Trong quá trình thu thập các chứng cứ của vụ án hoặc nghi ngờ có xảy ra các hành vi phạm tội, các chủ thể có thẩm quyền sẽ có các quyền về thu giữ thư tín. Việc thu giữ thư tín phải có lệnh thu giữ và lệnh này phải được phê chuẩn từ chủ thể có thẩm quyền. Vậy quyết định phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín có nội dung và hình thức ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu số 113/HS: Quyết định phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Thư tín có thể hiểu là một hình thức văn bản dùng để chứa đựng những thông tin mà người gửi muốn thông tin đến cho người nhận biết.
Thư tín theo nghĩa rộng được hiểu là tất cả các thông tin được gửi gửi tiến hành ghi nhận dưới một hình thức vật chất nhất định và được thực hiện di chuyển hình thức vật chất đó từ một người sang một người khác, thư tín được thực hiện theo ý chí của người gửi. Hình thức vật chất đó đồng thời cũng là phương thức bảo quản thông tin trong quá trình di chuyển từ người sang người.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì hình thức của thư tín rất đa dạng và có thể ghi nhận thông tin qua bốn hình thức cụ thể sau:
– Thư viết trên giấy: thư viết trên giấy là loại thư tín cổ điển và có tính phổ biến nhất mà ngưởi gửi và người nhận sử dụng. Những thông tin được ghi nhận trên giấy có thể bằng chữ viết thông thường hoặc bằng một hệ thống kí hiệu quy ước giữa chủ thể gửi thông tin và chủ thể nhận thông tin sao cho cả hai có thể hiểu được nội dung bên còn lại muốn truyền đạt;
– Thông tin thư tín có thể được chứa đựng trong băng, đĩa từ dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh hoặc cả ba, đây là sự phát triển của thư tín dựa trên công nghệ;
– Thư được soạn thảo trên máy tính và gửi từ một địa chỉ điện tử đến một địa chỉ điện tử khác, thông qua mạng internet;
– Nhắn tin qua điện thoại, đây là việc để lại lời nhắn trên hộp thư thoại hoặc hộp tin nhắn của một số điện thoại. Lời nhắn trên hộp thư thoại tồn tại dưới dạng lời nói (lời đối thoại) được ghi âm.
Mẫu số 113/HS: Quyết định phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín là văn bản do Viện trưởng viện kiểm sát ban hành khi cần có quyết định phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín với nội dung liên quan đến phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín.
Mục đích của mẫu số 113/HS Quyết định phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín: trong các trường hợp nhằm thu giữ thư tín thì Viện trưởng viện kiểm sát sẽ thực hiện việc phê chuẩn nhằm mục đích cho phép các chủ thể liên quan thực hiện việc thu giữ thư tín.
2. Mẫu số 113/HS: Quyết định phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
VIỆN KIỂM SÁT … ……………….
Số:…../QĐ-VKS…-…
………, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ CHUẨN LỆNH THU GIỮ THƯ TÍN/ĐIỆN TÍN/BƯU KIỆN/BƯU PHẨM
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT(1)……………….……
Căn cứ các điều 41, 165, 192 và 197 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số .… ngày….. tháng…… năm…… của….……… về tội……… quy định tại khoản… Điều..… Bộ luật Hình sự;
Xét Lệnh thu giữ số…… ngày…… tháng…… năm……và Văn bản đề nghị phê chuẩn số…… ngày…… tháng…… năm…… của…… là có căn cứ,
QUYẾT ĐỊNH: (2)
Điều 1. Phê chuẩn Lệnh thu giữ số…… ngày… tháng… năm…. của……………
Điều 2. Yêu cầu…………… thực hiện Quyết định này theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan ra lệnh thu giữ;
-………………;
– Lưu: HSVA, HSKA, VP.
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT
(ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo quyết định:
Người soạn thảo Quyết định phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một văn bản chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức văn bản, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của cơ quan Viện Kiểm sát ra quyết định;
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là tên Quyết định phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín;
Về nội dung văn bản: người soạn thảo văn bản cần trình bày đầy đủ các nội dung văn bản, bao gồm thông tin và quyết định thu giữ thư tín;
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
(1) Ghi rõ Viện Trường Viện kiểm sát cấp nào;
(2) Ghi rõ nội dung quyết định phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín.
4. Những quy định liên quan đến phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín:
4.1. Căn cứ thu giữ thư tín:
Theo Điều 192
– Trong quá trình làm việc, khi các chủ thể có thẩm quyền có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Về nguyên tắc của bộ luật tố tụng hình sự thì việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân. Các trường hợp khác sẽ không được tự tiện khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện. Ngoài ra, việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện phải được ghi nhận bằng biên bản.
– Cũng như nguyên tắc khám người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện thì đối với thư tín, chỉ khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì chủ thể có thẩm quyền mới có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử. Đối với các trường hợp khác thì sẽ không được khám xét.
4.2. Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông:
Theo Điều 197 Bộ Luật Tố tụng hình sự 2015 thì thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông thì việc thu giữ thư tín được thực hiện như sau:
– Các trường hợp thu giữ: khi có các căn cứ cho rằng trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án.
– Đối tượng thu giữ: thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông.
– Chủ thể thực hiện: Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ.
Lưu ý lệnh thu giữ do cơ quan điều ra ra lệnh phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Riêng đối với trường hợp không thể trì hoãn việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông mà có căn cứ cho rằng phải tiến hành thu giữ ngay nếu không các chứng cứ sẽ biến mất thì Cơ quan điều tra có thể tiến hành thu giữ nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Sau khi thu giữ phải
– Đầu tiên Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ, sau đó gửi đề nghị phê chuẩn lệnh đến Viện kiểm sát, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.
Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh thu giữ phải trả lại ngay cho cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông, đồng thời thông báo cho người có thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ biết và không thực hiện thu giữ.
– Khi tiến hành thu giữ, người thi hành lệnh phải thông báo cho người phụ trách cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan được biết theo thủ tục quy định.
– Trách nhiệm của người quản lý cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông hữu quan là phải tạo điều kiện để người thi hành lệnh thu giữ hoàn thành nhiệm vụ, trường hợp cản trở người thi hành lệnh sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Lưu ý trong quá trình thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm cần có sự tham gia đầy đủ của các bên, đặc biệt phải có đại diện của cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông chứng kiến và ký xác nhận vào biên bản.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về Quyết định phê chuẩn lệnh thu giữ thư tín và các nội dung liên quan.