Một số vấn đề về nội quy công ty và thỏa ước lao động tập thể. Khi nào bắt buộc làm các thủ tục đăng ký thang bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng.
Một số vấn đề về nội quy công ty và thỏa ước lao động tập thể. Khi nào bắt buộc làm các thủ tục đăng ký thang bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi anh/chị, Công ty em có 24 người lao động và muốn đăng ký nội quy công ty. Em có một số vấn đề thắc mắc: 1. Đăng ký nội quy công ty có thể không đăng ký thỏa ước lao động có được không? 2. Nếu đăng ký thỏa ước lao động có cần thành lập công đoàn cơ sở (vì thủ tục cần chữ ký của công đoàn) hay có cách làm khác? 3. Các thủ tục đăng ký thang bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng có bắt buộc phải làm không? Hy vọng sẽ nhận được phản hồi của anh/chị. Em cảm ơn anh/chị. ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Nghị định 88/2015 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-C
2. Nội dung tư vấn:
Thứ nhất, về
– Tại Điều 119 Luật lao động năm 2012 có quy định về nội quy lao động như sau:
“Điều 119. Nội quy lao động
1. Người sử dụng lao động sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.
2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất.
3. Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
4. Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc”.
Căn cứ vào quy định này thì công ty có từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản.
+ Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
+ Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
Như vậy, không bắt buộc khi đăng ký nội quy công ty phải đăng ký thỏa ước lao động. Tuy nhiên, điều kiện để đăng ký được nội quy lao động thì trước khi ban hành nội quy phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Tại khoản 4 Điều 3 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định về khái niệm tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở như sau:
“Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở”.
Khi đăng ký nội quy lao động thì các thủ tục đăng ký thang bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng không bắt buộc phải làm.
Căn cứ vào Điều 120, 121, 122 “Bộ luật lao động năm 2019” và tại Điều 28 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động thì trình tự đăng ký nội quy lao động được thực hiện như sau:
Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm:
1. Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động;
2. Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất;
3. Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
4. Nội quy lao động.
Về thẩm quyền:
Công ty nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động tới tới Sở lao động thương binh và xã hội.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì Sở lao động thương binh và xã hội có văn bản thông báo và hướng dẫn Công ty sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động.
Thứ hai, quy định về thỏa ước lao động:
– Tại Điều 73 “Bộ luật lao động năm 2019” có quy định về thỏa ước lao động tập thể như sau:
“Điều 73. Thỏa ước lao động tập thể
1. Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định.
2. Nội dung thoả ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật”.
Vậy, thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động.
Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa 2 bên:
+ Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
+ Bên người sử dụng lao động là người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo
– Căn cứ vào Điều 74, 75 “Bộ luật lao động năm 2019” và Điều 18,19 Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành
Hồ sơ bao gồm:
+ Biên bản lấy ý kiến tập thể lao động về nội dung thỏa ước lao động tập thể;
+ Bản Thỏa ước lao động tập thể.
Sở lao động – Thương binh và Xã hội sẽ tiếp nhận hồ sơ. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thỏa ước lao động tập thể, nếu phát hiện thỏa ước lao động tập thể có nội dung trái pháp luật hoặc ký kết không đúng thẩm quyền thì Sở lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản yêu cầu Tòa án nhân dân tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, đồng thời gửi cho hai bên ký kết thỏa ước lao động tập thể biết.
Như vậy, để tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể thì phải thành lập công đoàn cơ sở. Chủ thể của thỏa ước lao động tập thể một bên là Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba, khi nào bắt buộc làm các thủ tục đăng ký thang bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng
Tại khoản 1 Điều 93 “Bộ luật lao động năm 2019” có quy định về thang lương, bảng lương như sau:
“Trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động do Chính phủ quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động”.
Vậy, Công ty không phải tiến hành đăng ký thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng mà chỉ cần xây dựng thang lương, bảng lương, quy chế trả lương, trả thưởng để nộp cho Phòng lao động thương binh, xã hội cấp huyện. Về nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương được quy định tai Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về tiền lương.
Trường hợp không xây dựng thang lương, bảng lương sẽ bị xử phạt theo khoản 10 Điều 1 của Nghị định 88/2015 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi không xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động hoặc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động không đúng quy định pháp luật.