Khi nhận được bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự phải ra thông báo nhận bản án, quyết định của Tòa án. Vậy. Mẫu thông báo nhận bản án, quyết định của tòa án có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thông báo nhận bản án, quyết định của tòa án là gì?
Thi hành án dân sự là vấn đê gắn liền với công tác xét xử, bảo đảm việc thi hành các phán quyết, quyết định trong công tác xét xử. Trong diễn đàn nghiên cứ khoa học đã có khá nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa xét xử và thi hành án dân sự, nhưng dù quan điểm như thế nào thì cũng không thể phủ nhận vị trí, vai trò của thi hành án dân sự là rất quan trọng để thi hành bản án, quyết định, bảo vệ quyền ợi ích hợp pháp của các chủ thể được thực hiện trên thực tế.
Về nguyên tắc, các bản án, quyết định chỉ thể hiện kết quả về mặt pháp lý, nếu không được thực thi trên thực tế thì không đạt được mục đích cuối cùng của hoạt động xét xử, giải quyết tranh chấp. Do đó, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trên thực tế thì các bản án, quyết định phải được nghiêm chỉnh thi hành theo các trình ư, thủ tục pháp luật về thi hành án. Từ đó, có thể hiểu: Thi hành án là hoạt động đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời các quyền và nghĩa vụ cá nhân, tổ chức theo bản án, quyết định có hiệu lực thi hành.
Trên cơ sở tìm hiểu quy định của pháp luật, nghiên cứu thi hành án dưới nhiều góc độ và tiếp cận với các quan điểm khác nhau về khái niệm thi hành án, có thể hiểu thi hành án dân sự là một loại thi hành án, là thủ tục tố tụng tư pháp thi hành các bản án quyết định về dân sự của
Bản án dân sự của Tòa án là văn bản tố tụng do Tòa án ra nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chưa đựng các nội dung cần có theo quy định của pháp luật, đặc biệt là phần quyết định về việc giải quyết vụ án dân sự, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.
Quyết định của Tòa án là văn bản tố tụng do Tòa án ban hành khi trong trường hợp công bố một sự kiện hoặc giải quyết một vấn đề, một sự kiện nào đó.
Nghĩa vụ chuyển giao bản án, quyết định của tòa án được ghi nhận tại Điều 485 Bộ luật tố tụng dân sự (thời hạn chuyển giao, bản án, quyết định) và Điều 28 Luật thi hành án dân sự (Chuyển giao bản án, quyết định). Trên cơ sở nhìn nhận và đánh giá, có thể hiểu cụ thể nghĩa vụ của Tòa án như sau:
Thứ nhất, Tòa án đã ra bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản; phải chuyển giao bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Quy định này trong Bộ luật tố tụng dân sự là 1 tháng, điều này dẫn đến những cách áp dụng thời hạn khác nhau bởi có tháng có 31 ngày.
Thứ hai, Tòa án đã ra bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; phải chuyển giao bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định.
Thứ ba, Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chuyển giao quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định.
Hoạt động chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án sẽ được kiểm sát bới Viện Kiểm sát theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này.
Lưu ý: Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án thì khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan.
Thông báo nhận bản án, quyết định của Tòa án là thủ tục bắt buộc khi cơ quan thi hành án dân sự nhận được bản án, quyết định và tài liệu bằng đường bưu điện. Xét theo quan hệ thông thường thì đây là lẽ đương nhiên khi nhận một điều gì từ ai đó. Dưới góc độ lý luận và pháp lý, đây là thủ tục nhằm đảm bảo quyền được biết của Tòa án, sự thông báo này để biết được rằng bản án, quyết định đã đến được nơi cần đến, nếu không thì Tòa án phải xem xét lí do và tìm phương hướng giải quyết cho quá trình chuyển giao này.
Thủ tục nhận bản án được quy định cụ thể tại Điều 29 Luật thi hành án dân sự, cụ thể:
Khi nhận bản án, quyết định do Tòa án chuyển giao, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra, vào sổ nhận bản án, quyết định. Sổ nhận bản án, quyết định phải ghi rõ số thứ tự; ngày, tháng, năm nhận bản án, quyết định; số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định và tên Tòa án đã ra bản án, quyết định; tên, địa chỉ của đương sự và tài liệu khác có liên quan.
Việc giao, nhận trực tiếp bản án, quyết định phải có chữ ký của hai bên; trường hợp nhận được bản án, quyết định và tài liệu có liên quan bằng đường bưu điện thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án đã chuyển giao biết.
Có thể thấy rằng, việc ra thông báo nhận bản án, quyết định của Tòa án có ý nghĩa quan trọng, điều này cũng đã được chứng minh thông qua nghĩa vụ được quy định tại Điều 29 nêu trên, cũng như Bộ tư pháp, Bộ Quốc phòng cũng đã ban hành mẫu chung, làm căn cứ để áp dụng thống nhất cho mọi cơ quan thi hành án dân sự.
2. Mẫu Thông báo nhận bản án, quyết định của tòa án:
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: /TB-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
………., ngày ….. tháng ……. năm ……
THÔNG BÁO
(Về việc nhận bản án, quyết định của Tòa án)
Kính gửi: …
Phòng Thi hành án: ……đã nhận được Bản án, Quyết định số …. ngày …… tháng …… năm …. của ……
Các tài liệu kèm theo gồm:
….
Vậy, thông báo để Tòa án …….. biết.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Lưu: VT, HS, THA; …
TRƯỞNG PHÒNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu thông báo nhận bản án, quyết định của tòa án:
Trước hết, người lập thông báo phải xác định số thông báo (điều này căn cứ vào cách đánh số và số văn bản trước đây cơ quan đã từng ban hành).
– Ghi địa danh, ngày tháng năm ra thông báo, ví dụ: Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2021
– Kính gửi: Ghi tên
– Các nội dung khác được ghi theo bản án, quyết định và tài liệu liên quan kèm theo
– Cuối thông báo, trưởng phòng phải ký và ghi rõ họ tên.
Văn bản thông báo phải đảm bảo đầy đủ nội dung nêu trên, đảm bảo về bố cục, hình thức, không tẩy xóa, sử dụng một phông chữ và một màu mực.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư 96/2016/TT-BQP quy định công tác kiểm tra, biểu mẫu nghiệp vụ về thi hành án dân sự trong Quân đội