mức hưởng của bảo hiểm tai nạn lao động:
        • 3.1 3.1. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động:
        • 3.2 3.2. Mức hưởng của bảo hiểm tai nạn lao động:

      1. Bảo hiểm tai nạn lao động là gì?

      Bảo hiểm tai nạn người lao động là gói bảo hiểm nhằm chi trả và bồi thường cho người lao động bị thương tật, tai nạn trong quá trình lao động và gói bảo hiểm này nhằm trợ cấp y tế, thay thế tiền lương để người lao động có thể đảm bảo an toàn cho bản thân họ và để họ không yêu cầu khởi kiện người sử dụng lao động về những tai nạn, sự việc sơ xuất trong quá trình lao động

      Hợp đồng bảo hiểm tai nạn lao động này nhằm bảo vệ cho cả người lao động lẫn người sử dụng người lao động. Bởi người được lao động sẽ được đảm bảo và bảo vệ quyền lợi của mình cũng như được chi trả những chi phí y tế, điều trị khi có tai nạn xảy ra. Còn người sử dụng lao động đã có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi và đảm bảo an toàn cho người lao động và tránh được những vụ khởi kiện có thể xảy ra

      Chính vì thế, hầu hết các doanh nghiệp, công ty nhất là những công ty trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp đều được yêu cầu mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động, công nhân

      Trên thực tế cũng sẽ có không ít những trường hợp hậu quả của tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm bị trầm trọng hơn do bệnh tật hoặc tàn tật có sẵn của người được bảo hiểm hoặc do điều trị tương tật không kịp thời theo chỉ định của bác sĩ hoặc không theo chỉ dẫn, chỉ định của bệnh viện/ cơ sở y tế, thì Bảo hiểm sẽ chi trả tiền bảo hiểm thương tật do hậu quả của tai nạn trước thời điểm bị trầm trọng hơn như đối với loại vết thương tương tự ở người có sức khỏe bình thường được điều trị một cách hợp lý.

      2. Bảo hiểm tai nạn lao động tiếng Anh là gì?

      Bảo hiểm tai nạn lao động tiếng Anh là ” occupational accident insurance”.

      3. Mức đóng và mức hưởng của bảo hiểm tai nạn lao động:

      3.1. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động:

      Căn cứ dựa theo quy định tại hướng dẫn tại Điều 4 Nghị định 58/2020/NĐ-CP, hằng tháng, người sử dụng lao động phải đóng vào Qũy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức sau:

      * Hầu hết trường hợp:

      Xem thêm: Mức đóng, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội năm 2022: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

      Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,5 % x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

      Các doanh nghiệp nếu đủ điều kiện đóng vào Qũy tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn, có văn bản đề nghị gửi tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và được chấp nhận:

      Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,3 % x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

      Trường hợp sử dụng người lao động là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí:

      Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = 0,5 x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

      Như vậy dựa trên đây ta thấy với mức đóng được quy định rất cụ thể tại 03 rường hợp tương đương từ 0,3 tới 0,5 % để được hưởng các mức đóng này dự phòng những tai nạn thì cần thực hiện tuân thủ quy định về mức đóng này.

      3.2. Mức hưởng của bảo hiểm tai nạn lao động:

      Trường hợp người lao động đủ điều kiện, hồ sơ để hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp như sau:

      Do người sử dụng lao động chi trả

      Xem thêm: Bảo hiểm y tế: Mức đóng, mức hưởng, điều kiện hưởng mới nhất

      Theo quy định hiện hành, khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm thanh toán các khoản tiền sau:

      – Thanh toán chi phí y tế, từ khi người lao động sơ cứu, cấp cứu cho đến khi tình trạng của người bệnh được điều trị ổn định.

      + Trường hợp người lao động sơ cứu, cấp cứu thì người sử dụng lao động tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và sau đó tiến hành điều trị cho  người lao động bị tai nạn khi làm việc.

      + Người sử dụng lao động phải thanh toán các khoản phí khám chữa bệnh như sau:

      > Thanh toán bảo hiểm y tế.

      > Trả các khoản phí giám định sức khỏe cho người lao động nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới 5%.

      > Nếu người lao động không tham gia bảo hiểm y tế thì người sử dụng lao động phải thanh toán toàn bộ các khoản phí.

      – Tiền lương: trong thời gian người lao động nghỉ để điều trị, phục hồi, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả toàn bộ tiền lương cho người lao động.

      Xem thêm: Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động? Nghỉ tai nạn hưởng lương thế nào?

      – Tiền bồi thường nếu tai nạn lao động không phải lỗi của người lao động:

      + Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5 – 10%: bồi thường ít nhất 1,5 tháng lương.

      + Từ 11 – 80%: cứ tăng 1% được bồi thường thêm 0,4 tháng lương.

      + Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên thì phải bồi thường ít nhất 30 tháng lương. Trường hợp người lao động bị chết thì bồi thường cho thân nhân của họ.

      – Nếu tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì phải bồi thường tối thiểu 40% các mức nêu trên, tương ứng với từng mức suy giảm khả năng lao động của người lao động.

      Sau khi người lao động điều trị, phục hồi chức năng, nếu vẫn còn nguyện vọng tiếp tục làm việc thì người sử dụng lao động phải bố trí, sắp xếp công việc phù hợp.

      Do quỹ tai nạn lao động chi trả

      Tùy thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động, người lao động sẽ được hưởng các chế độ khác nhau theo quy định hiện hành của bảo hiểm xã hội. Cụ thể như sau:

      Xem thêm: Mức đóng, phí tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình mới nhất

      – Nếu người lao động bị suy giảm từ 5 – 30% khả năng lao động thì được hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp trợ cấp 1 lần:

      + Suy giảm khả năng lao động 5% được hưởng 5 lần mức lương cơ sở hiện hành.

      + Từ 6 – 30% thì cứ giảm 1% tiếp theo được thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

      + Đặc biệt, người lao động sẽ được hưởng thêm các khoản trợ cấp, tùy theo số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Thời gian tham gia càng lâu thì trợ cấp càng nhiều. Cụ thể, nếu người lao động đóng bảo hiểm dưới 1 năm thì được thêm 0,5 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được công thêm 0,3 tháng. Mức trợ cấp được tính theo lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

      – Nếu người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng:

      + Nếu bị suy giảm 31% khả năng lao động, người lao động được hưởng 30% lương cơ sở. Cứ thêm 1 % suy giảm thì được +2% mức lương cơ sở.

      + Người lao động sẽ được hưởng thêm các khoản trợ cấp, tùy theo số năm tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động đóng bảo hiểm dưới 1 năm thì được thêm 0,5%. Sau đó, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được công thêm 0,3% mức tiền lương tháng. Mức trợ cấp được tính theo lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

      Ngoài ra, khi hưởng chế độ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, người lao động còn được hỗ trợ thêm các khoản:

      Xem thêm: Chế độ trợ cấp tai nạn lao động? Cách nhận tiền bảo hiểm tai nạn?

      – Tiền mua phương tiện trợ giúp cho quá trình sinh hoạt hoặc dụng cụ chỉnh hình (theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền)

      – Người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và bị liệt, mù cả 2 mắt hoặc cụt chân/tay, bị tâm thần thì được trợ cấp hàng tháng theo mức lương cơ sở (năm 2021 là 1,49 triệu đồng).

      – Nếu người lao động không qua khỏi, người thân của họ sẽ được trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở (36 x 1.490.000 = 53.640.000)

      – Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sau quá trình điều trị: mức trợ cấp được tính theo ngày, bằng 30% mức lương cơ sở. Nếu người lao động suy giảm 51% khả năng lao động trở lên, được hỗ trợ tối đa 10 ngày. Từ 31 – 50% được tối đa 7 ngày và từ 15 – 30% được tối đa 5 ngày.

      – Sau khi trở lại làm việc, nếu có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, người lao động sẽ được hỗ trợ tiền học phí, mức hỗ trợ tối đa là 50% tiền học, không quá 15 lần mức lương cơ sở. Khoản hỗ trợ này được hỗ trợ tối đa 01 lần/năm và mỗi người được hỗ trợ tối đa 02 lần. (Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động  từ 31% trở lên)

      Như vậy căn cứ dựa trên các quy định này chung ta có thể hiểu pháp luật quy định rất rõ ràng đối với những trường hợp bị tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Có nghĩa rằng tai nạn trong lao động, trong quá trình thực hiện công vụ liên quan cũng được coi là tai nạn lao động (tai nạn giao thông trên đường đi làm cũng được coi là tai nạn lao động).

      Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung “Bảo hiểm tai nạn lao động là gì? Mức đóng và mức hưởng” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiên hành. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hưu ích đối với bạn đoc.

        Xem thêm: Đối tượng tham gia, mức đóng và quyền lợi bảo hiểm xã hội tự nguyện

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Bảo hiểm tai nạn lao động

        Mức đóng


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Bảo hiểm tai nạn hành khách là gì? Đặc điểm, quyền và nghĩa vụ các bên?

        Bảo hiểm tai nạn hành khách là gì? Đặc điểm của bảo hiểm tai nạn hành khách? Quyền và nghĩa vụ của các bên bảo hiểm tai nạn hành khách? Ý nghĩa của bảo hiểm tai nạn hành khách?

        Quy định về mức đóng và sử dụng quỹ phòng, chống thiên tai

        Về Quỹ phòng, chống thiên tai? Nguồn tài chính của Quỹ phòng, chống thiên tai? Mức đóng bắt buộc vào Quỹ phòng, chống thiên tai? Sử dụng quỹ phòng, chống thiên tai?

        Mức đóng, phương thức và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

        Quy định về trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế của các đối tượng? Đối tượng tham gia và mức đóng bảo hiểm y tế? Phương thức đóng bảo hiểm y tế?

        Quy định về mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình mới nhất hiện nay

        Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là gì? Mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình tiếng anh là gì? Quy định về mức đóng bảo hiểm y tế theo hộ gia đình 2021? Thủ tục mua Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình?

        Mức đóng kinh phí công đoàn? Kinh phí công đoàn có bắt buộc không?

        Mức đóng kinh phí công đoàn? Kinh phí công đoàn có bắt buộc không? Phương thức và nguồn đóng kinh phí công đoàn. Chế tài xử lý khi vi phạm quy định về đóng phí công đoàn.

        Các loại trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động 2023

        Khi bị tai nạn lao động người lao động sẽ bị mất hoặc giảm thu nhập từ lao động. Để hỗ trợ người lao động, ngoài tiền bồi thường và chi phí điều trị do người sử dụng lao động chi trả, lao động bị tai nạn lao động còn được nhận trợ cấp từ việc tham gia bảo hiểm.

        Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động? Nghỉ tai nạn hưởng lương thế nào?

        Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động? Nghỉ tai nạn hưởng lương thế nào? Mức hưởng, hồ sơ xin hưởng chế độ tai nạn lao động.

        Mức đóng, phí tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình mới nhất

        Mức đóng, phí tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình mới nhất năm 2021. Mức phí tham gia, số tiền phải đóng khi tham gia BHYT dành cho hộ gia đình theo quy định mới nhất 2021.

        Đối tượng, mức đóng, quyền lợi của bảo hiểm y tế tự nguyện mới nhất

        Đối tượng, mức đóng, quyền lợi của bảo hiểm y tế tự nguyện mới nhất. Mức phí tham gia, mức đóng khi tham gia gia BHYT tự nguyên, bảo hiểm y tế theo hộ gia đình theo quy định mới nhất 2021.

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