Xây dựng thang bảng lương là một trong những nội dung quan trọng phải được thực hiện thông qua hoạt động xin ý kiến của tổ chức đại diện công đoàn. Vậy mẫu ý kiến Ban chấp hành Công đoàn về thang bảng lương có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu ý kiến Ban chấp hành Công đoàn về thang bảng lương:
CÔNG TY…. ———- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……
| …, ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội..…
Ý KIẾN BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN
VỀ THANG, BẢNG LƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP
– Căn cứ Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo
Sau khi xem xét và trao đổi với Ban Tổng Giám đốc ….., Ban chấp hành Công đoàn của Công ty thống nhất với Hệ thống thang lương, bảng lương này đúng và phù hợp với quy định của pháp luật lao động về mức lương tối thiểu áp dụng đối với người lao động trong Công ty.
Kính đề nghị Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội ..… chấp thuận tạo điều kiện để Công ty áp dụng thực hiện Hệ thống thang lương, bảng lương.
Trân trọng!
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu VT; | TM. BCH CÔNG ĐOÀN CÔNG TY CHỦ TỊCH |
2. Xây dựng thang bảng lương có cần xin ý kiến công đoàn cơ sở không?
Trong quan hệ lao động có những nội dung ràng buộc quyền nghĩa vụ và các bên trên thực tế, trong đó phải kể đến các nội dung xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được biết đến là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động. Việc thống nhất các nội dung này cần phải trải qua hoạt động thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Bộ phận này cũng giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng thang lương, bảng lương và yếu tố khác liên quan đến người lao động. Hiện nay, hoạt động xây dựng cần được thực hiện theo nguyên tắc đã được ghi nhận tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm trong việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động. Đây được xem là trách nhiệm quan trọng, chỉ khi được xây dựng theo đúng quy định thì sẽ được sử dụng để làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động;
– Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức;
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện các hoạt động là tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động;
Cần lưu ý rằng: Thang lương, bảng lương và mức lao động để đảm bảo đúng về trình tự thì bắt buộc phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện;
Đồng thời, trong nội dung được ghi nhận tại Điều 178 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở trong quan hệ lao động như sau:
– Cơ quan này hỗ trợ trong việc tổ chức, thực hiện thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này;
– Trong những trường hợp cần thiết phải đứng ra bảo vệ cho người lao động sẽ là bên tổ chức hoạt động đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này;
– Ngoài ra, cũng có quyền được tham khảo ý kiến xây dựng và thực hiện việc thể hiện tính chất giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, những nội dung thể hiện nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động là thành viên của mình;
– Khi thành lập Ban chấp hành công đoàn thì mục đích chính là đại diện cho người lao động trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền.
– Có thể tiến hành tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật này;
– Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện người lao động và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký…
– Đối trường hợp không có công đoàn cơ sở thì việc lấy ý kiến Ban chấp hành Công đoàn về thang bảng lương được thực hiện như sau:
Căn cứ theo Điều 17 Luật Công đoàn 2012 đã có quy định quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với người lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở như sau:
Nếu vì một số lý do mà cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì mọi hoạt động nằm trong phạm vi điều chỉnh của công đoàn cấp trên sẽ hướng dẫn các hoạt động liên quan, trong đó bao gồm việc là trực tiếp cơ sở có quyền, trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu;
Có thể thấy, doanh nghiệp khi đang trong giai đoạn xây dựng thang, bảng lương nên sẽ phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Trường hợp doanh nghiệp không có công đoàn cơ sở thì sẽ phải tham khảo ý kiến của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở để đảm bảo đúng trình tự trong quá trình xây dựng bảng lương.
3. Mức xử phạt đối với việc người sử dụng lao động xây dựng thang bảng lương nhưng không xin ý kiến công đoàn:
Như đã biết, khi doanh nghiệp tiến hành hoạt động xây dựng bảng lương thì phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, hoặc trong trường hợp không có tổ chức công đoàn cơ sở thì thực hiện theo hướng dẫn của công đoàn cấp trên trực tiếp. Trong trường hợp khi xây dựng thang bảng lương nhưng không xin ý kiến công đoàn thì sẽ bị xử phạt theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP với các mức như sau:
– Đối tượng vi phạm có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
+ Nếu phát hiện ra hành vi của doang nghiệp là không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: sử dụng thang lương, bảng lương áp dụng trên thực tế; mức lao động; quy chế thưởng;
+ Có hành vi là không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
+ Vi phạm trong việc không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
+ Theo quy định thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bảng kê trả lương nhưng lại không thực hiện trách nhiệm này hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
+ Người sử dụng lao động không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy, người sử dụng lao động là cá nhân không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì sẽ bị áp dụng mức xử phạt với mức 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể là sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Luật Công đoàn 2012;
Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.