Đối tượng tham gia, mức đóng bảo hiểm y tế mới nhất năm 2021. Mức đóng, phí tham gia BHYT cho từng đối tượng tham gia cụ thể theo quy định mới nhất năm 2021.
Bảo hiểm y tế ra đời nhanh chóng trở thành một chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc. Bảo hiểm Y tế là một mảng lớn trong hệ thống Bảo hiểm Xã hội cũng như trong hệ thống An sinh Xã hội của mỗi quốc gia. Từ lâu nó đã được coi là 1 phần không thể thiếu trong đời sống của mỗi người, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà mức sống của người dân Việt Nam ngày càng được nâng cao thì nhu cầu về chăm sóc sức khỏe là một nhân tố không thể thiếu.
Chính sách bảo hiểm y tế là những quy định của Nhà nước về đối tượng, điều kiện và quyền lợi khi tham gia Bảo Hiểm Y Tế và trách nhiệm của các tổ chức có liên quan tới việc chăm sóc sức khỏe nhân dân nhằm tạo cơ hội và điều kiện cho tất cả các thành viên trong xã hội tiếp cận với dịch vụ y tế một cách thuận lợi, bình đẳng và có chất lượng dựa theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít, chia sẻ rủi ro giữa các thành viên trong xã hội khi ốm đau và bảo vệ họ không bị rơi vào tình trạng khó khăn nghèo đói.
Tư vấn đối tượng tham gia, mức đóng bảo hiểm y tế trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Sau đây, đội ngũ Luật gia, Luật sư của Công ty Luật Dương Gia xin phân tích, làm rõ những vấn đề về đối tượng tham gia, mức đóng đóng bảo hiểm y tế mới nhất.
Thứ nhất, về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:
Căn cứ theo quy định tại Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.
“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
a) Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
c) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
a) Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;
b) Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
c) Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;
d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
đ) Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;
e) Trẻ em dưới 6 tuổi;
g) Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
i) Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;
l) Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
m) Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;
n) Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên.
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Chính phủ quy định các đối tượng khác ngoài các đối tượng quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này; quy định việc cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với đối tượng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý và đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này; quy định lộ trình thực hiện bảo hiểm y tế, phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng phần kinh phí dành cho khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế, giám định bảo hiểm y tế, thanh toán, quyết toán bảo hiểm y tế đối với các đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.”
Chúng tôi chia đối tượng của chính sách bảo hiểm y tế làm ba loại là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Nhà nước đóng và đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.
– Đối tượng áp dụng bảo hiểm y tế bắt buộc đồng thời cũng là đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội bắt buộc và những người hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.
– Đối tượng được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế là đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi người có công, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo theo quy định của Nhà nước trong từng thời kỳ.
– Đối tượng áp dụng bảo hiểm y tế tự nguyện là tất cả công dân không nằm trong hai loại bắt buộc và Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế nêu trên.
Có thể thấy, đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càng mở rộng, loại hình bảo hiểm y tế ngày càng đa dạng, người dân ngày càng ý thức được trách nhiệm đóng góp của mình để đảm bảo chăm sóc sức khỏe với chất lượng tốt. Theo Luật bảo hiểm y tế và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật bảo hiểm y tế quy định đối tượng có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế và lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Với mỗi nhóm đối tượng, mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế, cũng như sự hỗ trợ của nhà nước được quy định cụ thể.
Thứ hai, quy định về mức đóng bảo hiểm y tế:
Căn cứ Điều 13 Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng như sau:
“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
a) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
b) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;
c) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
d) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
đ) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;”
Ngoài ra, tại Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế có quy định cụ thể như sau:
“Điều 2. Mức đóng bảo hiểm y tế
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
b) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
c) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
d) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với đối tượng quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế và đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
đ) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
e) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với đối tượng quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và Điểm n Khoản 3; Khoản 4 và Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế và đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định này.
g) Mức đóng của tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.”
Mức đóng bảo hiểm y tế được hiểu là mức phí mà người tham gia (Nhà nước, người sử dụng lao động, người lao động) phải trả (đóng, nộp) cho cơ quan bảo hiểm y tế để được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế. Theo quy định ở trên mức đóng bảo hiểm y tế được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của mức tiền lương, tiền công của người lao động hoặc căn cứ vào mức lương tối thiểu do nhà nước ban hành, các đối tượng khác nhau thì quy định tỷ lệ (%) nộp bảo hiểm y tế cũng khác nhau.
Căn cứ để đóng bảo hiểm y tế chủ yếu căn cứ vào tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp và mức lương tối thiểu do nhà nước quy định từng giai đoạn cụ thể:
– Nhóm người lao động và người sử dụng lao động: Mức đóng 4,5% tiền lương tiền công trong đó (người lao động đóng 1,5%, người sử dụng lao động đóng 3%)
– Nhóm người được cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội đóng toàn bộ: Mức đóng bằng 4,5% tiền lương, tiền trợ cấp.
