Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Tài chính ngân hàng
    • Kế toán Kiểm toán
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Biểu mẫu » Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm (47/HS)

Biểu mẫu

Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm (47/HS)

  • 13/06/202213/06/2022
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    13/06/2022
    Biểu mẫu
    0

    Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm là gì? Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm? Quy định về biện pháp đặt tiền để bảo đảm?

    Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 ra đời đã đưa ra các quy định cụ thể về những biện pháp ngăn chặn. Trên thực tế, khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân. Đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm là một trong số những biện pháp ngăn chặn được sử dụng phổ biến do Cơ quan điểu tra, Viện kiểm sát, Toà án áp dụng đối với bị can, bị cáo là người nước ngoài để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập, thay thế biện pháp tạm giam. Tuy nhiên, hiện nay, trong nhiều trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm của cơ quan điều tra. Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm ra đời trong hoàn cảnh đó. Vậy, mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm có nội dung như thế nào và được quy định cụ thể ra sao?

    Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

    Mục lục bài viết

    • 1 1. Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm là gì?
    • 2 2. Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm:
    • 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm:
    • 4 4. Quy định về biện pháp đặt tiền để bảo đảm:

    1. Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm là gì?

    Biện pháp ngăn chặn có những vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn sẽ giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn. Đặt tiền bảo đảm là một biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam. Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm được sử dụng rộng rãi và có những vai trò, ý nghĩa to lớn trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

    Mẫu số 47/HS: Quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt ra nhằm mục đích để quyết định về việc không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm theo quy định của pháp luật. Mẫu nêu rõ tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao; tên Viện kiểm sát ban hành quyết định; tên Cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can; ghi họ, tên bị can;… Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm được ban hành theo Quyết định 15/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    2. Mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm:

    Mẫu số 47/HS

    Theo QĐ số 15 ngày 09 tháng 01 năm 2018

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    _______________

    Xem thêm: Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

    VIỆN KIỂM SÁT[1] …

    [2]…..

    ___________

    Số:…../QĐ-VKS…-…[3]

    ……, ngày……… tháng… năm 20…

    QUYẾT ĐỊNH

    KHÔNG PHÊ CHUẨN QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC ĐẶT TIỀN ĐỂ BẢO ĐẢM

    VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…

    Căn cứ các điều 41,122 và 165 Bộ luật Tố tụng hình sự;

    Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số… ngày… tháng… năm… và Quyết định khởi tố bị can số…… ngày…… tháng… năm…… của [4]…… đối với [5]..…. bị khởi tố về tội…… quy định tại khoản…… Điều..… Bộ luật Hình sự.

    Xét Quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm số… ngày… tháng… năm…. và Văn bản đề nghị phê chuẩn số… ngày… tháng… năm…. của [6]…..;

    Nhận thấy: [7]……

    QUYẾT ĐỊNH:

    Điều 1. Không phê chuẩn Quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm số… ngày… tháng… năm… của 6… đối với bị can [5]……

    Điều 2. Yêu cầu [6]… thi hành Quyết định này theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.

    Nơi nhận:

    – Cơ quan ra Quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm;

    – Bị can hoặc người thân thích của bị can;

    -……;

    – Lưu: HSVA, HSKS, VP.

    VIỆN TRƯỞNG[8]

    (Ký tên, đóng dấu)

    3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định không phê chuẩn quyết định đặt tiền bảo đảm:

    [1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

    [2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này

    [3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)

    [4] Ghi tên Cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can

    Xem thêm: Phê chuẩn là gì? Phê duyệt là gì? So sánh phê chuẩn và phê duyệt điều ước quốc tế?

    [5] Ghi họ, tên bị can

    [6] Cơ quan ra Quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm

    [7] Lý do không phê chuẩn Quyết định về việc đặt tiền để bảo đảm

    [8] Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:

    “KT. VIỆN TRƯỞNG

    PHÓ VIỆN TRƯỞNG”

    4. Quy định về biện pháp đặt tiền để bảo đảm:

    Biện pháp đặt tiền để bảo đảm là một trong số những biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án áp dụng đối với các bị can, bị cáo để bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập theo quy định cụ thể tại Điều 122 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

    – Đối tượng bị áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm là bị can, bị cáo phạm những tội được Bộ luật hình sự năm 2015 quy định là tội phạm, có tính chất ít nghiêm trọng, nhân thân tốt, có khả năng về tài sản và có đủ cơ sở để cho rằng họ không bỏ trốn, hoặc cản trở việc điều tra; người thân thích của bị can, bị cáo cũng có thể đặt tiền để bảo đảm cho bị can, bị cáo.

