Vậy trong trường hợp này thì giải quyết thế nào ạ? Có cách nào nhà em lấy lại được chiếc ô tô không ạ? Mong anh chị vui lòng tư vấn giúp em.
Tóm tắt câu hỏi:
Em có một thắc mắc này mong anh chị vui lòng giải đáp thắc mắc giùm em. Năm 2011 gia đình em có cho 1 cá nhân là giám đốc 1 công ty vay tiền. Nhưng do cá nhân đó không trả được nợ nên gia đình em có mua 1 chiếc xe ô tô của công ty này kinh doanh nhưng lại đứng tên cá nhân này (công ty này hoạt động về cho thuê và mua bán ô tô trả góp). Nhưng chiếc xe này cá nhân đó mua dưới hình thức trả góp cho ngân hàng. Trừ số nợ đi bên em còn thiếu cá nhân này 250 triệu và cũng sẽ đóng cho cá nhân này trả góp hàng tháng. 2 bên làm việc là bên em sẽ đóng tiền hàng tháng cho công ty này chứ không phải làm việc với ngân hàng. Sau 3 tháng, công ty phá sản, ông giám đốc bỏ trốn và công ty bị đóng băng tài sản, gia đình em không liên hệ được và chiếc ô tô này cũng không sử dụng được (do không có giấy tờ xe). Gia đình em cũng định tìm ngân hàng để trả nốt số tiền này nhưng do lúc đó kịnh tế nhà em khó khăn nên trì hoãn việc này. Và chiếc ô tô cũng vẫn để không. Đến nay, bên ngân hàng đến yêu cầu bên em đóng cho họ số tiền là 446 triệu (bao gồm 250 triệu tiền gốc và số còn lại là lãi) hoặc họ xe lấy xe ô tô đi. Nhưng họ không có giấy tờ gì xuất trình cho gia đình em. Bố em có nói chuyện là muốn đóng 250 triệu tiền gốc thôi vì làm việc với ông giám đốc kia là như vậy. Nhưng bên ngân hàng nói gia đình em là thế thì đi mà làm việc với ông Giám đốc. Nhưng bây giờ ông giám đốc kia đang bỏ trốn. Và gia đình em có hợp đồng mua bán với ông giám đốc (bản in, có ký tên). Vì chiếc ô tô này đứng tên ông giám đốc không phải tên công ty nên không có dấu của công ty ông ý mà chỉ có chữ kí 2 bên, không có công chứng và không có chữ ký người thứ 3 làm chứng (vì khi đó bố mẹ em cũng không am hiểu gì về luật). Vậy trong trường hợp này thì giải quyết thế nào ạ? Có cách nào nhà em lấy lại được chiếc ô tô không ạ? Mong anh chị vui lòng tư vấn giúp em. Em cám ơn anh chị nhiều ạ!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Vấn đề của bạn sẽ có 3 giao dịch xảy ra gồm:
Thứ nhất, là việc vay tiền giữa gia đình bạn với phía cá nhân là giám đốc công ty. Bạn không trình bày rõ là việc vay tiền này có văn bản hay giấy tờ vay mượn nào không. Nếu phát sinh tranh chấp về vay tiền này thì cũng sẽ giải quyết trong phạm vi 2 bên.
Thứ hai, giao dịch mua bán xe ô tô giữa gia đình bạn với cá nhân công ty đó, vấn đề hai bên thỏa thuận có được ghi trong hợp đồng giữa hai bên.
Thứ ba, giao dịch giữa cá nhân là giám đốc công ty và ngân hàng trong hoạt động trả góp, việc này khi mua bán xe lần đầu tiên đã có sự thỏa thuận về chậm trả dần này.
>>> Luật sư
Xét thấy rằng, theo quy định tại “
“Điều 461. Mua trả chậm, trả dần
1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận vật mua; bên bán được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng vật mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thoả thuận khác”.
Như vậy, theo quy định này bên mua chỉ được bảo lưu quyền sở hữu của mình đối với vật bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền. Trong sự việc của nhà bạn thì bên giám đốc công ty chưa tiến hành hoàn trả toàn bộ số tiền cho công ty nên quyền sở hữu chiếc xe chưa tuyệt đối và cũng đồng nghĩa với việc giao dịch mua bán xe giữa gia đình bạn với giám đốc công ty sẽ không hợp pháp. Bên gia đình bạn khó có thể lấy lại chiếc xe bởi vì chủ sở hữu xe đang bỏ trốn và chưa có gì chứng minh cho giao dịch của bạn với người giám đốc kia, và kể cả có thì cũng cần có sự đồng ý của bên ngân hàng về chuyển giao dịch này, nếu bạn có thể thỏa thuận với phía ngân hàng về vấn đề tiền trả góp thì có thể xem xét thanh lý tài sản đó.