Hiên nay, theo như quy định của pháp luật Tố tụng dân sự hiện hành thì đối với việc một người khởi kiện thì Tòa án không có nghĩa vụ đương nhiên giải quyết vụ án đó mà Tòa án sẽ xem xét về đơn khỏi kiện đó có đầy đủ nội dung và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án không thì mới ra quyết định thụ lý vụ án. Vậy mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án là gì?
Trước tiên thì phải hiểu về khái niệm thụ lý là một giai đoạn của Tố tụng dân sự và cũng là hoạt động của
Còn trong lĩnh vực hình sự, thụ lý là một giai đoạn của Tố tụng và cũng là hoạt động của
Mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án được cơ quan có thẩm quyền mà ở đây là
2. Mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
__________________
TÒA ÁN NHÂN DÂN…….(1)
________________
Số:…../TB-TLVA
….., ngày…… tháng …… năm…..
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC THỤ LÝ VỤ ÁN
Kính gửi: – ….(2)…….Địa chỉ: (3) ……… Nơi làm việc:(4) ……Số điện thoại: ………; số fax: ……………………; Địa chỉ thư điện tử: …….. (nếu có); là(5) …..
Ngày…..tháng……năm…….,Tòa án nhân dân…..đã thụ lý vụ án dân sự số:…../…../TLST-…(6) về việc(7)….….
Theo đơn khởi kiện của(8) ……
Địa chỉ: (9) ……
Nơi làm việc: (10) …..
Số điện thoại: ….; số fax: ….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ….. (nếu có)
Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết bao gồm: (11)
1 …
2 …(12) ….
Kèm theo đơn khởi kiện, người khởi kiện đã nộp các tài liệu, chứng cứ sau đây:(13)
1 ….
2 ….
Căn cứ vào Điều 196 và Điều 199 của Bộ luật tố tụng dân sự, Toà án nhân dân thông báo cho (14) …..được biết.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Thông báo này, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có). Trường hợp cần gia hạn, thì phải có đơn xin gia hạn gửi cho Toà án nêu rõ lý do để Toà án xem xét. Hết thời hạn này mà người được thông báo không nộp cho cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện của người khởi kiện thì Toà án căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Nơi nhận:
– Ghi nơi nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 196 của Bộ luật tố tụng dân sự;
– Lưu hồ sơ vụ án.
THẨM PHÁN
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án:
(1) Ghi tên Toà án có thẩm quyền thông báo về việc thụ lý vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (Ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H). Nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (Ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội).
(2), (3),(4) và (5) Ghi lần lượt đương sự của vụ án và tư cách tham gia tố tụng của họ. Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người được thông báo; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức được thông báo (ghi theo đơn khởi kiện). Cần lưu ý đối với cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Bà Trần Thị Q).
(6) Ô thứ nhất ghi số thụ lý, ô thứ hai ghi năm thụ lý và ô thứ ba nếu là tranh chấp về dân sự thì ghi “DS”; nếu là tranh chấp về hôn nhân và gia đình thì ghi “HNGĐ”; nếu là tranh chấp về kinh doanh, thương mại thì ghi “KDTM”; nếu là tranh chấp về lao động thì ghi “LĐ” (ví dụ: số 18/2017/TLST-HNGĐ).
(7) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án giải quyết: Cần xác định tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết được quy định tại Điều, khoản nào của Bộ luật tố tụng dân sự, để ghi vào phần trích yếu của bản án (ví dụ: Tranh chấp mà Tòa án thụ lý giải quyết là tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân được quy định tại khoản 1 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự thì ghi: “tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân”).
(8), (9) và (10) Nếu là cá nhân, thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc của người khởi kiện; nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức khởi kiện (ghi theo đơn khởi kiện).
(11) Ghi cụ thể những vấn đề mà người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết.
(12) Trường hợp vụ án được thụ lý theo thủ tục rút gọn thì ghi: “Vụ án được thụ lý theo thủ tục rút gọn”.
(13) Ghi cụ thể tên những tài liệu, chứng cứ của người khởi kiện gửi kèm theo đơn khởi kiện.
(14) Nếu là cá nhân, thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị như hướng dẫn tại điểm (2) mà không phải ghi họ tên (ví dụ: Thông báo cho Ông được biết; Thông báo cho Bà được biết); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó như hướng dẫn tại điểm (2).
4. Một số quy định về việc thụ lý vụ án:
4.1. Thời điểm nào được xác định là thời điểm thụ lý:
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của thời điểm thụ lý vụ án nên thời điểm thụ lý được xác định khi đương sự trong vụ án phải nộp tạm ứng án phí thì thời điểm thụ lý vụ án là khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định đối với những trượng hợp cụ thể và được pháp luật quy định được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí thì thời điểm thụ lý vụ án là thời điểm Tòa án nhận được đơn khởi kiện.
Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định rằng nếu vụ án có nhiều yêu cầu như việc phát sinh yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền, nghĩa vụ liên quan thì thời điểm thụ lý vụ án là thời điểm thụ lý đối với yêu cầu cuối cùng.
4.3. Thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự:
Thông báo về việc thụ lý vụ án dân sự là việc Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án. Tuy nhiên, có sự khác biệt đối với những vụ án thông thường thì đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Căn cư dựa trên quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản khác ban hành kèm theo có quy định về hình thưc của văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây: ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo; Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án; tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện; Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết; vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn; Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện; Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có) và cuối cũng là hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện.
4.4. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án:
Căn cứ dựa trên quy định của Luật tố tụng thì kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án trong thời hạn ba ngày đối với vụ án đơn gian. Còn đối với những vụ án được xem là có tình tiết phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử đúng thời hạn theo quy định của Bộ luật này.
Do đó, trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vu. Tuy nhiên không phải vụ án nào cũng được một thẩm phán giải quyết mà vì một lý do nào đó mà phải thây đổi thẩm phán thì trong trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và Tòa án phải thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP biểu mẫu trong tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.