Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Hiệu lực pháp lý của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Mối quan hệ giữa những nguồn của pháp luật.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đã trở thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, các quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế ngày càng trở nên đa dạng trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là trong các hoạt động kinh tế hội nhập toàn cầu. Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế ngày càng trở nên quan trọng, cần thiết.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú trong các lĩnh vực hoạt động chuyên môn, bằng kinh nghiệm thực tiễn, các chuyên gia pháp lý, luật sư của công ty Luật Dương gia sẽ giới thiệu và trình bày mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế qua bài viết dưới đây nhằm mục đích cung cấp thêm tài liệu học tập, nghiên cứu, nhằm phục vụ hoạt động đào tạo, giảng dạy, phục vụ cho những người quan tâm lĩnh vực pháp luật quốc tế.
Mục lục bài viết
1. Những điểm giống nhau giữa giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
Khi xét mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, chúng ta có thể xem xét các điểm giống nhau và khác nhau giữa giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, hiệu lực pháp lý của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Cả hai đều là sự thể hiện cuối cùng của sự thống nhất ý chí của các bên liên quan, bản thân điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều được phát triển từ bước thương lượng, đàm phán rồi dẫn đến các thỏa thuận của các bên liên quan. Cả đều là nguồn của pháp luật quốc tế, là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh quá trình hợp tác quốc tế đang ngày càng có những diễn biến phức tạp.
Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm có giá trị ràng buộc các chủ thể trong quan hệ giữa họ với nhau. Đây chủ yếu là những quy định điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia mặc dù quốc gia không phải là chủ thể duy nhất. Từ góc độ nghiên cứu, có thể thấy thời điểm đánh dấu sự phát triển của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế được tính từ thời kỳ Trung đại.
Với tính chất là một hệ thống pháp luật, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế được cấu thành bởi các quy phạm, các nguyên tắc, chế định và các ngành luật khác nhau như luật điều ước quốc tế, luật biển quốc tế, luật hàng không quốc tế, luật ngoại giao và lãnh sự, Incoterms, Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945, Quy chế của Tòa án quốc tế năm 1945, Hiệp định Marrakesh năm 1994… Các yếu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đều tác động mạnh mẽ tới những quy định của hệ thống pháp luật này. Ngay cả khi thế giới bị chia rẽ sâu sắc, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế vẫn cần và phải được tôn trọng, thực thi hiệu quả. Khi áp dụng các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế cũng như các vấn đề được luật quốc tế điều chỉnh cần đặt trong bối cảnh kinh tế, chính trị xã hội, các hệ tư tưởng… mới có thể nhận thức và đánh giá toàn diện về xu hướng phát triển của luật quốc tế.
Những biến động của quan hệ quốc tế tất yếu dẫn đến sự thay đổi của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Sự phát triển của chúng đang theo xu hướng ngày càng bảo đảm thực chất hơn sự bình đẳng giữa các quốc gia, các quyền cơ bản của con người cần được ghi nhận và bảo đảm bằng cả thiết chế quốc tế và quốc gia. Minh chứng cho khẳng định này chính là sự ra đời của rất nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương điều chỉnh hoạt động hợp tác trên mọi linh vực của đời sống quốc tế, có thể kể đến như: Tuyên bố về các nguyên tắc của Luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc năm 1970, Hiệp định chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982…
2. Những điểm khác nhau giữa giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
Về mặt hình thức:
– Điều ước quốc tế là thỏa thuận công khai và được thể hiện dưới hình thức văn bản.
– Tập quán quốc tế là những thỏa thuận mang tính chất công khai hoặc không công khai, bất thành văn.
Về sự hình thành và phát triển:
Qúa trình hình thành và phát triển của điều ước quốc tế thông thường sẽ nhanh hơn một cách tương đối so với tập quán quốc tế vì tập quán phải có sự kiện, vụ việc được lặp đi lặp lại nhiều lần và được thừa nhận rộng rãi mất nhiều thời gian trải qua nhiều năm thậm chí là hàng thập kỷ. Điều ước quốc tế hình thành nên những quy định do chính các quốc gia và các chủ thể khác thỏa thuận xây dựng theo các trình tự, thủ tục nhất định chủ yếu điều chỉnh các quan hệ về chính trị, kinh tế… Trong khi đó tập quán quốc tế lại hình thành những quy định điều chỉnh chủ yếu các quan hệ về dân sự, lao động, hôn nhân gia đình… giữa một nhóm hoặc phần lớn các quốc gia trên thế giới.
