Phong tục tập quán là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa và lấy ví dụ?

Chúng ta thường sẽ hay nghe nói phong tục tập quán của người Việt Nam trên các phương tiện truyền thông hay trong sách báo thế nhưng đa số vẫn chỉ hiểu phần nghĩa chung mà ít người lại có thể hiểu rõ ý nghĩa chính xác của nó là gì. Vậy phong tục tập quán là gì?

1. Phong tục là gì?

Phong tục được hiểu cơ bản chính là những hoạt động sống của con người, phong tục sẽ được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của con người và phong tục là những thứ đã ổn định thành nề nếp, phong tục sẽ được mọi thành viên trong cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện. Chúng ta thấy rằng, từ phân tích được nêu trên thì phong tục có tính kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng nhất định.

Phong tục được vận dụng linh hoạt và các phong tục đều sẽ không phải là một nguyên tắc bắt buộc, nhưng phong tục thì cũng sẽ không thể tuỳ tiện, nhất thời và thay đổi mạnh mẽ giống như là các quan hệ đời thường. Khi phong tục được coi là một chuẩn mực ổn định được sử dụng và xuất hiện trong cách xử sự, thì nó trở thành tập quán xã hội mang tính bền vững.

Vì vậy, phong tục còn được hiểu là một bộ phận của văn hoá, đóng vai trò trong việc hình thành nên truyền thống của một địa phương cụ thể hay một quốc gia nói chung, của một dân tộc nhằm mục đích đích để điều chỉnh hành vi xử sự của các chủ thể là những cá nhân trong các quan hệ xã hội về tài sản và về nhân thân của các chủ thể đó. Trên thực tế thì không phải mọi phong tục đều sẽ có thể tồn tại mãi mãi với thời gian và khi nó xuất hiện thì sẽ cần phải có sự phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của các thời kỳ kế tiếp. Thời gian trôi qua dần và chính con người cũng sẽ đào thải những phong tục không còn phù hợp với các quan niệm mới, nền sản xuất mới của địa phương mình.

2. Tập quán là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì tập quán được định nghĩa dựa trên những nét cơ bản như là: những phương thức ứng xử giữa người với người mà nó đã được định hình và được xem giống như là một dấu ấn, một điểm nhấn tạo thành nề nếp, trật tự trong lối sống của các chủ thể là những cá nhân trong quan hệ nhiều mặt tại một cộng đồng dân cư cụ thể nào đó.

Tập quán sẽ có đặc điểm là bất biến, bền vững, cũng chính bởi vì nguyên nhân đó, tập quán khi đã xuất hiện thì sẽ rất khó thay đổi. Trong những quan hệ xã hội nhất định, tập quán được biểu hiện và định hình một cách tự phát hoặc tập quán sẽ được hình thành và nó sẽ tồn tại một cách ổn định thông qua nhận thức của các chủ thể trong một quan hệ nhất định và tập quán sẽ được bảo tồn thông qua ý thức của quá trình giáo dục con người có định hướng rõ nét.

Việt Nam hiện nay có 54 dân tộc, mỗi dân tộc thì sẽ đều có bản sắc văn hoá riêng và bản lĩnh văn hoá của các dân tộc đều sẽ có tính độc lập tương đối với nhau. Cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà tập quán của mỗi dân tộc đều có những nét đặc thù và sẽ có sự khác nhau.

3. Phong tục tập quán là gì?

Từ hai khái niệm được nêu cụ thể bên trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Phong tục tập quán chính là toàn bộ thói quen mà những thói quen đó thuộc về đời sống của con người, các thói quen này được hình thành từ lâu đời và được công nhận bởi một cộng đồng, quần thể và họ đều coi đó giống như một nếp sống được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tùy theo mỗi địa phương và tín ngưỡng khác nhau, phong tục tập quán ở mỗi một cộng đồng, quần thể cũng đều sẽ có những sự khác biệt với nhau.

Chúng ta cũng có thể coi những phong tục tập quán này chính là nét đặc trưng của mỗi dân tộc trên thế giới nói chung 54 dân tộc anh em ở Việt Nam nói riêng và những phong tục tập quán tốt đẹp đều sẽ cần được duy trì bảo tồn. Tuy rằng lối sống hiện đại đã và đang dần làm chúng ta thay đổi và trở nên cách rời nhau thế nhưng cho đến giai đoạn ngày nay, đa phần các dân tộc vẫn giữ được phong tục tập quán, bản sắc của dân tộc mình

4. Nguồn gốc của phong tục tập quán:

Các phong tục tập quán đều có nguồn gốc từ lâu đời và mỗi một phong tục tập quán lại có những lịch sử hình thành khác nhau. Tất cả các phong tục tập quán đều luôn mang tính lịch sử, tính dân tộc, tính vùng miền và tính giai cấp cụ thể. Tính ổn định, bền vững của phong tục tập quán được hình thành chậm chạp lâu dài trong quá trình phát triển lịch sử. Các phong tục tập quán chính là cơ chế tâm lý bên trong, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi, lối sống các thành viên trong một nhóm. Phong tục tập quán sẽ xuất hiện và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng các con đường như là: truyền đạt, bắt chước thông qua giao tiếp của cá nhân. Các phong tục tập quán đều có tính bảo thủ rất lớn nhưng có tác động tâm lý mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Phong tục tập quán có những chức năng quan trọng trong đời sống xã hội. Phong tục tập quán chính là việc hướng dẫn hành vi ứng xử của con người trong một nhóm xã hội. Thông qua phong tục tập quán cũng sẽ góp phần giáo dục nhận thức cho thế hệ trẻ, xây dựng tình cảm và kỹ năng sống, hành vi ban đầu cho con người. Không những thế thì phong tục tập quán còn là chất keo gắn bó các thành viên trong nhóm ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới hoạt động, đời sống của các cá nhân và các nhóm người.

5. Ý nghĩa của phong tục tập quán:

Đất nước ta hiện nay, có tới hơn 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà phong tục Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú. Một phần bởi vì nguyên nhân là dân tộc Kinh chiếm đại đa số, một phần đó là do các công tác tuyên truyền phổ biến chưa được đẩy mạnh mà hiện nay phần lớn tất cả chúng ta đều chỉ biết tới những phong tục tập quán của người Kinh là chính. Tuy nhiên, nếu ai muốn tìm hiểu về phong tục tập quán của những dân tộc khác thì cũng có thể nghiên cứu qua rất nhiều tài liệu công phu được bán tại các nhà sách lớn hay các thư viện.

Việt Nam phát triển dựa trên nền công nghiệp lúa nước và cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà đời sống của người Việt đa phần là gắn bó với quê hương, xóm giếng thế nên những phong tục tập quán của người Việt từ xưa cho đến nay vẫn luôn đề cao sự gắn bó đoàn kết giữa những gia đình hay hàng xóm với nhau.

Ta nhận thấy rằng, các phong tục tập quán của người Việt Nam chính là một nét đẹp văn hóa và các phong tục tập quán đều cần được bảo tồn và phát huy. Điều đó không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn những giá trị truyền thống mà việc bảo tồn các phong tục tập quán của người Việt Nam còn là cách để chúng ta có thể ghi nhớ cội nguồn của dân tộc.

6. Ví dụ một số phong tục tập quán tại Việt Nam:

Tục ăn trầu là một phong tục tập quán tại Việt Nam:

Bất cứ ai trong số chúng ta đều biết truyện cổ tích nổi tiếng “Chuyện trầu cau”. Món trầu từ lâu đã thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc của người Việt Nam. Miếng trầu gồm các nguyên liệu chính đó là: Cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng), vôi (vị nồng).

Tục ăn trầu đến giai đoạn ngày nay đang ngày càng mai một. Ở các xóm làng xưa thì để có thể bắt gặp người còn giữ được tục lệ này khá hiếm, nếu có người vẫn ăn trầu thì chủ yếu là các cụ già. Trong tương lai, nếu tục ăn trầu không được giữ gìn và phát triển thì có lẽ tục ăn trầu  này rồi cũng dần đi vào quên lãng.

Cưới hỏi là một phong tục tập quán tại Việt Nam:

Hôn nhân ngày xưa không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà việc nam nữ tiễn tời hôn nhân còn phải đáp ứng quyền lợi của những gia tộc, gia đình, làng xã, nên việc hôn nhân kén người rất kỹ, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ từ giạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt, và phải nộp cheo để nhằm mục đích có thể chính thức được thừa nhận là thành viên của làng xóm.

Cho đến nay, cưới hỏi vẫn được đánh giá là một lễ quan trọng không có gì thay đổi trên nền tảng cơ bản, chỉ có một số lễ tục trong cưới hỏi là đã được thay đổi để phù hợp với thời đại.

Tục lễ tang là một phong tục tập quán tại Việt Nam:

Người Việt Nam ta từ xưa đến nay đều quan niệm rằng “nghĩa tử là nghĩa tận” nên khi có người chết, tục lễ tang đối với người chết cũng được tổ chức rất tỉ mỉ, điều này đã thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ.

Trình tự lễ tang ngày trước theo phong tục tập quán tại Việt Nam như sau: người chết sẽ được tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo tươm tất, rồi sau đó sẽ lấy một chiếc đũa đặt giữa hai hàm răng, bỏ vào miệng một dúm gạo và ba đồng tiền xu gọi là lễ ngậm hàm.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )