Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên hiện nay đnag thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên:
- 2 2. Bắt buộc phải lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên không?
- 3 3. Cần ghi đầy đủ thông tin về công việc khi lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên không?
- 4 4. Không lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên bị xử phạt thế nào?
1. Mẫu sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên:
Tên doanh nghiệp/cơ quan/tổ chức/hợp tác xã/hộ gia đình/cá nhân sử dụng lao động
Địa chỉ: …
SỔ THEO DÕI TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN
Số thự tự | Người chưa thành niên | Người đại diện theo pháp luật | |||||||||||||
Họ và tên | Giới tính | Ngày tháng năm sinh | Quốc tịch | Địa chỉ thường trú/tạm trú | Số thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu (nếu có) | Tình trạng đi học | Hình thức | Công việc đang làm | Kết quả kiểm tra sức khỏe định kỳ | Họ và tên | Quốc tịch | Địa chỉ thường trú hoặc tạm trú | Nghề nghiệp | Số điện thoại (nếu có) | |
| (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Bắt buộc phải lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên không?
Trước hết cần phải khẳng định, lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên là một trong những trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động khi sử dụng đối tượng lao động là người chưa thành niên. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH, có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động có các trách nhiệm cơ bản như sau:
– Lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên trong trường hợp sử dụng người lao động là đối tượng chưa thành niên theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH, người sử dụng lao động cần phải thường xuyên cập nhật thông tin vào sổ theo dõi tình hình sử dụng người lao động chưa thành niên;
– Tôn trọng ý kiến của người lao động chưa thành niên, và lấy ý kiến của người lao động chưa thành niên về những vấn đề có liên quan đến quyền lợi hợp pháp của người lao động chưa thành niên;
– Thường xuyên kiểm tra, thường xuyên giám sát bảo đảm an toàn cho người lao động chưa thành niên tại nơi làm việc;
– Trong trường hợp sức khỏe của người lao động chưa thành niên không còn phù hợp với công việc mà họ đang làm, thì cần phải ra văn bản thông báo cho người chưa thành niên, đối với trường hợp người lao động được xác định là người chưa đủ 15 tuổi thì đồng thời phải thông báo cho người đại diện theo pháp luật của người lao động đó;
– Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề bảo vệ trẻ em.
Theo đó thì có thể nói, việc lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên là một trong những trách nhiệm quan trọng của người sử dụng lao động, đây là hoạt động bắt buộc khi người sử dụng lao động có sử dụng những người lao động là người chưa thành niên.
3. Cần ghi đầy đủ thông tin về công việc khi lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 144 của
– Lao động chưa thành niên về nguyên tắc chỉ được làm các công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo cho quá trình phát triển trí lực, phát triển thể lực, phát triển nhân cách của lao động;
– Người sử dụng lao động chưa thành niên trong quá trình sử dụng người lao động cần phải có trách nhiệm quan tâm và chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, chăm sóc, sức khỏe, chăm sóc về học tập trong quá trình lao động;
– Khi sử dụng người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động bắt buộc phải được sự đồng ý của cha mẹ hoặc được sự đồng ý của người giám hộ, cần phải có trách nhiệm lập sổ theo dõi riêng đối với người lao động chưa thành niên, và phải ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, xuất trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu;
– Người sử dụng lao động bắt buộc phải tạo cơ hội thuận lợi để người lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ đầy đủ, được nâng cao trình độ kĩ năng nghe.
Theo đó thì có thể nói, người sử dụng lao động trong quá trình sử dụng lao động chưa thành niên bắt buộc phải có nghĩa vụ lập sổ theo dõi quá trình sử dụng lao động chưa thành niên, trong sổ theo dõi cần phải ghi đầy đủ họ tên của người lao động, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm của người lao động chưa thành niên, kết quả của những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ, và cần xuất trình cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu.
4. Không lập sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo điều luật phân tích nêu trên, người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm lập sổ theo dõi tình hình sử dụng người lao động chưa thành niên. Hành vi không lập sổ theo dõi sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lao động chưa thành niên. Theo đó:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người sử dụng lao động khi có hành vi không lập sổ theo dõi riêng trong quá trình sử dụng lao động chưa thành niên, hoặc có lập sổ theo dõi riêng trong quá trình sử dụng lao động chưa thành niên tuy nhiên không ghi đầy đủ nội dung căn cứ theo quy định tại Điều 144 của
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người sử dụng lao động khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi sử dụng lao động chưa thành niên tuy nhiên chưa được sự đồng ý của cha mẹ/hoặc chưa được sự đồng ý của người giám hộ của người chưa thành niên đó;
+ Có hành vi sử dụng người lao động chưa thành niên trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi làm việc mà: Giao kết
+ Sử dụng người lao động chưa thành niên làm việc quá thời gian căn cứ theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật lao động năm 2019.
Theo đó thì có thể nói, khi sử dụng người lao động chưa thành niên tuy nhiên người sử dụng lao động không lập sổ theo dõi thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.
THAM KHẢO THÊM: