Bố ra tù chưa xóa án tích con có được thi vào trường quân đội không? Điều kiện để thi vào trường quân đội.
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 2006 chồng tôi bị đi tù 18 tháng vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đã bồi thường hết cho bị hại. Vậy con trai tôi có được thi vào trường quân đội không?và có cần phải có giấy xóa án tích của bố không??
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Mục 2 Thông tư 17/2016/TT-BQP quy định về công tác tuyển sinh vào trường quân đội thì tiêu chuẩn tuyển sinh bao gồm các tiêu chuẩn về chính trị – đạo đức; văn hóa – độ tuổi, sức khỏe.
Cụ thể, trong Điều 14 Thông tư 17/2016/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn chính trị – đạo đức của thí sinh tham gia thi tuyển như sau:
1. Thí sinh tự nguyện đăng ký dự tuyển vào các trường trong Quân đội; khi trúng tuyển vào học phải tuyệt đối chấp hành sự phân công công tác của nhà trường và Bộ Quốc phòng.
2. Chính trị, đạo đức
a) Phẩm chất đạo đức tốt, là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lý lịch chính trị gia đình và bản thân phải rõ ràng, đủ Điều kiện để kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, không vi phạm quy định tại Điều2 Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng;
b) Quân nhân phải được cấp có thẩm quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ;
c) Trên cơ thể không có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, có thể thấy, một trong những tiêu chuẩn chính trị, đạo đức để được tham gia tuyển sinh khối ngành quân đội là có lý lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng. Việc thí sinh có đủ điều kiện tiêu chuẩn chính trị hay không phải dựa vào đnhs giá thâm tra lý lich của cơ quan, các cán bộ tuyển sinh để có thể đưa ra kết luận.
Luật sư
Bên cạnh đó, trong khoản 3 Điều 22 Thông tư 17/2016/TT-BQP cũng quy định về nội dung thẩm tra lý lịch toàn diện trên các phương diện tập trung vào lịch sử chính trị, tình hình kinh tế và quan hệ xã hội của gia đình và bản thân thí sinh đăng ký dự tuyển từ ông, bà, cha, mẹ, vợ (chồng), cô, dì, chú, bác, anh, chị, em ruột để xác định lý lịch có rõ ràng không, quan hệ xã hội, thái độ chính trị, ý thức chấp hành chính sách, pháp luật ở địa phương như thế nào, từ đó kết luận đủ hay không đủ tiêu chuẩn về chính trị để được dự tuyển.
Vì lý lịch chính trị của chồng bạn cũng nằm trong những nội dung cần thẩm tra nếu con bạn đăng ký dự tuyển vào khối ngành quân đội. Việc người cha có bị đi tù 18 tháng vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và chưa được xóa án tích hoặc đã xóa án tích nhưng đối với trường thuộc ngành quân đôi lại có những quy chế, tiêu chuẩn tuyển sinh riêng nên trong trường hợp việc có cha bị đi tù có thể làm ảnh hưởng tới kết quả xét tuyển của người con. Để biết chính xác trường hợp này bạn có thể liên hệ trực tiếp đối với đơn vị trường học mà con bạn muốn thi vào để biết được thông tin chính xác.
Mục lục bài viết
1. Phạm tội mới khi chưa được xóa án tích
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, em có trường hợp sau đây mong được luật sư tư vấn ạ. Dũng đang có tiền án về tội cướp giật tài sản, lại bị xét xử về tội đánh bạc và bị Tòa án tuyên phạt 2 năm tù. Khi vừa chấp hành xong hình phạt 2 năm tù về tội đánh bạc. Ra tù được 6 tháng, Dũng đã cùng với Khải (bạn tù về tội đánh bạc cùng với Dũng) thuê phòng trọ cùng nhau. Để có tiền tiêu sài, hàng ngày Dũng dùng xe SH chở Khải, đi tìm “mục tiêu” để chiếm đoạt tài sản. Một buổi tối, phát hiện ngôi nhà 3 tầng không sáng đèn. Dũng dừng xe để Khải đứng ngoài “cảnh giới” rồi trèo lên cổng ngôi nhà, leo lên ban công tầng hai dùng xà beng mang theo, cậy cửa vào nhà. Dũng lục soát một số phòng không thu được gì. Dũng thấy một phòng có ánh đèn lờ mờ, nên mở cửa vào phòng thì gặp Bà H (trên 70 tuổi) bị ốm, đang ngủ, Bà H thấy có người xuất hiện liền hô trộm, trộm… thấy vậy, Dũng lao vào bịt miêng bà H và nói nhỏ vào tai bà H: “Nếu bà hô tôi sẽ giết”. Bà H sợ quá nằm im. Dũng mở ngăn tủ lấy tiền USD và vàng, tổng số tài sản trị giá 450 triệu đồng. Khi ra ngoài, Dũng không nói gì với Khải về việc gặp bà H khi lục tìm tài sản. Tài sản chiếm đoạt được hai tên bàn bạc chia nhau tiêu sài. Khoảng 10 ngày sau cả 2 tên bị bắt. Nếu Dũng khi lấy được tài sản và giao hết tài sản chiếm đoạt được cho Khải đem bán thì tội danh của Khải có thay đổi không? Tại sao? Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại “Bộ luật hình sự 2015” thì:
Điều 133. Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười tám năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.
Xét về bản chất, hai người đã tiến hành ủ mưu và cướp tài sản của người khác. Khi phát hiện ngôi nhà 3 tầng không sáng đèn. Dũng dừng xe để Khải đứng ngoài “cảnh giới” rồi trèo lên cổng ngôi nhà, leo lên ban công tầng hai dùng xà beng mang theo, cậy cửa vào nhà. Đây được coi là hành động có tính chuẩn bị và Khải trong vai trò là động phạm, việc đưa toàn bộ tài sản tiêu thu không làm thay đổi tội danh, vì hai người có thể sẽ bị khởi tố về tội cướp tài sản.
2. Chưa được xóa án tích có được phép kết hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em trai tôi hiện nay 25 tuổi, vừa mới chấp hành hình phạt tù 2 năm 6 tháng. Như vậy thưa Luật sư, em trai sẽ được xóa án tích trong bao lâu ạ? Và trong thời điểm này em trai tôi có được kết hôn hay không? Mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư! Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64, “Bộ luật hình sự 2015”, sửa đổi, bổ sung 2009 thì đối với những người chấp hành hình phạt tù trong khoảng thời gian dưới ba năm thì thời hạn xóa án tích là ba năm. Tức là trong khoảng thời gian ba năm này được coi như là khoảng thời gian thử thách của em trai bạn, nếu như trong khoảng thời gian này em trai không vi phạm bất cứ quy định nào của pháp luật Hình sự thì sau ba năm em trai bạn được coi như là một người chưa phạm tội.
Còn về việc kết hôn của em trai bạn thì theo nội dung được ghi nhận tại Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì em trai bạn hoàn toàn đủ điều kiện kết hôn. Bởi theo quy định của pháp luật thì nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
3. Chưa được xóa án tích có được ứng cử đai biểu hội đồng nhân dân cấp xã?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi muốn hỏi một vấn đề như sau: Tôi đã từng phạm tội và bị kết án phạt tù, nay tôi đã chấp hành xong án phạt tù xong chưa xóa án tích thì có được ứng cử và hội đồng nhân dân cấp xã không?
Luật sư tư vấn:
Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật và tham gia vào việc quản lý nhà nước
Quy định về người ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân được ghi nhân tại khoản 2 Điều 3 Luật Bầu cử Đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân năm 2015 như sau:
“Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải đáp ứng các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương.”
Điều 2 Luật này cũng quy định về điều kiện độ tuổi của để được ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân như sau:
“Điều 2. Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.”
Theo Điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 thì đại biểu hội đồng nhân dân các cấp phải có đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
“Điều 7.Tiêu chuẩn của Đại biểu hội đồng nhân dân
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.”
Tại Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định rõ những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân gồm:
“1. Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
2. Người đang bị khởi tố bị can.
3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn”
Như vậy, căn cứ từ các quy định trên vào trường hợp của bạn, bạn đã chấp hành xong bản án hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích thì không được ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã.
4. Mức án khi phạm tội mới lúc chưa được xóa án tích
Tóm tắt câu hỏi:
Luất ư làm ơn cho cháu hỏi với ạ: A bị kết án hai lần về tội trộm cắp tài sản. Theo khoản 1 điều 173 Bộ luật hình sự, A đã chấp hành xong hình phạt nhưng chưa được xóa án tích. A lại có hành vi trộm cắp tài sản của người khác có giá trị 1 triệu đồng. Vậy A có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Tại sao? căn cứ pháp lý.?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 173
“Điều 173. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Trong trường hợp này, anh A trộm tài sản 1 triệu đồng và đã bị kết án về tội trộm cắp tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm nên A phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điểm b, Khoản 1, Điều 173
5. Chưa được xóa án tích mà đã phạm tội mới thì bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Anh của em mới vừa chịu 3 năm tù vì tội cướp giật tài sản. Về được 7 tháng thì lại bị bắt vì tội trộm cắp tài sản là chiếc điện thoại dưới 3 triệu. Vậy án của anh em có bị nặng không và có bị án chồng án không luật sư.Và lần này anh em sẽ bị đi tù bao nhiêu năm? Cám ơn luật sư mong sự phản hồi!
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, phải xác định việc anh bạn đi tù vì tội cướp giật tài sản đã được xóa án tích hay chưa? “Bộ luật hình sự 2015” quy định như sau về việc xóa án tích:
“Điều 63. Xoá án tích
Người bị kết án được xoá án tích theo quy định tại các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.
Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án và được Toà án cấp giấy chứng nhận.”
Trường hợp anh trai bạn chưa được xóa án tích thì đó sẽ là căn cứ xác định việc tái phạm, tái phạm nguy hiểm
“Điều 49. Tái phạm, tái phạm nguy hiểm
1. Tái phạm là trường hợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
2. Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.”
Nghị quyết 01/2000/NQ-HĐTP quy định thêm:
“…người bị Toà án xử phạt với bất cứ hình phạt chính nào (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ…) chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý đều bị coi là tái phạm”
“…việc xác định tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng là căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt được quy định trong điều luật tương ứng của “Bộ luật hình sự năm 2015”“
“Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi năm 2009quy định như sau:
“Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
..
g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài:1900.6568
Như vậy, đối với tội trộm cắp tài sản của anh trai bạn, anh bạn chưa được xóa án tích mà cố ý phạm tội là tình tiết tăng nặng theo quy định nêu trên. Tuy nhiên, để xác định mức án cụ thể còn phụ thuộc vào kết luận điều tra từ phía cơ quan điều tra và bản án mà Tòa án tuyên.