    Xem thêm: Mẫu quyết định phê chuẩn lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp

    – Thẩm quyền và thủ tục đặt tiền để bảo đảm: Những chủ thể được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà quyết định cho đặt tiền để bảo đảm. Những người có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm là:

    + Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm.

    + Chánh án, Phó chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm.

    + Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm.

    + Hội đồng xét xử có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm.

    + Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm.

    + Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đặt tiền để bảo đảm.

    Trong trường hợp này quyết định về việc áp dụng biện pháp đặt tiền có giá trị để bảo đảm phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

    Xem thêm: Mẫu quyết định phê chuẩn thay đổi quyết định khởi tố bị can (87/HS)

    Quyết định cho đặt tiền để bảo đảm của người có thẩm quyền thuộc cơ quan điều tra phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành quyết định cho đặt tiền để bảo đảm.

    – Khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo đảm này sẽ yêu cầu bị can, bị cáo phải làm giấy cam đoan cam kết không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội; có mặt theo giấy triệu tập; không có những hành vi gây cản trở việc giải quyết vụ án như mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, tiêu hủy chứng cứ, làm giả chứng cứ…

    – Trong trường hợp các chủ thể là người thân thích của bị can, bị cáo được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận cho đặt tiền để bảo đảm thì các chủ thể này cũng phải làm giấy cam đoan với nội dung không để bị can bị cáo vi phạm nghĩa vụ được quy định cụ thể trong pháp luật hình sự đối với các bị cán, bị cáo.

    – Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án cũng phải xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo để đưa ra quyết định số tiền mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm sự có mặt của các bị can, bị cáo đó. Khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cho đặt tiền để bảo đảm, phải lập biên bản về việc đặt tiền, ghi rõ số tiền được đặt và giao cho bị can, bị cáo một bản. Cơ quan ra quyết định phải giải thích cho bị can, bị cáo biết về việc họ vắng mặt không có lí do chính đáng theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án thì số tiền mà họ đã đặt sẽ bị sung quỹ của Nhà nước và trong trường hợp đó bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nghiêm khắc hơn theo đúng quy định của pháp luật.

    – Theo quy định của pháp luật thì thời hạn đặt tiền để bảo đảm không quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử. Thời hạn đặt tiền đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

    – Đối với trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có nghĩa vụ trả lại cho họ số tiền mà họ đã đặt theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Như vậy, đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 do người có thẩm quyền áp dụng để thay thế biện pháp tạm giam đối với bị can, bị cáo. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn có tính chất ít nghiêm khắc hơn so với biện pháp tạm giữ, tạm giam.

    Điều luật cũng đã quy định rõ trách nhiệm của bị can, bị cáo trong việc chấp hành các nghĩa vụ đã được cam đoan. Nếu bị can, bị cáo đã được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án triệu tập mà vắng mặt không có lý do chính đáng thì số tiền đã đặt sẽ bị sung quỹ cho các cơ quan Nhà nước và trong trường hợp này bị can, bị cáo sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Cơ quan tiến hành tố tụng cũng có trách nhiệm phải trả lại cho bị can, bị cáo số tiền đã đặt trong trường hợp họ chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ mà họ đã cam đoan theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

    Xem thêm: Mẫu quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam (39/HS) mới nhất

    Xem thêm: Mẫu đề nghị phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung khởi tố bị can chi tiết nhất

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Biểu mẫu
    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.716 bài viết

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Đặt tiền bảo đảm

    Phê chuẩn


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Mẫu phê chuẩn bổ sung quyết định khởi tố bị can (Mẫu 88/HS)

    Mẫu quyết định phê chuẩn quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can là gì? Mẫu quyết định phê chuẩn quyết định bổ sung quyết định khởi tố bị can và hướng dẫn soạn thảo? Quy định về việc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can?

    Công văn 2254/TTg-QHQT về việc phê chuẩn Hiệp định tài trợ cho Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 2254/TTg-QHQT về việc phê chuẩn Hiệp định tài trợ cho Chương trình Đảm bảo chất lượng giáo dục trường học do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Công văn 1226/TTg-QHQT phê chuẩn Hiệp định Tài trợ bổ sung vốn cho Dự án “Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng” vay vốn Ngân hàng Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1226/TTg-QHQT phê chuẩn Hiệp định Tài trợ bổ sung vốn cho Dự án “Cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đồng bằng sông Hồng” vay vốn Ngân hàng Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Công văn 2034/TTg-QHQT phê chuẩn Hiệp định cho Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 2034/TTg-QHQT phê chuẩn Hiệp định cho Chương trình phát triển nguồn nhân lực y tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Công văn 1037/TTg-QHQT phê chuẩn Hiệp định vay Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 1037/TTg-QHQT phê chuẩn Hiệp định vay Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Công văn 3999/BNG-UBBG năm 2017 về phê chuẩn đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị – Hữu Nghị Quan (khu vực mốc 1119-1120) do Bộ Ngoại giao ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn 3999/BNG-UBBG năm 2017 về phê chuẩn đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan (khu vực mốc 1119-1120) do Bộ Ngoại giao ban hành

    Công văn số 376/CP-QHQT ngày 10/04/2002 của Chính phủ về việc phê chuẩn Hiệp định vay đã ký với ADB

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 376/CP-QHQT ngày 10/04/2002 của Chính phủ về việc phê chuẩn Hiệp định vay đã ký với ADB

    Công văn số 1644/CP-QHQT ngày 20/12/2002 của Chính phủ về việc phê chuẩn Hiệp định tín dụng vay vốn WB

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 1644/CP-QHQT ngày 20/12/2002 của Chính phủ về việc phê chuẩn Hiệp định tín dụng vay vốn WB

    Công văn số 1154/CP-QHQT ngày 26/08/2003 của Chính phủ về việc phê chuẩn Hiệp định lãnh sự Việt Nam – Australia

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 1154/CP-QHQT ngày 26/08/2003 của Chính phủ về việc phê chuẩn Hiệp định lãnh sự Việt Nam - Australia

    Công văn số 5592 TM/XNK ngày 08/12/2003 của Bộ Thương mại về việc nghiên cứu khả năng phê chuẩn Công ước Istanbul về tạm nhập tái xuất hàng hoá

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 5592 TM/XNK ngày 08/12/2003 của Bộ Thương mại về việc nghiên cứu khả năng phê chuẩn Công ước Istanbul về tạm nhập tái xuất hàng hoá

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Khu công nghiệp sinh thái là gì? Hiện trạng và xu hướng?

    Khu công nghiệp sinh thái là gì? Hiện trạng khu công nghiệp sinh thái? xu hướng khu công nghiệp sinh thái?

    Lãnh đạo là gì? Phân loại lãnh đạo? Phân biệt với quản lý?

    Lãnh đạo là gì? Phân loại lãnh đạo? Phân biệt lãnh đạo với quản lý?

    Stalk là gì? Stalk Facebook là gì? Cách thoát khỏi bị stalk?

    Stalk là gì? Stalk Facebook là gì? Cách thoát khỏi tình trạng bị stalk?

    VMware là gì? Cách thức, chức năng và tính năng hoạt động?

    VMware là gì? Chức năng của VMware? Cách thức hoạt động của VMware? Tính năng hoạt động của VMware?

    Điều dưỡng đa khoa là gì? Vai trò, nhiệm vụ và chức năng?

    Điều dưỡng đa khoa là gì? Vai trò của Điều dưỡng đa khoa? Nhiệm vụ của Điều dưỡng đa khoa? Chức năng của Điều dưỡng đa khoa?

    Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam?

