Yêu cầu điều tra là một văn bản tố tụng do cơ quan Kiểm sát viên trong quá trình thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự thực hiện. Vậy, mẫu yêu cầu điều tra có nội dung cụ thể như thế nào và được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu yêu cầu điều tra là gì?
Yêu cầu điều tra có những vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc điều tra vụ án hình sự và trong cả quá trình xử lý vụ án hình sự. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp yêu cầu điều tra có ý nghĩa quyết định đối với việc thành bại trong quá trình xử lý vụ án và bị can. Thông qua đó đã thể hiện rõ và đầy đủ nhất chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát trong hoạt động điều tra vụ án. Mẫu yêu cầu điều tra được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành; được sử dụng khá phổ biến trong thực tế và có những ý nghĩa to lớn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Mẫu số 83/HS: Yêu cầu điều tra là mẫu bản yêu cầu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích là để yêu cầu điều tra đối với vụ án hình sự. Mẫu nêu rõ nội dung yêu cầu, thông tin Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, lý do yêu cầu điều tra, thông tin của người hoặc pháp nhân thương mại bị khởi tố những vấn đề cần điều tra để thu thập, củng cố chứng cứ, hoàn thiện các thủ tục tố tụng bảo đảm cho việc điều tra, truy tố được toàn diện, khách quan và triệt để theo đúng quy định của pháp luật. Mẫu yêu cầu điều tra được ban hành theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Mẫu yêu cầu điều tra:
Mẫu số 83/HS
Theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________________
VIỆN KIỂM SÁT[1] …
[2]……
_____________
Số:…../YC-VKS…-…[3]
…, ngày…… tháng…… năm 20…
YÊU CẦU ĐIỀU TRA
Căn cứ Điều 42 và Điều 165 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…. ngày…. tháng…. năm… của [4]……. và Quyết định khởi tố bị can số …. ngày …. tháng …. năm …. của [5]…… đối với [6]…… về tội…… quy định tại khoản….. Điều….. Bộ luật Hình sự (nếu có);
Xét thấy [7]……
YÊU CẦU:
Cơ quan [8]…tiến hành điều tra, xác minh làm rõ những nội dung sau đây:
1……..
2……..
3……..
……….
Cơ quan [8]…… có trách nhiệm thực hiện yêu cầu trên và tiến hành điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan có thẩm quyền điều tra;
-…;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP
KIỂM SÁT VIÊN
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu yêu cầu điều tra:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Ghi tên Cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án
[5] Ghi tên Cơ quan ra quyết định khởi tố bị can
[6] Ghi rõ tên người hoặc pháp nhân thương mại bị khởi tố
[7] Nêu lý do yêu cầu điều tra
[8] Ghi tên Cơ quan có thẩm quyền điều tra
4. Một số quy định về điều tra vụ án hình sự:
4.1. Khái niệm điều tra vụ án hình sự:
Trong pháp luật hình sự quy định giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự thứ hai mà trong đó cơ quan điều tra sẽ căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự và dưới sự kiểm sát của Viện kiểm sát tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm mục đích chính là để thu thập và củng cố các loại chứng cứ, nghiên cứu các tình tiết của vụ án hình sự, phát hiện nhanh chóng và đầy đủ các tội phạm và người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm tội để truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng cần phải bảo đảm cho việc bồi thường thiệt hại về vật chất do tội phạm gây nên và trên cơ sở đó Viện kiểm sát đưa ra các quyết định sau đây: Đình chỉ điều tra vụ án hình sự hoặc là chuyển toàn bộ các tài liệu của vụ án đó cho Viện kiểm sát kèm theo kết luận điều tra và đề nghị truy tố bị can.
4.2. Quy định chung về hoạt động điều tra:
Theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015 thì hoạt động điều tra do ba cơ quan thực hiện ở các phạm vi và mức độ khác nhau. Cụ thể là Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; cơ quan được giao quyển hạn điều tra của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, cảnh sát biển tiến hành một số hoạt động điều tra.
Cũng theo quy định của pháp luật thì giai đoạn điều tra vụ án hình sự được bắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi có bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ vụ án của Cơ quan điều tra.
Đối tượng của hoạt động điều tra là hành vi phạm tội, người phạm tội, thiệt hại do tội phạm gây ra và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án được quy định cụ thể tại Điều 63
Hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật hiện hành sẽ được thực hiện bằng các biện pháp điều tra khác nhau dựa theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định cụ thể như là: hỏi cung bị can, lấy lời khai của những người tham gia tố tụng khác, đối chất, nhận dạng, khám xét, thu giữ vật chứng, tài liệu, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra, trưng cầu giám định.
4.3. Vai trò và ý nghĩa của giai đoạn điều tra vụ án hình sự:
Điều tra vụ án hình sự có những vai trò và ý nghĩa cụ thể như sau:
– Trên thực tế, điều tra vụ án hình sự là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự của các cơ quan và các chủ thể tiến hành có thẩm quyền đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm mục đích để trực tiếp chứng minh hành vi phạm tội và người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm thông qua các chứng cứ đã thu thập được. Không những thế, điều tra vụ án hình sự cũng là một trong những phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm, gây ra oan sai và các tranh chấp xảy ra trong thực tế.
– Điều tra vụ án hình sự cũng góp phần ngăn chặn kịp thời việc thông qua quyết định khởi tố bị can một cách không thận trọng, thiếu chính xác của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Nếu không thận trọng, thiếu chính xác trong việc ban hành các quyết định thì có thể sẽ kéo một loạt hậu quả tiêu cực tiếp theo xảy ra trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự ở các giai đoạn tố tụng hình sự.
– Không những thế, việc điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự cơ bản và quan trọng để tăng cường pháp chế, bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong các giai đoạn trước khi khởi tố của Viện kiểm sát và xét xử của
4.4. Quy định về thẩm quyền điều tra theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 :
Theo Điều 163
Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân bao gồm:
– Cơ quan An ninh điều tra.
Cơ quan An ninh điều tra được tổ chức ở cấp Trung ương và cấp tỉnh.
– Cơ quan Cảnh sát điều tra.
Cơ quan Cảnh sát điều tra được tổ chức ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện.
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân bao gồm:
– Cơ quan điều tra quân sự.
Cơ quan điều tra quân sự được tổ chức ở Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục, Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Binh đoàn, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Cơ quan điều tra hình sự khu vực.
– Cơ quan điều tra an ninh quân đội.
Cơ quan điều tra an ninh quân đội được tổ chức ở Bộ Quốc phòng, ở Quân khu, Quân chủng, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng.
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm:
– Cục điều tra thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Phòng điều tra thuộc Viện kiểm sát quân sự Trung ương.
Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân và trong Quân đội nhân dân được phân chia thành hai loại: Loại thứ nhất sẽ có nhiệm vụ tiến hành điều tra các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh và những tội phạm do cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân thực hiện và loại thứ hai sẽ có nhiệm vụ tiến hành điều tra các tội phạm còn lại theo quy định của pháp luật.