Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
  • Văn bản pháp luật
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Kiến thức pháp luật » Tội phạm công nghệ cao là gì? Đặc điểm tội phạm công nghệ cao?

Kiến thức pháp luật

Tội phạm công nghệ cao là gì? Đặc điểm tội phạm công nghệ cao?

  • 30/07/2022
  • bởi Lê Thị Hồng Gấm
  • Lê Thị Hồng Gấm
    30/07/2022
    Kiến thức pháp luật
    0

    Khái niệm tội phạm? Tội phạm công nghệ cao là gì? Tội phạm công nghệ cao tiếng Anh là gì? Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao?

    Tội phạm công nghệ cao là một tội phạm hình sự. Trong đó, các dấu hiệy cấu thành tội phạm được xác định cụ thể. Ở đây, để thực hiện hành vi phạm tội, các công nghệ cao được áp dụng. Do đó mà mang đến các đe dọa về an ninh mạng, về các thông tin lưu trữ, quản lý điện tử. Các tội phạm này được thực hiện bởi người có năng lực, trình độ nhất định về kỹ thuật, về công nghệ. Do đó tội danh riêng này được quy định nhằm phân loại với các tội danh có tính chất đặc trưng khác. Cùng tìm hiểu các đặc điểm nổi bật giúp nhận diện các tội phạm công nghệ cao.

    Căn cứ pháp lý:

    – Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

    – Nghị định 25/2014/NĐ-CP Quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao.

    Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Khái niệm tội phạm:
    • 2 2. Thuật ngữ tiếng Anh:
    • 3 3. Tội phạm công nghệ cao là gì?
    • 4 4. Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao:
      • 4.1 4.1. Tội phạm công nghê cao sử dụng công cụ riêng phạm tội:
      • 4.2 4.2. Tội phạm công nghệ cao có trình độ nhất định:

    1. Khái niệm tội phạm:

    Trước tiên, tội phạm công nghệ cao phải thỏa mãn đặc điểm được thể hiện trong khái niệm tội phạm.

    Căn cứ Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về khái niệm tội phạm như sau:

    – Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự.

    – Chủ thể thực hiện: Người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

    – Các quan hệ, quyền lợi bị xâm phạm:

    + Xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.

    + Xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức.

    + Xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

    + Xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

    2. Thuật ngữ tiếng Anh:

    Tội phạm công nghệ cao tiếng Anh là High-tech crime.

    Đặc điểm tội phạm công nghệ cao tiếng Anh là High-tech crime characteristics.

    3. Tội phạm công nghệ cao là gì?

    Tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm sử dụng các công nghệ cao để thực hiện hành vi phạm tội, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp được Luật Hình sự bảo vệ. Như thông qua internet, mạng viễn thông, mạng máy tính và các thiết bị số để thực hiện hành vi phạm tội.

    Các hành vi được thực hiện như:

    Xem thêm: Một số quy định của pháp luật về tội phạm công nghệ cao

    + Xâm phạm dữ liệu hệ thống gây ảnh hưởng và thiệt hại đến người dùng.

    + Thực hiện các hành vi lừa đảo, trốn thuế,… để gây ra các mối đe dọa, làm sai lệch thông tin.

    Những hành vi mà tội phạm công nghệ cao gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Không chỉ ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích của cá nhân, tập thể mà còn có nguy cơ xâm hại đến lợi ích của Nhà nước. Do đó sự nghiêm trọng, mức độ nguy hiểm của hành vi là rất lớn.

    Chính vì vậy nên hiện nay, loại tội phạm này được xếp vào nhóm tội phạm hình sự.

    Quy định pháp luật:

    Hiện nay trong bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 chưa đưa ra khái niệm chính xác về vấn đề này. Cũng như chỉ liệt kê đối với các tội phạm cụ thể thuộc nhóm tội phạm công nghệ cao.

    Chính phủ ban hành Nghị định số 25/2014/NĐ-CP về phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao có đưa ra cách hiểu tội phạm công nghệ cao như sau:

     “1. Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự có sử dụng công nghệ cao”.
    Khi đó, tội phạm chỉ được mô tả với hành vi sử dụng các công nghệ cao. Do đó gây ra các hậu quả nguy hiểm cho xã hội trên thực tế.

    Kết luận:

    Xem thêm: Lừa đảo Catfishing là gì? Đặc điểm và ảnh hưởng của nó đến nạn nhân

    Như vậy, có thể hiểu rằng, tội phạm công nghệ cao là tội phạm cố ý sử dụng tri thức, kiến thức, kỹ năng, công cụ và phương tiện công nghệ thông tin tác động trái pháp luật đến thông tin, dữ liệu, tín hiệu được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống mạng máy tính.

    Họ có kiến thức và năng lực nhất định trong sử dụng công nghệ. Tuy nhiên lại sử dụng vào các mục đích vi phạm pháp luật, xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

    Tội phạm sử dụng công nghệ cao không phải là một tội danh độc lập được quy định trong Bộ luật Hình sự mà đó là tổ hợp của những tội phạm sử dụng tri thức về công nghệ cao để xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Khi đó, các hành vi cụ thể sẽ cấu thành từng tội danh được mô tả trong cấu thành tội phạm.

    Phân loại tội phạm công nghệ cao:

    Hiện nay tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin mạng viễn thông được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 từ điều 285 đến điều 294.

    Theo đó, tội phạm sử dụng công nghệ cao có thể chia ra thành hai nhóm:

    + Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông gây tổn hại tính bảo mật, tính toàn vẹn và tính khả dụng của hệ thống máy tính (từ điều 285 đến điều 289). Từ đó làm hư hỏng, tác động trực tiếp đến thiết bị và hệ thống máy tính. Xâm nhập vào để thực hiện các hành vi phạm tội cụ thể.

    + Nhóm Tội phạm sử dụng máy tính, thiết bị số, mạng máy tính, mạng viễn thông làm công cụ, phương tiện phạm tội (từ điều 290 đến điều 294). Khi đó, công cụ thể hiện việc sử dụng, khai thác trực tiếp công dụng của máy tính để tìm kiếm lợi ích trái pháp luật. Trong khi phương tiện mang đến cách thức, điều kiện và cơ sở để thực hiện tội phạm.

    4. Đặc điểm của tội phạm công nghệ cao:

    Xã hội của thời đại 4.0 ngày càng phát triển, nhất là hệ thống công nghệ thông tin nên tội phạm công nghệ cao ngày càng nhiều hơn. Bởi họ thấy được các lợi ích, thông tin vật chất đang được quản lý, cung cấp trên mạng lưới công nghệ.

    Tội phạm sử dụng công nghệ cao cũng thực hiện các hành vi phạm tội với mục đích trục lợi cá nhân hoặc xâm phạm, đe dọa đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của quốc gia. Qua đó có thể đánh cắp các thông tin, dữ liệu hay các lợi ích vật chất thực tế.

    Tương tự như tội phạm truyền thống, tội phạm công nghệ cao cũng thực hiện các hành vi phạm tội nhằm mục đính tư lợi cá nhân. Cũng như thể hiện với các yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, chúng sử dụng các loại công cụ hiện đại và tiên tiến hơn là thiết bị công nghệ và mạng. Đây là đặc trưng để nhận diện, phân biệt nhóm tội phạm công nghệ cao.

    Chỉ với một chút sơ hở, người dùng internet có thể dễ dàng bị chúng đánh cắp thông tin, rút tiền trong tài khoản ngân hàng,…dù ở khoảng cách hàng nghìn ki-lô-mét. Tức là chúng sử dụng việc tác động lên phầm mềm, công cụ quản lý các lợi ích đó. Thay vì phải thực hiện bằng các tác động vật lý một cách trực tiếp, trực diện.

    Dưới đây là một số thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường dùng hiện nay:

    4.1. Tội phạm công nghê cao sử dụng công cụ riêng phạm tội:

    Có thể thấy công cụ phương tiện phạm tội của tội phạm công nghệ cao là đặc thù. Tội phạm sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật, móc móc hiện đại tinh vi để thực hiện hành vi phạm tội của mình. Từ đó tiếp cận, phá vỡ các trật tự đang được thiết lập và bảo mật.

    – Tội phạm công nghệ cao có thể tấn công website của các tổ chức, chính phủ; Thực hiện xâm phạm đến các lợi ích, bảo mật và các dữ liệu được cơ quan nhà nước giữ bảo mật.

    Các công cụ được sử dụng có thể kể đến như:

    – Sử dụng mạng xã hội thực hiện các hành vi xâm phạm đến an ninh quốc gia. Có thể đánh cắp hoặc thực hiện các thay đổi, làm biến đổi tính chất thông tin tiếp cận. Hoặc để truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

    – Sử dụng các tài khoản mạng xã hội, blog cá nhân,…để thực hiện các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, thành lập băng nhóm, phát tán virus,…. Người dùng khi không cảnh giác cao có thể bị đột nhập và đánh cắp thông tin.

    – Sử dụng mạng Botnet cùng các công cụ khác để đánh cắp thông tin của ngân hàng, chính phủ và các tổ chức. Từ đó các thông tin mật không được kiểm soát và bảo vệ hiệu quả. Có thể tác động hay làm biến đổi trực tiếp đến chất lượng quản lý, xây dựng và giữ an ninh quốc gia.

