Một số tiến bộ của Luật phá sản năm 2004 so với Luật phá doanh nghiệp năm 1993.
Một số tiến bộ của Luật phá sản năm 2004 so với Luật phá doanh nghiệp năm 1993
Nhìn chung, so với Luật phá doanh nghiệp năm 1993, Luật phá sản năm 2004 có nhiều điểm tiến bộ và là một bước phát triển mới của pháp luật phá sản Việt Nam. Cụ thể:
1. Hoàn thiện khái niệm phá sản hay khái niệm doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Luật đã đơn giản hóa hóa khái niệm tình trạng phá sản nhằm tạo thuận lợi cho việc mở thủ tục phá sản.
Khái niệm phá sản trong Luật phá sản doanh nghiệp 1993 còn gắn với nguyên nhân khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh và thời hạn thua lỗ của con nợ. Với khái niệm như vậy, trên thực tế các chủ nợ xẽ không bao giờ thực hiện được quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đồi với con nợ của mình bởi lẽ là họ phải chứng minh con nợ thua lỗ trong hoạt động kinh doanh.
Luật phá sản 2004 đã đưa ra khái niệm phá sản theo hướng ngắn gọn, đơn giản mà không cần căn cứ vào thời gian thua lỗ, nguyên nhân của tình trạng thau lỗ; cũng như không đòi hỏi doanh nghiệp, hợp tác xã (con nợ) đã áp dụng các biện pháp để tự cứu mình mà không đạt được kết quả hay chưa. Đây là một bước tiến lớn của luật phá sản, thể hiện sự can thiệp sớm của nhà nước vào hiện tượng phá sản.
2. Đơn giản hóa và quy định đầy đủ, rõ ràng hơn về thủ tục phá sản
Luật phá sản 2004 đã quy định rõ, đầy đủ và hợp lý hơn về các đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn cũng như trình tự, thủ tục và hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản:
– Đơn giản hóa các điều kiện mà chủ nợ phải đáp ứng khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, không bắt chủ nợ phải cung cấp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu để chứng minh rằng doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.
– Xóa bỏ thời hạn nợ lương của doanh nghiệp, hợp tác xã đối với người lao động như một điều kiện để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Người lao động có quyền yêu cầu nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã khi họ không trả được lương cũng như các khoản nợ khác và trên cơ sở đó, họ cho rằng, doanh nghiệp, hợp tác xã thực sự lâm vào tình trạng phá sản.
– Quy định thời hạn mà chủ doanh nghiệp hoặc đại diện chủ doanh nghiệp, hợp tác xã phải nọp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết phá sản đối với chính mình và nếu vi phạm nghĩa vụ này thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
– Mở rộng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho một số đối tượng khác nhằm tạo thêm các kênh mới thúc đẩy việc làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, góp phần chấm dứt tình trạng có doanh nghiệp, hợp tác xã thực chất đã không thể hoạt động trên thực tế nhưng vẫn tồn tại về mặt pháp lý.
3. Luật phá sản 2004 bảo vệ lợi ích của các chủ nợ triệt để hơn
Bản chất của thủ tục phá sản là đòi nợ đặc biệt – đòi nợ tập thể của các chủ nợ thông qua việc yêu cầu Tòa án tuyên bố con nợ bị phá sản để thu hồi vốn của mình. Chừng nào cơ hội đòi nợ thông qua thủ tục phá sản còn thấp thì không thể hấp dẫn được các chủ nợ, không thể nhanh chóng trở thành một công cụ hiệu quả bảo vệ lợi ích của các chủ nợ.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
LPS doanh nghiệp 1993 hạn chế khả năng thu hội vốn của các chủ nợ. Ví dụ như quy định về nghĩa vụ của chủ nợ phải chứng minh con nợ mất khả năng thanh toán vì thua lỗ trong hoạt động kinh doanh khi nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, quy định thời hạn 2 năm thua lỗ hoặc khó khăn trong kinh doanh như một là một yếu tố tất yếu bắt buộc của khái niệm lâm vào tình trạng phá sản, quy định về trình tự phục hồi như là giai đoạn bắt buộc trong mọi trường hợp sau khi có quyết định mở thủ tục giải quyết tuyên bố phá sản… LPS 2004 đã khắc phục được những hạn chế đó, mở rộng khả năng đòi nợ của các chủ nợ.
4. Xử lý mối quan hệ giữa thủ tục phá sản và các thủ tục khác có liên quan
LPSDN 2003 chưa hề có các quy định rõ ràng về mối quan hệ giữa thủ tục phá sản với các thủ tục khác có liên quan, cụ thể như quan hệ giữa thủ tục phá sản và thủ tục tố tụng hình sự; quan hệ giữa thủ tục phá sản và thủ tục giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế; quan hệ giữa thủ tục phá sản và thủ tục thi hành án dân sự. LPS 2004 đã cụ thể hóa các quan hệ này không chỉ góp phần tăng sự minh bạch của pháp luật phá sản mà còn giúp tăng sự dễ dàng, thuận lợi trong quá trình áp dụng.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Tiêu chí xác định tình trạng phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã
– Tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
– Thứ tự thanh toán khi doanh nghiệp phá sản
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí