Một số quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngành nghề kinh doanh nào phải đáp ứng yêu cầu về bảo hiểm nghề nghiệp ở Việt Nam.
Một số quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngành nghề kinh doanh nào phải đáp ứng yêu cầu về bảo hiểm nghề nghiệp ở Việt Nam.
Tóm tắt câu hỏi:
Những ngành nghề kinh doanh nào phải đáp ứng yêu cầu về bảo hiểm nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay? Những ngành nghề kinh doanh nào phải đáp ứng yêu cầu về ký quỹ? Sự kiện bất khả khán nào được dùng làm lí do miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng??
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Những ngành nghề kinh doanh đáp ứng yêu cầu về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người được bảo hiểm phát sinh do việc vi phạm trách nhiệm nghề nghiệp. Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp sự bảo đảm về mặt tài chính cho các cá nhân, tổ chức, công ty hành nghề chuyên môn đối với trách nhiệm dân sự phát sinh tù việc hành nghề chuyên môn. Hiện nay, có thể căn cứ vào bản chất pháp lý của Bảo hiểm TNNN có thể phan ra thành hai loại:
1. Bảo hiểm TNNN là điều kiện kinh doanh các ngành nghề bắt buộc (bắt buộc)
2. Bảo hiểm TNNN không là điều kiện kinh doanh bắt buộc (tự nguyện)
Bảo hiểm TNNN với tư cách là điều kiện bắt buộc phải có trước khi doanh nghiệp tiến hành kinh doanh các ngành nghề yêu cầu điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Các ngành nghề kinh doanh đáp ứng yêu cầu vè bảo hiểm TNNN là:
– Bảo hiểm TNNN của loại doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (Khoản 2 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010)
– Bảo hiểm TNNN đối với hoạt động tư vấn pháp luật (Khoản 2 Điều 8 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2010)
– Bảo hiểm TNNN tư vấn đầu tư xây dựng (Điểm b khoản 1 Luật xây dựng 2014)
– Bảo hiểm TNNN cho công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng ( Khoản 5 Điều 33 Luật Công chứng 2014)
– Bảo hiểm TNNN đối với thẩm định viên thẩm định giá (Điểm d khoản 2 Điều 42 Luật giá 2012)
– Bảo hiểm TNNN của Luật sư (Luật Luật sư sửa đổi 2012)
– Bảo hiểm TNNN kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (Nghị định 30/2014/NĐ – CP)
– Bảo hiểm TNNN kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Nghị định 86/2014/NĐ – CP)
– Bảo hiểm TNNN trong khám bệnh, chữa bệnh (Nghị định 102/2011/NĐ-CP)
-Bảo hiểm TNNN đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ (Thông tư số 13/2012/TT – BTC)
2. Những ngành nghề kinh doanh nào phải đáp ứng yêu cầu về ký quỹ.
Theo tinh thần Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ việc xác định vốn pháp định với mục đích hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013. Tuy nhiên đói với từng ngành nghề cụ thể vẫn quy định rõ về vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp. Việc những ngành nghề pháp luật yêu cầu kinh doanh, doanh nghiệp bắt buộc phải có vốn pháp định tối thiểu để kinh doanh, vốn pháp định được xác nhận bằng giấy ký quỹ xác nhận số tiền đó tại ngân hàng. Lưu ý một số ngành nghề sau khi ký quỹ không được rút vốn, còn lại sau khi được cấp đăng ký kinh doanh, thì doanh nghiệp được rút tiền ký quỹ tại ngân hàng.
Các ngành nghề kinh doanh nào phải đáp ứng yêu cầu về ký quỹ là:
I. Tổ chức tín dụng (Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011)
1. Ngân hàng thương mại cổ phần: 1000 tỷ đồng;
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD;
II. Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011)
1. Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 3.000 tỷ đồng;
2. Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0,1 tỷ đồng;
III. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011)
1. Công ty tài chính: 300 tỷ đồng;
2. Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng;
IV. Kinh doanh bất động sản: (Nghị định 76/2015/ NĐ – CP ngày 10/09/2015) quy định Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và phải có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng, trừ các trường hợp sau:
a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê mua bất động sản quy mô nhỏ, không thường xuyên quy định tại Điều 5 Nghị định này;
b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bất động sản quy định tại Chương IV Luật Kinh doanh bất động sản.
2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 100 tỷ đồng
1. Vốn tối thiểu để thành lập hãng hàng không và duy trì kinh doanh vận chuyển hàng không:
a) Khai thác đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 300 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
b) Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 600 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
c) Khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế; 700 tỷ Đồng Việt Nam đối với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
2. Vốn tối thiểu để thành lập hãng hàng không kinh doanh hàng không chung vì mục đích thương mại: 100 tỷ đồng Việt Nam.
XIII. Kinh doanh lữ hành quốc tế: 250 triệu đồng (Nghị định 180/2013/NĐ – CP).
“Điều 15. Ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế
Ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế được quy định như sau:
1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải ký quỹ theo đúng quy định. Tiền ký quỹ của doanh nghiệp phải gửi vào tài khoản tại ngân hàng và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế:
a) 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Sự kiện bất khả khán nào được dùng làm lí do miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Luật Thương mại 2005 có quy định về căn cứ miễn trách nhiệm khi gặp trường hợp bất khả kháng tại điểm b, khoản 1 Điều 294 như sau: "Bên vi phạm hơp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra trường hợp bát khả kháng". Tuy nhiên, thế nào là sự kiện bát khả kháng thì lại không được quy định cụ thể. ĐIều 161 Bộ Luật Dân sự quy định: "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép". Sự kiện bất khả kháng chỉ xảy ra sau khi ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất cứ bên nào, mà xảy ra ngoài ý muốn và các ben không thể đoán trước được dẫn đến không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thẻ được miễn trừ trách nhiệm của hơp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.
Đây là trường hợp miễn trách nhiệm phổ biến nhất. Khi bên vi phạm đã chứng minh được mình gặp phải trở ngại khách quan mà không thể lường trước được, chống đỡ được buộc phải vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép để khắc phục hậu quả nhưng không khắc phục được thì miễn trách nhiệm do vi phạm
Thứ nhất, là sự kiện khách quan xảy ra sau khi ký hợp đồng. Tức là sự kiện nằm ngoài hành phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng như các hiện tượng tự nhiên: bão, lụt, sóng thần…; các sự kiện chính trị, xã hội: đình công, bạo loạn, chiến tranh…; ngoài ra còn có các trường hợp như hỏa hoạn phát sinh từ khu vực bên ngoài tràn lan sang thiêu cháy rụi nhà máy.
Thứ hai, là sự kiên xảy ra không thể dự đoán trước được. Năng lực đánh giá xem xét một sự kiện có xảy ra hay không được xét từ vị trí của một thương nhân chứ không phải từ một chuyên gia.
Cuối cùng là sự kiện xảy ra mà hậu quả để lại không thể khắc phục được dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thít và khả năng cho phép, là sự kiện mà không thể tránh được về mặt hậu quả. Tức là sau khi bên vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng vẫn không khắc phục được hậu quả thì mới đáp ứng được điều kiện này. tuy nhiên, nếu như bên vi phạm không thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả nhưng chứng minh được rằng dù có hành dộng vẫn không thể khắc phục được hậu quả thì xem như đã thỏa mãn điều kiện này.
Như vậy, một sự kiện được coi là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng được đủ ba yếu tố trên thì bên vi phạm hợp đồng sẽ được miễn trách nhiệm theo quy định của pháp