Thỏa thuận diễn ra dưới nhiều hình thức như thỏa thuận chia tài sản, thỏa thuận về việc nuôi con,... Vậy thỏa thuận lưu giữ di chúc được thể hiện như thế nào? Mẫu văn bản thỏa thuận di chúc gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc là gì?
Văn bản là hình thức thể hiện sự thỏa thuận, nêu được ý chí của các chủ thể nhằm mục đích ghi nhận, lưu giữ và các thông tin, quyết định từ các cá nhân về thỏa thuận lưu giữ di chúc của người đã mất
Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc là mẫu văn bản được lập ra để thỏa thuận lưu giữ di chúc
2. Văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————
VĂN BẢN THỎA THUẬN
(V/v lưu trữ di chúc)
Hôm nay, ngày … tháng…năm 20….., tại ………, chúng tôi gồm có:
BÊN THỨ NHẤT (BÊN A):
Ông ……………,
sinh năm: ………….,
CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày ………
và vợ là bà ………..,
sinh năm: …………,
CMND số: …… do Công an ………. cấp ngày ……………..
Cả hai ông bà cùng đăng ký hộ khẩu thường trú tại: Số …
BÊN THỨ HAI (BÊN B):
Ông/Bà ………………,
sinh năm: ………..,
CMND số: …………. do Công an …… cấp ngày ……,
hộ khẩu thường trú tại: ………
NƠI NHẬN LƯU TRỮ DI CHÚC:
Tên văn phòng công chứng:
Địa chỉ:
THÔNG TIN CÁ NHÂN NHỮNG NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN DI CHÚC:
Họ và tên
CMND số: …………. do Công an …… cấp ngày ……,
Hộ khẩu thường trú:
Số điện thoại:
Chúng tôi lập văn bản thỏa thuận này với nội dung như sau:
1. Hiện tại Bên A và Bên B cùng thỏa thuận việc lư giữ di chúc tại địa chỉ:……………… (những người tham gia thỏa thuận lưu giữ di chúc này gồm có: ông/bà…………………..).
Nay trong trạng thái tinh thần minh mẫn, tỉnh táo không bị bất kỳ một sự ép buộc nào, chúng tôi nhất chí thỏa thuận như sau:
– Bên A đồng ý nhất trí để Bên B là người đại diện được nhận lưu trữ di chúc
– Chúng tôi cam đoan:
+ Tôi đã niêm phong di chúc này, di chúc này được niêm phong tại văn phòng…
+ Việc thỏa thuận trên đây là hoàn toàn tự nguyện, chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả do việc thỏa thuận này gây ra.
+ Các nội dung trình bày trong thỏa thuận này là đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trình bày này;
+ Việc giao kết Văn bản này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này;
Chúng tôi đã cùng đọc lại nguyên văn Văn bản này, hiểu rõ nội dung và cùng ký tên, điểm chỉ dưới đây để làm bằng chứng.
BÊN THỨ NHẤT (BÊN A)
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÊN THỨ HAI (BÊN B)
(Ký, ghi rõ họ tên)
VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
BÊN LIÊN QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn lập văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc:
Mẫu văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc cần bao gồm những nội dung sau:
– Ngày tháng năm
– Tên mẫu văn bản: văn bản thỏa thuận lưu giữ di chúc, giấy nhận lưu giữ di chúc, văn bản lưu giữ di chúc…
– Địa điểm lập mẫu văn bản: tại phòng công chứng số, tại nhà số…
– Thông tin cá nhân của người lập văn bản: họ và tên, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú…
– Thông tin cá nhân của đại diện cá nhân nơi nhận lưu giữ di chúc: họ và tên công chứng viên, chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, ngày tháng năm sinh…
– Thông tin nơi nhận lưu giữ di chúc: tên văn phòng công chứng, địa điểm, địa chỉ…
– Lời xác nhận về di chúc: tôi đã niêm phong di chúc này, di chúc này được niêm phong tại văn phòng…
– Thông tin cá nhân của những người có liên quan đến di chúc hoặc những người cần liên hệ khi mở di chúc: họ và tên, hộ khẩu thường trú, số điện thoại…
– Ghi nhận lưu trữ văn bản: văn bản này được lập thành… lưu giữ tại…
– Ghi rõ số vào sổ công chứng, quyển số…
– Người lập văn bản ký tên/ điểm chỉ
– Công chứng viên đóng dấu/ ký tên
4. Một số quy định liên quan:
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015 (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017);
–
–
4.1. Thủ tục Nhận lưu giữ di chúc:
a) Trình tự thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng), từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút, buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút) và sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
– Trường hợp việc tiếp nhận thông qua bộ phận tiếp nhận hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận chuyển hồ sơ cho Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng;
-Trường hợp Công chứng viên trực tiếp nhận, thì thực hiện kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng:
+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng;
+ Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ: Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn và yêu cầu bổ sung (phiếu hướng dẫn ghi cụ thể các giấy tờ cần bổ sung, ngày tháng năm hướng dẫn và họ tên Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ);
+ Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết: Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản, Công chứng viên báo cáo Trưởng phòng/Trưởng Văn phòng xin ý kiến và soạn văn bản từ chối.
Bước 3: Ký giấy chứng nhận lưu giữ di chúc
Công chứng viên niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và chuyển hồ sơ cho bộ phận thu lệ phí.
Bước 4: Trả kết quả
Bộ phận thu phí hoàn tất việc thu phí, thù lao công chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và giao giấy nhận lưu lưu giữ di chúc cho người lập di chúc.
b) Cách thức thực hiện:
– Người yêu cầu công chứng nộp và nhận kết quả giải quyết hồ sơ trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng);
-Trong trường hợp người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo đơn yêu cầu của người có yêu cầu công chứng.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
– Thành phần hồ sơ:
+ Phiếu yêu cầu nhận lưu giữ di chúc;
+Bản chính di chúc cần gửi giữ;
+ Bản sao giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Giấy chứng minh sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam/Hộ chiếu của người lập di chúc cần lưu giữ.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết hồ sơ: Không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Tổ chức hành nghề công chứng.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy nhận lưu giữ di chúc hoặc văn bản từ chối nhận lưu giữ di chúc, có nêu rõ lý do.
h) Phí, lệ phí:
– Phí nhận lưu giữ di chúc: 100.000 đồng/trường hợp;
– Thù lao công chứng: Do tổ chức hành nghề công chứng xác định không vượt quá mức trần thù lao công chứng được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định tại Quyết định số 08/2016/QĐ-UBND ngày 21/3/2016;
– Chi phí khác: Do sự thỏa thuận giữa người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
4.2. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
– Người đề nghị nhận giữ di chúc có năng lực hành vi dân sự; hoàn toàn tự nguyện;
– Mục đích và nội dung nhận giữ di chúc không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
– Người yêu cầu công chứng phải là người lập di chúc;
– Cơ quan công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của pháp luật về công chứng;
– Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì nơi nhận lưu trữ di chúc thuộc về văn phòng công chứng, người yêu cầu công chứng hoàn thiện hồ sơ và nộp trực tiếp tại trụ sở tổ chức hành nghề công chứng . Việc nhận lưu trữ di chúc phải tuân thủ theo đúng trình tự thực hiện các bước theo luật định. Di chúc lưu trữ phải được niêm phong tại văn phòng nhận lưu trữ và phải được kiểm tra qua công chứng viên để xác thực hồ sơ công chứng!