Theo quy định hiện hành thì các chủ thể có thẩm quyền khi biết được những vi phạm sẽ phải có văn bản thông báo phát hiện vi phạm gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Và các tòa án nhận được văn bản thông báo phải tiến hành giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm đó.
Mục lục bài viết
1. Vi phạm trong văn bản thông báo phát hiện vi phạm là gì?
Vi phạm cần được giải quyết trong
Tại điểm b, khoản 1 Điều 326
Thủ tục tố tụng ở đây chính là thể hiện trong suốt quá trình giải quyết vụ án, từ khi thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, xét xử tại phiên tòa cũng như các hoạt động cần tiến hành sau phiên tòa. Những vi phạm này dẫn đến việc các đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ của mình dấn đến việc họ bị xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Vi phạm này có thể là việc xác định không đúng tư cách tố tụng của đương sự,
2. Hoạt động giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm:
Hiện nay, pháp luật quy định về chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đó chính là Chánh án
Theo quy định tại Điều 327 quy định như sau:
“2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.”
Từ quy định trên, thì có thể thấy việc thông báo phát hiện vi phạm sẽ Tòa án, Viện Kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức khác phát hiện thực hiện khi chính các chủ thể này phát hiện vi phạm. Nơi thông báo đến đó chính là đến các chủ thể có thẩm quyền kháng nghị, cụ thể là đến Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Đối với Tòa án nhân dân cấp cao sẽ có thẩm quyền giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm về những vi phạm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ. Còn Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm về những vi phạm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết. Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tối cao không tiến hành giải quyết những văn bản thông báo phát hiện vi phạm về quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Khi sau khi nhận được văn bản thông báo phát hiện vi phạm thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết, phân công cá nhân phụ trách. Nếu thuộc trường hợp phải tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm thì quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Còn nếu không thuộc trường hợp phải tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm, thì tiến hành thông báo bằng văn bản về việc giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm. Trong thông báo giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm này ghi rõ lý do không kháng nghị cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị biết.
3. Thông báo giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm là gì?
Thông báo giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm đó chính là văn bản do Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Tòa án nhân dân cấp cao ban hành sau khi tiến hành giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm do Tòa án, Viện Kiểm sát cấp dưới hoặc do các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi tới, nhưng những vi phạm trong các thông báo vi phạm này không thuộc trường hợp phải tiến hành kháng nghị giám đốc thẩm.
Thông báo giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm được dùng để thể hiện kết quả giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm được gửi đến Tòa án. Kết quả giải quyết ở đây chinh là việc không tiến hành kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, đồng thời cũng thể hiện lý do mà lại không tiến hành kháng nghị.
4. Mẫu Thông báo giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm và soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
TÒA ÁN NHÂN DÂN……(1)
Số: …../TB-TA
……., ngày…tháng…năm…
THÔNG BÁO
GIẢI QUYẾT VĂN BẢN THÔNG BÁO PHÁT HIỆN VI PHẠM
Kính gửi: (2)…..……
Địa chỉ: (3)……….
Tòa án nhân dân tối cao/Tòa án nhân dân cấp cao ………… nhận được Văn bản thông báo số ……….. ngày …. tháng …. năm …. của …………. về việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định) số………… ngày …. tháng …. năm ………. của Tòa án nhân dân …………. về vụ án “Tranh chấp……………” giữa nguyên đơn là ………. với bị đơn là …………; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ………..
Sau khi nghiên cứu Văn bản thông báo và các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, Tòa án nhân dân tối cao/Tòa án nhân dân cấp cao…………… có ý kiến như sau:
………………
Vì vậy, không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án (Quyết định) số …………. ngày …. tháng …. năm …… nêu trên.
Tòa án nhân dân tối cao/Tòa án nhân dân cấp cao ………….. thông báo để ……………… (4) biết.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Chánh án TAND … (để b/c);
– VKSND cùng cấp (để biết);
– TAND cấp phúc thẩm;
– TAND cấp sơ thẩm;
– Cục/Chi cục THADS ….;
– Lưu: VT (VP, ….), hồ sơ vụ án.
CHÁNH ÁN(5)
(ký tên, đóng dấu)
* Soạn thảo Thông báo giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm
Thông báo giải quyết văn bản thông báo phát hiện vi phạm được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn soạn thảo như sau:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân nhận đơn đề nghị; nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội).
(2) và (3) Ghi tên, địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có văn bản thông báo. Nếu là cá nhân thì ghi họ tên và địa chỉ của người có văn bản thông báo; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức có văn bản thông báo (ghi theo văn bản thông báo). Cần lưu ý đối với cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Kính gửi: Ông Nguyễn Văn A).
(4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên người có văn bản thông báo; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức có văn bản thông báo. Cần lưu ý đối với cá nhân thì tuỳ theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Ông Nguyễn Văn A).
(5) Trường hợp Chánh án ủy nhiệm cho người có thẩm quyền ký thay, ký thừa lệnh thì người đó ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu Tòa án.