    Đầu tư công là gì? Vai trò của đầu tư công đối với nền kinh tế Việt Nam? Quy định về nguyên tắc, nội dung và hình thức quản lý đầu tư công hiện nay. Một số giải pháp giúp hoạt động đầu tư công hiệu quả.

    Lập kế hoạch dòng tiền là gì? Các lợi ích, cách lập và lấy ví dụ?

    Lập kế hoạch dòng tiền là gì? Tầm quan trọng của lập kế hoạch dòng tiền? Lợi ích của lập kế hoạch dòng tiền? Lấy ví dụ về lập kế hoạch dòng tiền?

    Ngoại thương là gì? Ngành ngoại thương và hợp đồng ngoại thương?

    Ngoại thương là gì? Nội dung chính của hợp đồng ngoại thương. Ngành nào thuộc khối ngoại thương và vai trò của ngoại thương: Kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và mở rộng mối quan hệ đối ngoại.

    Luân chuyển ngành là gì? Nội dung và ý nghĩa của luân chuyển ngành?

    Luân chuyển ngành là gì? Luân chuyển ngành có tên trong tiếng Anh là gì? Nội dung của luân chuyển ngành? Ý nghĩa của luân chuyển ngành?

    Kinh tế xã hội là gì? Tầm quan trọng và tác động của kinh tế xã hội?

    Kinh tế xã hội là gì? Hiểu biết về kinh tế xã hội? Tầm quan trọng và tác động của kinh tế xã hội? Kinh tế xã hội và các giai cấp xã hội?

    Đầu cơ là gì? Những sự khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư?

    Đầu cơ là gì? Nhà đầu cơ là gì? Một số nhà đầu cơ phổ biến trên thị trường? Tác động đầu cơ đến nền kinh tế? Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu cơ? Những sự khác nhau giữa đầu cơ và đầu tư? Đầu tư và đầu cơ cái nào tốt hơn?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp?

    Lợi nhuận gộp là gì? Đặc trưng và công thức tính lợi nhuận gộp? Lợi nhuận gộp sẽ xuất hiện trên báo cáo thu nhập của công ty và có thể được tính bằng cách trừ đi giá vốn hàng bán từ doanh thu. Sự khác biệt giữa lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận gộp.

    Thanh toán quốc tế là gì? Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu?

    Thanh toán quốc tế là gì? Đặc điểm của thanh toán quốc tế? Vai trò của thanh toán quốc tế? Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu?

    Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại, tác động và phương pháp xác định?

    Tỷ giá hối đoái là gì? Phân loại tỷ giá hối đoái? Các loại chế độ tỷ giá hối đoái hiện nay? Phương pháp xác định tỷ giá hối đoái là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái? Tác động của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào?

    Biên độ lãi suất là gì? Biên độ lãi suất ảnh hưởng tới lãi suất vay thế nào? Biên độ lãi suất của một số ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay. Những lưu ý trước khi quyết định vay vốn ngân hàng. Nên lựa chọn hình thức trả lãi nào?

    Rủi ro là gì? Nguyên nhân và các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Tìm hiểu về rủi ro là gì? Một số nguyên nhân khiến rủi ro xuất hiện? Phân loại các loại rủi ro trong bảo hiểm?

    Offer là gì? Ý nghĩa thuật ngữ Offer trong kinh doanh là gì?

    Offer là gì? Ý nghĩa thuật ngữ Offer trong kinh doanh là gì? Ví dụ hoạt động chào về hoạt động chào hàng?

    Cho thuê tài chính là gì? Đặc điểm và quy định về cho thuê tài chính?

    Cho thuê tài chính (Financial leasing) là gì? Đặc điểm và quy định về cho thuê tài chính? Lợi ích của việc cho thuê tài chính? Các hình thức cho thuê tài chính thường dùng tại Việt Nam?

    Tín dụng thương mại là gì? So sánh với tín dụng ngân hàng?

    Tín dụng thương mại là gì? Bản chất của tín dụng thương mại? Các loại tín dụng thương mại? Đặc điểm tín dụng thương mại? So sánh giữa tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định và các biện pháp chống bán phá giá?

    Bán phá giá là gì? Cách xác định về các biện pháp chống bán phá giá? Điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Các biện pháp chống bán phá giá.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá