Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền? Đối với bên nhượng quyền thương hiệu như thế nào?
Hiện nay nền kinh tế phát triển kéo theo các phương thức kinh doanh cũng đa dạng và dần trở nên thú vị hơn. Theo đó chúng ta thấy có hình thức phổ biến đó là nhượng quyền thương mại. Trong nhượng quyền thương mại sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả bên nhận nhượng quyền và bên nhượng quyền.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Mối quan hệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền:
1.1. Từ khía cạnh của Bên nhận quyền:
1. Risk. Bên nhận quyền là bên phải bỏ vốn đầu tư và tâm huyết vào công việc kinh doanh của họ. Sở hữu một đơn vị nhận quyền cũng như mọi công việc kinh doanh khác, họ cần bỏ ra một khoản đầu tư nhất định, nguồn đầu tư ấy có thể là tiền họ dành dụm được hoặc tiền vay mượn từ gia đình, bạn bè… Công việc kinh doanh này thành công hay thất bại không chỉ là số tiền đầu tư ấy được hay mất, mà còn là danh dự của họ. Họ hy vọng người thân, bạn bè thừa nhận mình là người khéo léo, tài năng và thành công. Nghĩa là họ có xu hướng cẩn trọng với các rủi ro trừ khi họ biết chắc những rủi ro này sẽ được bù đắp.
2. Local market. Là người chịu trách nhiệm với việc kinh doanh của mình hàng ngày, hàng giờ, Bên nhận quyền có xu hướng có được cái nhìn chính xác về thị trường trong khu vực của mình.
3. “This is my business”. Đối với Bên nhận quyền thì đây là doanh nghiệp mà họ đang điều hành – “là công ty của tôi” với mong muốn là mình sẽ có được ít nhiều quyền tự quyết. Nếu đã nói là “công ty của tôi” thì họ đôi khi hơi miễn cưỡng nếu như phải chia sẻ cho Bên nhượng quyền một số thông tin chẳng hạn thông tin về tài chính. (Trong mô hình nhượng quyền,
Cuối cùng, khi bên nhận quyền tự tin hơn trong vận hành doanh nghiệp thì họ có xu hướng được tự làm mọi thứ một cách độc lập. Bởi suy cho cùng, đã là doanh nhân tâm lý ấy là điều rất lẽ tự nhiên.
1.2. Từ khía cạnh bên nhượng quyền:
Trong mối tương quan với Bên nhận quyền
1. “Let’s do it”. Trường hợp, sáng lập viên vẫn đang tiếp tục điều hành doanh nghiệp thì họ sẽ là người “nâng niu” hệ thống của mình nhất, sẽ là doanh nhân có tầm nhìn tốt đưa hệ thống họ phát triển rộng rãi và thành công. Tuy nhiên, người có mindset doanh nhân căn bản họ rất cạnh tranh và có tính thống trị, rất nhanh nhạy và yêu cầu cao. Khi có bất đồng về quan điểm, họ có thể càng đề cao cách riêng của mình để đạt được mục đích. Do đó, đôi khi họ bị thất vọng khi biết rằng Bên nhận quyền sẽ chần chừ khi được yêu cầu thực hiện những ý tưởng mới.
Vì tầm quan trọng của việc tạo dựng và duy trì danh tiếng của thương hiệu và giá trị của thương hiệu , Bên nhượng quyền có xu hướng yêu cầu tuân thủ một cách tuyệt đối tiêu chuẩn và tính đồng nhất của hàng hóa và dịch vụ của hệ thống. Ngược lại, như đã nói ở trên, Bên nhận quyền có thể có sự ưu tiên khác hoặc quan điểm khác để phục vụ khách hàng mục tiêu của họ là tại khu vực.
3. “It’s our system”. Phần lớn Bên nhượng quyền muốn nhận được thông tin cơ bản, chính xác về tài chính và quản lý trong việc kinh doanh của Bên nhận quyền để cải tiến, chuẩn hóa hệ thống. Nhưng Bên nhận quyền thường có xu hướng ngần ngại khi chia sẻ thông tin vì cảm thấy yếu tố riêng tư bị vi phạm.
2. Đối với bên nhượng quyền thương hiệu như thế nào?
2.1. Ưu điểm của nhượng quyền thương hiệu:
2.1.1. Đối với bên nhượng quyền thương hiệu:
Tận dụng tối đa nguồn vốn từ bên ngoài
Vốn luôn là một vấn đề đáng quan tâm nhất khi một doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Nhưng trong mô hình kinh doanh nhượng quyền này, người bỏ vốn ra để mở rộng hoạt động kinh doanh lại chính là bên nhận nhượng quyền thương hiệu. Điều này giúp cho bên nhượng quyền có thể mở rộng được hoạt động kinh doanh bằng đồng vốn của người khác và giảm chi phí cho chính mình khi thâm nhập thị trường.
Thúc đẩy việc quảng bá thương hiệu
Hoạt động quảng cáo càng hiệu quả thì hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu sẽ càng được nâng cao từ đó mà giá trị vô hình của công ty càng lớn sẽ càng mang lại nhiều thuận lợi hơn cho bên nhận nhượng quyền thương hiệu khi sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu của bên nhượng quyền. Như vậy, cả bên nhượng quền và bên nhận quyền ngày càng sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ việc áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại này
Mở rộng quy mô kinh doanh nhanh chóng
Lợi ích phải kể đến khi nhượng quyền thương mại cho một bên khác, đó chính là bạn có thể mở rộng hoạt động kinh doanh một cách nhanh nhất. Ngày nay, những sự thay đổi trên thị trường luôn diễn ra rất nhanh, nếu bạn không thay đổi, phát triển, mở rộng cùng với thị trường thì bạn sẽ bị các đối thủ cạnh tranh khác qua mặt, những cơ hội kinh doanh cũng từ đó mà trôi qua tầm tay.
Tối đa hoá thu nhập và tận dụng nguồn lực “địa phương”
Khi nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền thương hiệu phải trả tiền bản quyền thuê thương hiệu và tiền phí để được tiếp tục kinh doanh với tên và hệ thống của bên nhượng quyền. Đồng thời bên nhận quyền cũng phải mua sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền nhờ đó mà bên nhượng quyền có thể tối đa hoá nguồn thu nhập của mình.
2.1.2. Đối với bên nhận nhượng quyền thương hiệu:
Sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền
Khi bạn nhận quyền kinh doanh từ bên cho nhượng quyền bạn sẽ tận dụng được thương hiệu đó để tiếp tục đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng nhiều hơn. Được phép sử dụng thương hiệu của bên nhượng quyền. Bạn thừa biết việc tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm sẽ mất một thời gian khá dài mới có thể tạo dựng nên, bên nhượng quyền đã phải mất rất nhiều công sức và thời gian để tạo dựng lên thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng.
Hỗ trợ chiến lược marketing chuyên nghiệp
Một trong những lợi ích được xem là lớn nhất của việc nhận nhượng quyền thương hiệu đó là bên nhận quyền sẽ được nhận sự hỗ trợ về các chiến lược marketing quảng bá từ bên nhượng quyền. Ngoài ra, bên nhượng quyền sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bên nhận quyền để phát triển các chiến lược marketing từ đó mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Trong chiến lược marketing, bên nhượng quyền có thể sẽ có trách nhiệm phải trả chi phí cho việc phát triển các công việc quảng bá trong phạm vi quốc gia hay địa phương.
Tận dụng được nguồn nhân lực
Lợi ích nhượng quyền thương mại mà bạn nhận được đó là tận dụng được tối đa nguồn nhân lực. Khi bạn mua lại quyền kinh doanh, bạn chỉ cần tập trung vào việc điều hành các hoạt động kinh doanh. Còn các vấn đề khác như xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị hay các quy trình vận hành sẽ do bên nhượng quyền chịu trách nhiệm và chuyển giao cho bạn.
Sự trung thành của người tiêu dùng
Đây là lợi ích to lớn nhất mà bên nhận nhượng quyền thương mại được nhận. Bởi sự trung thành của người tiêu dùng về sản phẩm của bên nhượng quyền sẽ giúp cho việc kinh doanh tốt hơn, mang lại lợi nhuận lớn hơn cho bên nhận quyền.
Ít rủi ro
Lợi ích phải kể đến của việc nhận nhượng quyền thương mại là ít rủi ro nhất, bởi quá trình kinh doanh của bên nhượng quyền đã rất vững chắc. Và các sản phẩm và dịch vụ của bên nhượng quyền đều đã được tung ra thị trường được đón nhận, thành công. Đồng thời các bên nhượng quyền cũng đã nắm rõ về sản phẩm, chiến dịch quảng bá dịch vụ của chính mình. Vì thế khi bên nhận nhượng quyền thương mại sẽ ít gặp rủi ro nhất trong cả quá trình kinh doanh của mình về sau này.
Áp dụng được mô hình kinh doanh đã thiết lập
Bên nhượng quyền sẽ cung cấp hoạt động hỗ trợ trong quản lý, bao gồm các thủ tục tài chính, những nhân viên đầy kinh nghiệm, hệ thống quy trình quản lý. Bên nhượng quyền sẽ giúp đỡ cho bên nhận quyền vượt qua được giai đoạn khó khăn khi áp dụng mô hình kinh doanh đã được bên nhượng quyền thiết lập trước đó.
Được ưu đãi khi mua sản phẩm, nguyên liệu
Bên nhận nhượng quyền thương mại sẽ luôn nhận được những sự ưu đãi đặc biệt khi mua các sản phẩm, nguyên liệu của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền khi mua nguyên liệu với số lượng lớn còn nhận được tỷ lệ khấu hao hấp dẫn.
2.2. Nhược điểm của bên nhận nhượng quyền:
Nhượng quyền thương mại không phải hoàn toàn mang lại lợi ích mà chứa những ẩn số rủi ro như: bên nhượng quyền dễ bị mất quyền kiểm soát, sự tranh chấp giữa các cơ sở kinh doanh, khi các bên nhận nhượng quyền hoạt động kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín thương hiệu,…
Nhận nhượng quyền thương mại thì bạn sẽ không được quyền tự do quyết định hoạt động kinh doanh. Bởi đây không phải là thương hiệu của bạn. Thêm nữa, bạn cũng sẽ phải cạnh tranh với các đơn vị khác trong cùng một hệ thống. Đặc biệt là bạn sẽ bị hạn chế khả năng sáng tạo cũng như đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả.