Quyền đòi nợ là một trong những quyền có số lượng chủ thể mang quyền ngày càng lớn. Được xem là một loại tài sản, do đó, người có quyền đòi nợ hoàn toàn được chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nó, vì vậy làm phát sinh trên thực tế hoạt động “mua bán nợ”.
Mục lục bài viết
1. Mua bán nợ là gì?
Nghiên cứu khái niệm mua bán nợ, có thể xuất phát từ hai khái niệm “mua bán” và “nợ”:
– Mua bán được hiểu đơn giản là hoạt động mà ở đó người bán chuyển giao cho người mua một loại “tài sản” và được người mua trả tiền.
– Nợ là nghĩa vụ trả tài sản của bên nợ đối với chủ nợ được thể hiện trong hợp đồng hoặc phát sinh quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, đối tượng trong quan hệ mua bán nợ là “quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ, chứ không phải là khoản nợ thuần túy.
Khoản 2 Điều 3
Khoản 1, điều 3
Trong quan hệ mua bán nợ cần xác định các chủ thể sau: Chủ nợ, bên nợ, bên mua nợ, bên bán nợ.
– Chủ nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân, chủ thể giao dịch dân sự khác có quyền đòi nợ.
– Bên nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân, chủ thể giao dịch dân sự khác có nghĩa vụ trả nợ được quy định tại hợp đồng hoặc phát sinh nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.
– Bên mua nợ là tổ chức, cá nhân thực hiện mua, nhận chuyển nhượng để trở thành chủ nợ mới của khoản nợ.
– Bên bán nợ là tổ chức, cá nhân sở hữu khoản nợ và thực hiện bán, chuyển nhượng khoản nợ cho bên mua nợ. (thông thường là chủ nợ)
Đối với hoạt động mua bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Bên bán nợ là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có khoản nợ được bán.
Bên mua nợ là tổ chức, cá nhân, bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân là người cư trú sau:
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận hoạt động mua nợ;
– Tổ chức kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ (không phải tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức khác, cá nhân không kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ.
b) Tổ chức, cá nhân là người không cư trú.
Bên nợ là tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được mua, bán theo quy định tại hợp đồng cấp tín dụng.
Mua bán nợ trong Tiếng Anh là “Debt Trading”.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ hoạt động mua bán nợ:
Kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là doanh nghiệp có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ hoạt động mua bán nợ bao gồm điều kiện chung và điều kiện riêng căn cứ theo Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ như sau
Thứ nhất, về điều kiện chung:
– Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu theo quy định của pháp luật. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.
– Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của
Thứ hai, bên cạnh các điều kiện chung, đối với mỗi kinh doanh liên quan đến mua bán nợ phải đáp ứng các điều kiện cụ thể:
– Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ:
+ Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
+ Các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây: Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ; Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ;
Bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.
+ Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, bên bán nợ.
+ Doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.
+ Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ.
+ Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 5 tỷ đồng.
– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ:
+ Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 500 tỷ đồng.
+ Đã hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ ít nhất 01 năm và mức doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ của năm liền kề trước năm thực hiện kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch tối thiểu là 500 tỷ đồng.
+ Có ít nhất 02 nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc ít nhất 02 nhân viên có thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của pháp luật.
+ Có quy chế hoạt động của sàn giao dịch nợ, tối thiểu bao gồm: Quy trình, thủ tục, trách nhiệm của các thành viên tham gia sàn giao dịch nợ và quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp sàn giao dịch nợ; Điều kiện các khoản nợ dự kiến được niêm yết trên sàn giao dịch; Tổ chức quản lý, giám sát giao dịch, trong đó có quy định về cung cấp, lưu trữ thông tin về các khoản nợ dự kiến được niêm yết trên sàn giao dịch; Thời gian, phương thức xác lập và hủy bỏ giao dịch; Phương thức thanh toán và quy định bảo đảm thanh toán cho các bên; Xử lý tranh chấp.
+ Có cơ sở, vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để tiếp nhận, cập nhật, cung cấp thông tin về hoạt động mua bán nợ giữa các thành viên tham gia sàn giao dịch.
+ Phải thực hiện kiểm toán độc lập hằng năm theo quy định của pháp luật.
3. Thực trạng mua bán nợ tại Việt Nam:
– Số lượng chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán nợ còn ít và chưa hiệu quả, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động dịch vụ mua bán nợ. Bởi lẽ, mua bán nợ ở nước ta là hoạt động còn mới, chứa đựng nhiều rủi ro, thiếu kinh nghiệm trong quản lý, do đó các công ty hoạt động trong lĩnh vực này cũng không nhiều. Hoạt động mua bán nợ chủ yếu thực hiện bởi DATC, VAMC và các công ty mua nợ trực thuộc ngân hàng.
– Phạm vi và đối tượng thực hiện giao dịch mua bán nợ còn hạn chế, chưa đã dang.
– Quy mô vốn nhỏ khiến cho các công ty mua bán nợ khó khắn khi xử lý những món nợ xấu, tốc độ xử lý nợ chậm.
– Số lượng và giá trị giao dịch mua bán nợ còn khá thấp so với nhu cầu thực tế mà thị trường đòi hỏi.
– Phát sinh nhiều khó khăn khi xác định giá bán nợ.
Để hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ được phát triển hơn thì việc cần làm là phải tiến hành giải quyết những vướng mắc trong quy định của pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường mua bán nợ, đặc biệt là nợ xấu của doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 69/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ;
– Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định về hoạt đông mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nhà nước.