    – Sử dụng các phần mềm gián điệp, điều khiển từ xa để lấy cắp, phá hoại dữ liệu, Hành vi thực hiện nhằm gây ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế quốc gia.

    – Sử dụng Virtual Private Network (hệ thống mạng riêng ảo) để đánh cắp dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp.

    4.2. Tội phạm công nghệ cao có trình độ nhất định:

    Hành vi phạm tội có thể ở rất xa nạn nhân và nạn nhân không thể kịp thời nhận biết hay ngăn chặn. Khi các tội phạm này được thực hiện tinh vi thì hậu quả cũng khó lường trước trên thực tế. Chỉ khi có hậu quả xảy ra thì nạn nhân mới nhận biết được.

    Tội phạm công nghệ cao sử dụng rất nhiều những thủ đoạn tinh vi khác khiến các cơ quan chức năng khó phát hiện và đối phó. Việc truy vết, xác minh và tìm kiếm tội phạm trên thực tế cũng mất nhiều thời gian. Các hậu quả cũng khó được kiểm soát nhanh chóng.

    Từ đó thực hiện tội phạm nhằm các mục đích cụ thể:

    – Lấy cắp dữ liệu cá nhân trên các thiết bị công nghệ để thực hiện các hành vi phạm tội. Các thông tin, dữ liệu mang tính bí mật bị xâm phạm, ảnh hưởng đến người đang có quyền, nghĩa vụ bảo mật thông tin đó.

    – Đánh cắp thông tin thẻ ngân hàng của người khác để rút tiền, thanh toán dịch vụ, mua hàng hóa,…nhằm hưởng lợi bất chính. Các lợi ích vật chất bị tìm kiếm và xâm phạm trực tiếp.

    – Lừa đảo thông qua bán hàng trên mạng. Người dùng không cảnh giác có thể mất nhiều tiền, thông tin cá nhân. Đặc biệt tội phạm này nhắm vào không chỉ một đối tượng người dùng cụ thể.

    – Truy cập trái phép mạng viễn thông để ăn cắp cước viễn thông.

    – Tấn công email cá nhân và doanh nghiệp để chiếm đoạt tài sản.

    Ngoài ra hiện nay, tội phạm công nghệ cao ngày càng sử dụng các chiêu thức phạm tội khác tinh vi hơn khiến các cơ quan chức năng khó phát hiện và đối phó. Các tội phạm này cũng mang tính chất nguy hiểm, có thiệt hại trên thực tế lớn. Đặc biệt là khó phát hiện để ngăn chặn kịp thời trên thực tế.

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Kiến thức pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Lê Thị Hồng Gấm

    Chức vụ: Đang cập nhật ...

    Lĩnh vực tư vấn: Đang cập nhật ...

    Trình độ đào tạo: Đang cập nhật ...

    Số năm kinh nghiệm thực tế: Đang cập nhật ...

    Tổng số bài viết: 290 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Pháp luật hình sự về tội phạm công nghệ cao

    Quy định về tội phạm công nghệ cao

    Tội phạm công nghệ cao


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Lừa đảo Catfishing là gì? Đặc điểm và ảnh hưởng của nó đến nạn nhân

    Tìm hiểu về tội phạm công nghệ cao? Lừa đảo Catfishing?

    Một số quy định của pháp luật về tội phạm công nghệ cao

    Tội phạm sử dụng công nghệ cao là gì? Đặc điểm của tội phạm sử dụng công nghệ cao? Phân loại tội phạm sử dụng công nghệ cao?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Mẫu bản tự kiểm điểm Đoàn viên và hướng dẫn cách viết

    Khái niệm Bản kiểm điểm Đoàn viên? Tiêu chí đánh giá đoàn viên? Bản kiểm điểm đoàn viên?

    Thâm niên công tác được tính thế nào? Cách tính thâm niên?

    Khái niệm thâm niên công tác? Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên? Cách tính phụ cấp thâm niên? Phụ cấp thâm niên có được tính đóng BHXH bắt buộc không?

    Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở tỉnh khác được không?

    Khái quát về thẻ căn cước công dân gắn chíp? Làm thẻ căn cước công dân gắn chíp ở tỉnh khác được không?

    Công ty chứng khoán là gì? Đặc điểm của công ty chứng khoán?

    Công ty chứng khoán là gì? Đặc điểm của công ty chứng khoán? Vai trò của công ty chứng khoán?

    Mất khả năng thanh toán là gì? Thế nào là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?

    Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là gì? Các chủ thể có thẩm quyền nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản? Trình tự, thủ tục giải quyết phá sản?

    Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì? Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Hợp đồng mua bán hàng hóa? Giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa?

    Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Đặc điểm và phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

    Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là gì? Đặc điểm của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Phân loại thỏa thuận hạn chế cạnh tranh? Các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm?

    Hợp đồng đại lý là gì? Đặc điểm và quy định về hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa

    Hợp đồng đại lý là gì? Đặc điểm pháp lý của hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa? ? Hình thức và nội dung của hợp đồng đại lý thương mại? Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đại lý? Điều kiện có hiệu lực về chủ thể của hợp đồng đại lý? Hợp đồng đại lý có sử dụng biện pháp bảo đảm là ký quỹ?

    Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao đối với các loại tác phẩm

    Nhuận bút là gì? Nguyên tắc trả nhuận bút, thù lao cho các tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật, sân khấu, nhiếp ảnh? Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao? Nhuận bút, thù lao theo doanh thu cuộc biểu diễn? Quy định của pháp luật về tiền nhuận bút? Viết bài đăng báo có được trả nhuận bút không? Viết bài cho công ty để tuyên truyền thì có được hưởng nhuận bút không?

    Thỏa thuận trọng tài là gì? Trọng tài thương mại quốc tế và thỏa thuận trọng tài

    Trọng tài thương mại quốc tế là gì? Thỏa thuận trọng tài là gì? Ý nghĩa của thỏa thuận trọng tài? Bình đẳng giữa quyền và nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận trọng tài? Sự hỗ trợ của tòa án đối với thỏa thuận trọng tài? Nội dung của thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế? Thỏa thuận trọng tài thương mại quốc tế vô hiệu? Quy định của pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài thương mại

    Xe kinh doanh vận tải là gì? Những loại xe buộc phải đăng ký?

    Xe kinh doanh vận tải là gì? Xe kinh doanh vận tải tiếng Anh là gì? Những loại xe buộc phải đăng ký?

    Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm và hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam

    Tổ chức tín dụng là gì? Đặc điểm và hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam? Điều kiện thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng? Phân loại tổ chức tín dụng? Ý nghĩa của việc phân loại tổ chức tín dụng? Một số tổ chức tín dụng điển hình?

    Quảng cáo là gì? Đặc điểm của quảng cáo thương mại?

    Quảng cáo thương mại là gì? Đặc điểm của quảng cáo thương mại? Sản phẩm quảng cáo thương mại? Phương tiện quảng cáo thương mại? Sử dụng phương tiện quảng cáo thương mại?

    Cổ phần là gì? Các loại cổ phần của công ty cổ phần?

    Cổ phần là gì? Các loại cổ phần của công ty cổ phần?

    Hợp đồng kinh doanh là gì? Quy định về hợp đồng trong kinh doanh?

    Hợp đồng kinh doanh là gì? Đặc điểm của hợp đồng trong kinh doanh? Phân loại hợp đồng trong kinh doanh? Nội dung pháp luật về giao kết hợp đồng trong kinh doanh? Hiệu lực của hợp đồng trong kinh doanh thương mại? Khởi kiện tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại?

    Vi phạm hợp đồng là gì? Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại?

    Quy định về Vi phạm hợp đồng thương mại? Xử lý Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại? Mức phạt vi phạm đối với thực hiện sai hợp đồng thương Mại? Một số thông tin pháp lý khác về hợp đồng thương mại?

    Logistics là gì? Phân tích các đặc điểm của dịch vụ Logistics?

    Logistics là gì? Dịch vụ logistics là gì? Đặc điểm về chủ thể của dịch vụ logistics? Đặc điểm về nội dung dịch vụ logistics? Đặc điểm về tính chất dịch vụ logistics?

    Nhóm công ty là gì? Đặc điểm pháp lý của nhóm công ty

    Khái niệm nhóm công ty? Đặc điểm pháp lý cơ bản của nhóm công ty? Các hình thức nhóm công ty? Ưu nhược điểm của mô hình nhóm công ty? Sự liên kết trong mô hình nhóm công ty?

    Tự do hóa đầu tư là gì? Các biện pháp tự do hóa đầu tư?

    Quy định chung của pháp luật Việt Nam về đầu tư ra Nước Ngoài? Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài? Tự do hóa đầu tư là gì? Các biện pháp tự do hóa đầu tư?

    Nội dung Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

    Tìm hiểu về Nghị quyết 29 NQ/TW đổi mới căn bản toàn diện giáo dục? Tìm hiểu về nội dung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết 29-NQ/TW? Vai trò của chính sách giáo dục và đào tạo?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá