Vấn đề thừa kế là một trong những vấn đề được khá nhiều người quan tâm, và hiện nay cũng phát sinh nhiều tranh chấp từ hoạt động hưởng thừa kế. Dưới đây là mẫu văn bản đề nghị nhận thừa kế mới nhất trong quá trình khai nhận di sản thừa kế.
Mục lục bài viết
1. Mẫu văn bản đề nghị nhận thừa kế mới nhất:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, thừa kế là vấn đề không còn xa lạ trong đời sống của người dân. Trong quá trình thực hiện thủ tục thừa kế di sản do người chết để lại, văn bản đề nghị nhận thừa kế là một trong những văn bản được nhiều người quan tâm. Mẫu văn bản đề nghị nhận thực tế hiện nay là loại văn bản được cá nhân những người thừa kế lập ra theo quy định của pháp luật để gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm mục đích đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc được nhận thừa kế dựa trên di sản mà người chết để lại. Mẫu văn bản đề nghị nhận thừa kế nêu rõ thông tin của người đề nghị nhận thừa kế, thông tin của những người được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật, và bao gồm nhiều nội dung cơ bản khác trong đó có lời chứng thực của công chứng viên. Bạn đọc có thể cùng tham khảo chi tiết mẫu văn bản đề nghị nhận thừa kế tại bài viết dưới đây.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ NHẬN THỪA KẾ
Tại văn phòng công chứng số … địa chỉ …
Tôi tên là: …
Sinh ngày: …
Chứng minh nhân dân số … do … cấp ngày …
Hộ khẩu thường trú: (trong trường hợp không có hộ khẩu thường trú, thì ghi đăng ký tạm trú) …
Là … của ông/bà: … (ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Theo …. (ghi từ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Trường hợp nhiều người cùng đề nghị nhận thừa kế thì ghi nội dung thông tin như sau:
Chúng tôi là :
1. Họ và tên: …
Sinh ngày: … / … / …
Chứng minh nhân dân số: …
Cấp ngày: … / … / …
Cấp tại: …
Hộ khẩu thường trú: …
Là … của ông/bà: … (ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Theo … (ghi từ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
2. Họ và tên: …
Sinh ngày: … / … / …
Chứng minh nhân dân số: …
Cấp ngày: … / … / …
Cấp tại: …
Hộ khẩu thường trú: …
Là … của ông/bà: … (ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Theo … (ghi từ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
3. Họ và tên: …
Sinh ngày: … / … / …
Chứng minh nhân dân số: …
Cấp ngày: … / … / …
Cấp tại: …
Hộ khẩu thường trú: …
Là … của ông/bà: … (ghi rõ quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Theo … (ghi từ giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản)
Tôi (chúng tôi) là người thừa kế của ông (bà) … chết ngày … / … / … theo Giấy chứng tử số … do Uỷ ban nhân dân … cấp ngày … / … / … Tôi (chúng tôi) xin đề nghị nhận thừa kế của ông (bà) … để lại như sau: …
(Trong phần này phải ghi rõ: di sản để lại và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản của người để lại di sản đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng)
Tôi (chúng tôi) xin cam đoan những vấn đề sau đây:
– Những thông tin đã ghi trong văn bản đề nghị nhận thừa kế này là đúng sự thật;
– Ngoài tôi (chúng tôi) ra, ông (bà) … không còn người thừa kế nào khác;
– Văn bản đề nghị nhận thừa kế này do tôi (chúng tôi) tự nguyện lập.
Chúng tôi đã đọc văn bản đề nghị nhận thừa kế và ký vào văn bản này trước sự có mặt của công chứng viên.
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ NHẬN THỪA KẾ | LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN |
(ký, điểm chỉ và ghi rõ họ và tên) | … |
2. Nội dung cơ bản của văn bản đề nghị nhận thừa kế:
Nhìn chung thì văn bản đề nghị nhận thừa kế cần phải bao gồm những nội dung cơ bản, cần phải đáp ứng yêu cầu về mặt nội dung và hình thức (tức là phải tiến hành hoạt động công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo như phân tích dưới đây), có thể kể đến một số nội dung cơ bản cần phải có trong quá trình soạn thảo văn bản đề nghị nhận thừa kế như sau:
– Tên tiêu ngữ theo quy định của pháp luật và tên của văn bản để phân biệt với các mẫu văn bản khác trong chế định thừa kế là “văn bản đề nghị nhận thừa kế”;
– Thông tin cơ bản của người thừa kế hoặc các đồng thừa kế như họ và tên, hộ khẩu thường trú, số giấy tờ tùy thân, mối quan hệ với người để lại di sản;
– Thông tin về các loại giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người thừa kế và người để lại di sản;
– Thông tin cơ bản của văn phòng công chứng tiến hành hoạt động công chứng văn bản đề nghị nhận thừa kế;
– Lời cam kết của những người thừa kế trong quá trình đề nghị nhận thừa kế;
– Thông tin cơ bản của di sản mà người chết để lại;
– Lời chứng của công chứng viên.
3. Vai trò của văn bản đề nghị nhận thừa kế:
Văn bản đề nghị khai nhận di sản thừa kế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thủ tục nhận thừa kế của người chết. Đề nghị khai nhận di sản thừa kế được coi là một thủ tục nhằm mục đích xác nhận quyền tài sản đối với di sản thừa kế do người chết để lại của những người được hưởng thừa kế theo di chúc hoặc những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật căn cứ theo quy định tại Điều 651 của
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 58 của Luật công chứng năm 2018 có ghi nhận về việc công chứng văn bản khai nhận di sản, như sau:
– Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản;
– Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật công chứng năm 2018:
+ Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản theo quy định của pháp luật phải tiến hành thủ tục đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó;
+ Công chứng viên phải tiến hành thủ tục kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, những đối tượng đó là người có quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản. Nếu như công chứng viên xét thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.