Mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN với cơ quan thuế. Mối quan hệ giữa các đơn vị công nghệ thông tin về thuế với cơ quan thuế.
Nhằm tạo điều kiện hướng tới thực hiện điện tử hóa việc thực hiện các nghĩa vụ thuế nhằm giảm chi phí, giấy tờ trong hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần tích cực thực hiện cai cách và hiện đại hóa quản lý thuế. Theo Thông tư Thông tư 110/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, cho phép các doanh nghiệp đủ điều kiện được Tổng cục thuế cấp phép là nhà cung cấp dịch vụ truyền nhận dữ liêu điện tử trung gian (T-VAN) với mục tiêu dịch vụ T-VAN sẽ là cánh tay phải dài của cơ quan Thuế giúp cơ quan thuế mở rộng thực hiện kê khai thuế qua mạng, từ đó, các Tổ chức dịch vụ T-VAN đã được thành lập.
Là chủ thể cấp phép cho các Tổ chức dịch vụ T-VAN, mối quan hệ giữa Cơ quan thuế và các Tổ chức dịch vụ T-VAN đã được pháp luật quy định rõ trong Thông tư số 110/2015/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Sau đây, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin làm rõ hơn về mối quan hệ này.
1.Khái niệm Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.
Theo Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 110/2015/TT-BTC, ta có thể định nghĩa về Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN như sau:
Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN: là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin được Tổng cục Thuế ký thỏa thuận cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
2. Mối quan hệ giữa tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN với Cơ quan thuế.
Do điều kiện để Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN thành lập và hoạt động là phải được sự cấp phép của Cơ quan thuế. Vì vậy, Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN phải thực hiện theo đúng các điều kiện tại thỏa thuận ký kết với cơ quan thuế trong hoạt động cung cấp dịch vụ T-VAN.
a)Quyền và nghĩa vụ của Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.
Theo Khoản 1 Điều 36 Thông tư số 110/2015/TT-BTC, Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN có các quyền và nghĩa vụ sau:
Thứ nhất, về quyền của Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN :
– Được phép kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để thực hiện cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng trong lĩnh vực thuế.
– Được cơ quan thuế hỗ trợ về nghiệp vụ thuế để thực hiện các giao dịch truyền nhận giữa người nộp thuế với cơ quan thuế.
– Được phối hợp với cơ quan thuế thực hiện đào tạo cho người nộp thuế để thực hiện cung cấp dịch vụ T-VAN.
– Được cơ quan thuế hỗ trợ để giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ T-VAN.
– Được cơ quan thuế cung cấp các mẫu, khuôn dạng chuẩn để thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ T-VAN.
– Được cung cấp các dịch vụ thuế điện tử cho người nộp thuế theo ủy quyền của cơ quan Thuế.
>>> Luật sư
Thứ hai, về nghĩa vụ của Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN :
Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN buộc phải có nghĩa vụ thực hiện những điều dưới đây:
Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN chỉ được cung cấp dịch vụ T-VAN cho người nộp thuế căn cứ theo ngày nêu tại thoả thuận đã ký với Tổng cục Thuế.
– Có trách nhiệm chuyển hồ sơ khai thuế điện tử đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế chậm nhất là 1giờ/1lần kể từ khi nhận được hồ sơ khai thuế điện tử của người nộp thuế; đối với các hồ sơ thuế điện tử, chứng từ điện tử khác (đăng ký thuế, nộp thuế, hoàn thuế) thì phải thực hiện chuyển ngay đến cơ quan thuế.
– Cung cấp đầy đủ thông tin, dữ liệu cho cơ quan quản lý thuế khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
– Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về viễn thông, Internet và các quy định kỹ thuật, nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
– Có trách nhiệm thiết lập kênh kết nối với Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đảm bảo liên tục, an ninh, an toàn. Trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, chủ động giải quyết và
Trường hợp có lỗi của cổng thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN thì tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN phải thực hiện
b)Trách nhiệm của Cơ quan thuế đối với Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.
Theo Khoản 2 Điều 36 Thông tư số 110/2015/TT-BTC thì Cơ quan thuế trong mối quan hệ với Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN không có các quyền và nghĩa vụ mà chỉ có trách nhiệm đối Tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN, cụ thể:
+ Thiết lập, duy trì, đảm bảo kết nối Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế với tổ chức cung cấp T-VAN.
+ Kiểm tra hoạt động của các tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN đảm bảo chất lượng dịch vụ và hoạt động đúng theo quy định.