– Nhóm được Ngân Sách Nhà Nước đóng toàn bộ: Mức đóng bằng 4,5% lương tối thiểu.
– Nhóm được Ngân Sách Nhà Nước hỗ trợ một phần mức đóng: Đối với hộ cận nghèo mức đóng bằng 4,5% lương tối thiểu được Ngân Sách Nhà Nước hỗ trợ 70% mức đóng; Học Sinh Sinh Viên có mức đóng bằng 3% lương tối thiểu được Ngân Sách Nhà Nước hỗ trợ 30% mức đóng.
– Nhóm người tham gia Bảo Hiểm Y Tế tự nguyện: Có mức đóng bằng 4,5% lương tối thiểu do người tham gia đóng.
Các lưu ý về mức đóng bảo hiểm y tế từ ngày 1/7/2018.
Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội sẽ có những thay đổi về số tiền đóng bảo hiểm từ 1/7/2018 bởi mức lương cơ sở tăng từ 1.300.000đ/ 1 tháng lên thành 1.390.000đ/ 1 tháng. Do đó số tiền đóng bảo hiểm y tế sẽ có một số thay đổi để phù hợp với mức lương cơ sở mới. Cụ thể:
Một là số tiền đóng bảo hiểm y tế đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là 1.390.000đ x 4,5%, tức là 62.550đ/ 1 tháng.
Hai là số tiền đóng bảo hiểm y tế đối với các đối tượng khác hưởng tiền lương theo Nhà nước quy định, lương cùng các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở là 1.390.000đ/ 1tháng x 4,5%.
Ba là mức đóng Bảo Hiểm Y Tế theo hộ gia đình thay đổi:
+ Người thứ 1: 750.600 đồng/năm
+ Người thứ 2: 525.420 đồng/năm
+ Người thứ 3: 450.360 đồng/năm
+ Người thứ 4: 375.300 đồng/năm
+ Người thứ 5 trở đi: 300.240 đồng/năm
Mục lục bài viết
- 1 1. Mức đóng bảo hiểm y tế mới nhất
- 2 2. Nguyên tắc và mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định mới
- 3 3. Chính sách hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế của Nhà nước
- 4 4. Mức đóng bảo hiểm y tế cho chuyên gia nước ngoài
- 5 5. Mức đóng bảo hiểm y tế trong Bộ Quốc phòng
- 6 6. Mức đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài
1. Mức đóng bảo hiểm y tế mới nhất
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!
Tôi được biết là mức đóng bảo hiểm y tế từ 1/1/2015 đã thay đổi, cụ thể về mức đóng đối với người nghỉ chế độ thai sản. Vậy luật sư cho tôi biết khi nghỉ chế độ thai sản thì tôi phải đóng bao nhiêu %?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Nghị định 105/2014/NĐ-CP như sau:
Điều 2. Mức đóng bảo hiểm y tế
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản;
Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
Người lao động trong thời gian được cử đi học tập hoặc công tác tại nước ngoài thì không phải đóng bảo hiểm y tế; thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế cho đến ngày có quyết định trở lại làm việc của cơ quan, tổ chức cử đi;
Người lao động trong thời gian đi lao động tại nước ngoài thì không phải đóng bảo hiểm y tế; trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia bảo hiểm y tế thì toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia bảo hiểm y tế được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.
Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm nếu không tham gia bảo hiểm y tế theo các nhóm khác, thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
b) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
c) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
d) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với đối tượng quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế và đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
đ) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.
e) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với đối tượng quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m và Điểm n Khoản 3; Khoản 4 và Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế và đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định này.
Trường hợp trẻ em đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến ngày 30 tháng 9 của năm đó mà không phải đóng bảo hiểm y tế.
g) Mức đóng của tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Đối với hộ gia đình được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng giảm trừ mức đóng theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều này.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, cơ quan, tổ chức có liên quan trình Chính phủ điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế.
Như vây, căn cứ theo quy định nêu trên thì người nghỉ chế độ thai sản sẽ phải đóng 4.5% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản.
2. Nguyên tắc và mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo quy định mới
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của pháp luật để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Theo đó từ ngày 1/1/2015 pháp luật về bảo hiểm y tế đưa ra quy định mới về nguyên tắc và mức đóng bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình. Theo đó Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) sẽ bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú. Trong đó những đối tượng đã tham gia bảo hiểm khác sẽ được trừ ra ( đã đóng bảo hiểm theo nhóm khác).
Về nguyên tắc đóng và mức đóng được quy định chi tiết tại Nghị định 105/2014/NĐ-CP
+ Về nguyên tắc:
Yêu cầu tất cả các đối tượng trong hộ gia đình tham gia
+ Về mức đóng :
+ Người thứ nhất: Đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
+ Người thứ 2: Đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
+ Người thứ 3: Đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
+ Người thứ 4: Đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
+ Người thứ 5 trở đi: Đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
3. Chính sách hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế của Nhà nước
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi mua bảo hiểm y tế hơn 500 ngàn mà con trai tôi học đại học nộp hơn 300 ngàn. Vậy có phải do ở quê nên họ thu đắt ăn lãi không ạ?
Luật sự tư vấn:
Theo quy định tại Thông tư liên tịch 41/2014-TTLT-BYT-BTC thì:
4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:
a) Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
b) Học sinh, sinh viên là những người đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
c) Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình.
Theo quy định thì học sinh, sinh viên là những người đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là đối tượng được nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm. Như vậy, con của bạn sẽ đóng mức đã bao gồm tiền hỗ trợ, còn bạn nếu không thuộc đối tượng hỗ trợ thì sẽ không được hưởng mức ưu đãi.
4. Mức đóng bảo hiểm y tế cho chuyên gia nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vấn đề cần được luật sư tư vấn: công ty tôi là công ty xây dựng trong Quận 1-thành phố Hồ Chí Minh, công ty tôi có một chuyên gia ở Nhật Bản trả lương 50 triệu/tháng. Tôi xin hỏi là công ty tôi đóng bảo hiểm y tế cho người đó trên mức 50 triệu/tháng có được không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Công văn 3104/2009/BHXH-PTHU ngày 23 tháng 10 năm 2009 thì:
1. Thu BHYT đối với người lao động là người nước ngoài:
Kể từ 01/10/2009, người lao động là người nước ngoài (sau đây gọi tắt là NLĐNN) làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp (gọi chung là đơn vị) là đối tượng có trách nhiệm đóng BHYT (quy định tại điểm a khoản 1 điều 1 Thông tư Liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của Liên Bộ Y tế – Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT).
– Mức đóng BHYT cho NLĐNN là 3% tiền lương, tiền công tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2%, người lao động đóng 1%. Kể từ ngày 01/01/2010, mức đóng BHYT là 4,5% tiền lương, tiền công, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%, người lao động đóng 1,5%.
– Tiền lương, tiền công đóng BHYT là mức tiền lương, tiền công tháng ghi trên hợp đồng lao động. Trường hợp mức tiền lương, tiền công này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
– Người lao động nước ngoài có tiền lương, tiền công ghi trên hợp đồng lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tính tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 6 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề.
– Người sử dụng lao động và NLĐNN đóng BHYT theo phương thức 6 tháng hoặc 01 năm một lần, theo chu kỳ gia hạn thẻ BHYT của những người lao động khác trong đơn vị.
Theo quy định này tiền lương, tiền công đóng BHYT là mức tiền lương, tiền công tháng ghi trên hợp đồng lao động. Tuy nhiên, nếu mức tiền lương, tiền công này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHYT bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
Mặt khác, theo Nghị quyết 99/2015/NQ-QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2015 thì:
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 30 tháng 4 năm 2016, tiếp tục thực hiện mức điều chỉnhđối với các đối tượng được quy định tại Nghị quyết số 78/2014/QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội. Từ ngày 01 tháng 5 năm 2016, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng /tháng (tăng khoảng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng; riêng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như đã thực hiện năm 2015. Giao các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao tự cân đối để bố trí nguồn tăng lương. Ngân sách trung ương hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương nghèo, ngân sách khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định này, mức lương tối thiểu chung đã tăng lên mức 1.210.000 đồng và 20 tháng mức lương tối thiểu chung sẽ tương ứng với 24.200.000 đồng. Như vậy, phía công ty bạn sẽ đóng bảo hiểm y tế cho người lao động ứng với mức 24.200.000 là tối đa.
5. Mức đóng bảo hiểm y tế trong Bộ Quốc phòng
Tóm tắt câu hỏi:
Sắp tới ngày 01/01/2016 tôi sẽ ký kết hợp đồng lao động có xác định thời hạn 3 năm trong Bộ quốc phòng. Hiện tại tôi đang thắc mắc là bên cơ quan tôi sẽ và tôi sẽ phải chuẩn bị hồ sơ gì để cấp thẻ y tế cho tôi và sau thời gian bao lâu tôi sẽ có thẻ bảo hiểm y tế?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);”.
Theo quy định tại
“Điều 1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (sau đây viết tắt là BHYT) thuộc Bộ Quốc phòng, tổ chức cơ yếu và thân nhân quân nhân tại ngũ, thân nhân cơ yếu được quy định tại Điểm a Khoản 1, các Điểm 1 và n Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật BHYT bao gồm:
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng:
a) Công chức, viên chức, công nhân quốc phòng;
b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
c) Người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức nhà nước;
d) Trí thức trẻ tình nguyện theo Quyết định số 174/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Dự án “Tăng cường trí thức trẻ tình nguyện đến công tác tại các khu kinh tế quốc phòng giai đoạn 2010-2020”.”
Căn cứ theo các quy định trên thì trường hợp của bạn thuộc điểm b, khoản 1 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; bạn sẽ được bên đơn vị tham gia bảo hiểm y tế và mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế Bằng 4,5% mức tiền lương, tiền công tháng theo ngạch bậc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC; trong đó, đơn vị sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC căn cứ theo Điều 8 hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế của bạn sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
“- Tờ khai của người tham gia BHYT hoặc Tờ khai của quân nhân, người làm công tác cơ yếu khai cho thân nhân, tờ khai này do đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên hoặc cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu lưu giữ;
– Danh sách người tham gia BHYT do đơn vị cấp sư đoàn và tương đương hoặc cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu lập kèm theo dữ liệu điện tử trên phần mềm do BHXH Bộ Quốc phòng hoặc BHXH tỉnh cung cấp;
– Văn bản đề nghị cấp thẻ BHYT do đơn vị cấp sư đoàn và tương đương hoặc cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu lập;
– Mẫu biểu, hồ sơ cấp thẻ BHYT do BHXH Việt Nam ban hành, sau khi thống nhất với BHXH Bộ Quốc phòng đảm bảo phù hợp với việc quản lý đối tượng của Bộ Quốc phòng.”
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trên này đối với trường hợp của bạn hoặc nhận đủ kinh phí đóng BHYT và hồ sơ theo quy định đối với đối tượng quy định tại Thông tư liên tịch 49/2016/TTLT-BQP-BYT-BTC, BHXH Bộ Quốc phòng hoặc BHXH tỉnh thực hiện in, chuyển thẻ BHYT và thông báo gửi thẻ BHYT cho đơn vị cấp sư đoàn và tương đương hoặc cơ quan, tổ chức sử dụng người làm công tác cơ yếu; hằng tháng, gửi thông báo tổng hợp số lượng thẻ BHYT đã cấp và bàn giao trong tháng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, thời hạn sử dụng thẻ BHYT của bạn là tối đa 12 tháng tính từ ngày 01 của tháng kế tiếp sau tháng BHXH Bộ Quốc phòng hoặc BHXH tỉnh nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định đến ngày 31 tháng 12 của năm đó;
6. Mức đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vấn đề cần được luật sư tư vấn: Công ty tôi là công ty xây dựng trong thành phố Hà Nội. Công ty tôi có một chuyên gia ở Hàn Quốc trả lương 20triệu/tháng, tiền ăn+chi phí xăng xe, điện thoại là 3triệu/tháng. Tôi xin hỏi là công ty tôi đóng bảo hiểm y tế cho người đó theo mức là 20triệu/ tháng hay như thế nào? Và thuế thu nhập cá nhân của người đó tính ra sao? (người này cư trú ở Việt Nam trên 183 ngày)?
Luật sư tư vấn:
* Mức đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài năm 2017:
Từ ngày 1/1/2016 tiền lương đóng bảo hiểm xã hội có sự thay đổi, đến ngày 1/1/2018 thì sự thay đổi về tiền lương đóng bảo hiểm sẽ thay đổi hơn. Sự thay đổi này chính là tiền lương đóng bảo hiểm sẽ bao gồm cả phụ cấp. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 – Văn bản đang có hiệu lực áp dụng.
Trường hợp người nước ngoài đang làm việc tại đơn vị bạn, họ là lao động có hợp đồng từ 3 tháng trở lên, là cá nhân đang cư trú thì mức đóng sẽ áp dụng theo quy định của
Theo đó mức đóng gồm các phụ cấp như: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự, nếu tiền lương họ nhận được là 20 triệu, số tiền 3 triệu không thuộc các phụ cấp tính đóng bảo hiểm nêu trên thì bên bạn sẽ đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài với mức 20 triệu.
* Tính thuế thu nhập cá nhân cho người lao động nước ngoài:
Người nước ngoài phải là cá nhân cư trú, có ký hợp đồng lao động với đơn vị bạn từ 3 tháng trở lên thì sẽ tính nộp thuế theo phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân tính theo biểu lũy tiến từng phần.
Công thức tính: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Luật sư tư vấn đóng bảo hiểm y tế cho người nước ngoài:1900.6568
Ngoài ra những khoản phụ cấp mà công ty hỗ trợ nếu theo định mức của công ty thì là khoản được miễn tính thuế thu nhập cá nhân.
3. Kết luận
Như vậy, tiền lương mà người lao động nhận được sẽ phải xem xét mức lương và khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm, những khoản tính thuế dựa vào những căn cứ nêu trên để áp dụng.