Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thụ lý và xử lý về hành vi bị tố cáo, trường hợp không thụ lý tố cáo tiếp cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành thông báo cho người tố cáo được biết. Việc thông báo không thụ lý tiếp phải được thông báo bằng văn bản.
Mục lục bài viết
1. Mẫu số 36/PTHA: Thông báo không thụ lý tố cáo tiếp là gì, mục đích của mẫu thông báo ?
Theo quy định của
Trong quá trình thực hiện tố cáo, cơ quan tiếp nhận tố cáo sẽ có trách nhiệm tiếp nhận, thụ lý tố cáo và trả lời kết quả. Trường hợp đã thụ lý tố cáo nhưng người tố cáo vẫn tố cáo tiếp và cơ quan tiếp nhận tố cáo xét thấy rằng thông tin tố cáo này không thuộc trường hợp thụ lý tố cáo tiếp thì cơ quan tiếp nhận tố cáo sẽ thông báo cho người tố cáo thông tin về việc không tiếp nhận thụ lý tố cáo tiếp.
Mẫu Thông báo không thụ lý tố cáo tiếp là văn bản của phòng thi hành án gửi cho người tố cáo với nội dung bao gồm các thông tin tố cáo và lý do không thụ lý tố cáo tiếp.
Mục đích của mẫu thông báo không thụ lý tố cáo tiếp: phòng thi hành án khi xem xét thông tin tố cáo tiếp của người tố cáo và nhận thấy rằng thông tin tố cáo này đã được giải quyết hoặc không nêu lý do tố cáo thì sẽ tiến hành thông báo cho người tiến hành tố cáo về việc không tố cáo tiếp.
2. Mẫu Thông báo không thụ lý tố cáo tiếp:
Mẫu số 36/PTHA
BTL QK…(BTTM, QCHQ)
PHÒNG THI HÀNH ÁN
——-
Số: ……../TB-PTHA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……(1)…., ngày ….. tháng ……. năm …
THÔNG BÁO
(Về việc không thụ lý tố cáo tiếp)
Ngày ……… tháng ….. năm ….. Phòng Thi hành án …(2)…… đã nhận được đơn tố cáo tiếp của ……… địa chỉ: ……….
với nội dung: ……..
Các nội dung tố cáo nêu trên đã được Trưởng phòng Thi hành án …………… giải quyết tại Kết luận nội dung tố cáo số ………….. ngày….tháng….năm ……… nhưng người tố cáo tiếp tục tố cáo tiếp với lý do: (3)……………………. (nêu lý do của người tố cáo, nếu không có lý do thì ghi là “nhưng người tố cáo tiếp tục tố cáo mà không nêu rõ lý do”).
Sau khi nghiên cứu, xem xét thấy các nội dung tố cáo nêu trên đã được giải quyết đúng pháp luật. Do đó, căn cứ theo quy định tại … Điều … Luật Tố cáo, không có cơ sở để thụ lý giải quyết lại tố cáo trên.
Vậy, thông báo để người tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết. Nếu không có tình tiết mới, đề nghị chấm dứt việc tố cáo, việc xem xét, giải quyết các nội dung tố cáo nêu trên./.
Nơi nhận:
– Người tố cáo;
– Cơ quan, người chuyển tố cáo;
– Lưu: VT, HS, THA; ….
TRƯỞNG PHÒNG
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo thông báo:
Người soạn thảo không thụ lý tố cáo tiếp phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một thông báo chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức thông báo, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Chính giữa trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện thông bál, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là tên thông báo về việc không thụ lý tố cáo tiếp;
Về nội dung thông báo: người soạn thảo thông báo cần trình bày đầy đủ các nội dung thông báo: thông tin tố cáo và lý do không thụ lý tố cáo tiếp.
Cuối thông báo không thụ lý tố cáo tiếp phải có chữ ký và xác nhận, đóng dấu của trưởng phòng thi hành án là đúng thẩm quyền và nội dung thông báo đã được xác nhận là chính xác.
Về soạn thảo chi tiết cần đáp ứng các yêu cầu:
(1) Ghi rõ ngày tháng năm thực hiện thông báo;
(2) Tên của phòng thi hành án;
(3) Lý do không thụ lý vụ án tiếp.
4. Những quy định liên quan đến việc không thụ lý vụ án tiếp:
Theo Điều 28 Luật tố cáo 2018 thì trình tự giải quyết tố cáo được thực hiện theo cáo bước sau đây:
Sau khi người tố cáo tiến hành nộp đơn tố cáo thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ tiến hành thụ lý tố cáo. Sau khi thụ lý, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải tiến hành xác minh nội dung tố cáo, xem xét nội dung tố cáo chính xác hay không chính xác, các hành vi bị tố cáo có xảy ra hay không, ảnh hưởng đến lợi ích người khác như thế nào và tiến hành kết luận nội dung tố cáo. Quá trình xử lý sẽ đưa ra các kết quả về việc tố cáo, cơ quan có thẩm quyền xử lý tố cáo sẽ đưa ra kết quả sau khi xử lý, kết quả sẽ được đưa ra bằng văn bản và phải đúng theo quy định của pháp luật để tránh việc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người liên quan, đảm bảo nguyên tắc khi thực hiện tố cáo.
Bước 1: Tiếp nhận tố cáo
Có hai phương thức tố cáo là tố cáo trực tiếp và tố cáo bằng đơn:
– Nếu tố cáo bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo, thông tin và cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Một điểm lưu ý là người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo để xác nhận về việc mà mình tố cáo.
– Nếu người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: người tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.
Bước 2: Thụ lý tố cáo
Người giải quyết tố cáo chỉ ra quyết định thụ lý tố cáo khi có đủ các điều kiện cụ thể sau:
– Việc tố cáo được thực hiện theo bước 1;
– Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật. Điều này nhằm chứng minh việc người tố cáo có khả năng nhận thức trong việc nhìn nhận các hành vi, hành vi nào là trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của mình.
– Người giải quyết tố cáo chỉ tiếp nhận vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo; trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo, người giải quyết tố cáo không tiến hành thụ lý và hướng dẫn cho người tố cáo nộp đơn tố cáo đúng thẩm quyền để được giải quyết.
– Việc tố cáo một cá nhân, tổ chức nào đó phải luôn có bằng chứng thì mới có thể tiến hành tố cáo, do đó nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật, trường hợp nội dung tố cáo không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật thì người giải quyết tố cáo không tiến hành thụ lý.
– Tố cáo người giải quyết khiếu nại: Trường hợp tố cáo xuất phát từ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật nhưng người khiếu nại không đồng ý mà chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông tin, tài liệu, chứng cứ để xác định người giải quyết khiếu nại có hành vi vi phạm pháp luật.
– Trường hợp nội dung tố cáo đã được giải quyết hoặc nội dung tố cáo không nằm trong nội dung sẽ được giải quyết thì người có thẩm quyền thực hiện thông báo về việc không thụ lý tố cáo tiếp.