Trong trường hợp muốn sửa đổi, bổ sung hoặc làm rõ, hướng dẫn điều ước quốc tế cũng tương đối nhanh hơn tập quán quốc tế vì tập quán quốc tế hình thành và phát triển lâu hơn nên để thay đổi chúng cũng cần nhiều thời gian hơn. Trong mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, cả hai loại đều là nguồn của luật quốc tế, mặc dù thuộc hệ thống pháp luật riêng biệt của từng quốc gia nhưng điều ước quốc tế và tập quán quốc tế đều có chung những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế như bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác, tận tâm thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế. Giữa chúng tồn tại độc lập với nhau trong hệ thống nguồn của Luật quốc tế nhưng chúng không đối lập nhau, mẫu thuẫn nhau mà có mối quan hệ biện chứng, bù đắp những lỗ hổng cho nhau chặt chẽ.
Luật sư
3. Hiệu lực pháp lý của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế và mối quan hệ với pháp luật Việt Nam
Trong quá trình xây dựng quy phạm Luật quốc tế, trường hợp điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế và pháp luật quốc gia cùng điều chỉnh một vấn đề thì theo pháp luật của hầu hết các quốc gia trong đó có Việt Nam đều khẳng định ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế hoặc tập quán quốc tế. Ví dụ tại Khoản 2 Điều 5 của
“Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.”
Hoặc theo quy định tại Khoản 4 Điều 4
“Điều 4. Áp dụng Bộ luật dân sự
4. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.”
Khác với hệ thống pháp luật quốc gia, sự tồn tại và phát triển của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế không có nghĩa là đối với bất kỳ vấn đề cụ thể nào nảy sinh trong đời sống thực tế đều có thể có các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế tương ướng để điều chỉnh. Thực tiễn cho thấy, để giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, các chủ thể cũng như các thiết chế quốc tế có thẩm quyền có thể viện dẫn, áp dụng, giải thích các nguyên tắc, quy phạm pháp luật quốc tế có liên quan. Ngoài nguồn luật cơ bản của Luật quốc tế là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế, trong quan hệ quốc tế, đối với không ít trường hợp, ở những mức độ và phạm vi khác nhau, một số phương tiện khác như nghị quyết của tổ chức quốc tế, phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế, các học thuyết chính trị – pháp lý, quan điểm… của những học giả cũng có thể được tính đến như: Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, Công ước viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế,…
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi quan hệ quốc tế phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu thì ý nghĩa, vai trò của điều ước quốc tế và tập quán quốc tế càng có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là với Việt Nam. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam đã và sẽ tiếp tục đường lối đối ngoại hòa bình, chủ động, tích cực hội nhập khu vực và quốc tế. Từ sau khi thống nhất đất nước, chúng ta đã gia nhập một số tổ chức quốc tế liên chính phủ như Liên hợp quốc, ASEAN, WTO…, ký kết và gia nhập nhiều điều ước quốc tế điều chỉnh các lĩnh vực chính trị, kinh tế, phòng chống tội phạm…
Kết luận:
Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế bao gồm các nguyên tắc, quy phạm pháp luật tồn tại dưới dạng thành văn hoặc bất thành văn điều chỉnh quan hệ hợp tác toàn diện giữa các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế. Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác đã khẳng định được vị thế của mình và có những đóng góp không nhỏ cho sự hợp tác phát triển điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết này là một tài liệu bổ ích, thiết thực cho việc học tập, nghiên cứu của các học viên, luật sư, doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và những người quan tâm khác. Tuy nhiên, bài viết này có thể còn một số sai sót nên rất mong đón nhận các ý kiến đóng góp của quý khách hàng để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện.