Trong quá trình tham gia tố tụng, khi nhận người tiến hành tố tụng không vô tư trong khi làm nhiệm vụ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Vậy mẫu quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng là gì?
Mẫu quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng là mẫu văn bản được lập ra khi có căn để thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Mẫu quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng nêu rõ thông tin về quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, lý do thay đổi người tiến hành tố tụng, tên của thẩm phán, trong trường hợp thay đổi Thư ký phiên họp thì ghi họ tên Thư ký, ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà
Mẫu quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng là mẫu văn bản được dùng để quyết định về việc thay đổi người tiến hành tố tụng. Mẫu quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng sẽ là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền tiến hành thay đổi người tiến hành tố tụng. Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp thì cần phải từ chối người tiến hành tố tụng hoặc phải thay đổi người tiến hành tố tụng để đảm bảo sự vô tư, công bằng trong quá trình giải quyết, tiến hành tố tụng. Theo đó, pháp luật quy định những trường hợp cần phải thay đổi người tiến hành tố tụng, đó là:
+ Trường hợp người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật mà họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự. Trong trường hợp này dễ dàng nhận thấy được nếu người tiến hành tố tụng mà đồng thời là đương sự, đồng thời là người đại diện, đồng thời là người thân thích của đương sự thì người tiến hành tố tụng khó có thể vô tư trong quá trình tham gia, giải quyết, tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật mà họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó. Cũng tương tự như trường hợp trên, thì trong trường hợp này cũng vậy, người tiến hành tố tụng khó có thể vô tư, công bằng được khi người tiến hành tố tụng lại tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, … như vậy là giữa họ đã có những mối quan hệ nhất định trước đó.
+ Trường hợp khi có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Với những trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ phải ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng (Chánh án
2. Mẫu quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng:
TÒA ÁN NHÂN DÂN……(1)
——-
Số: ……../……/QĐ-TA
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày ….. tháng …. năm …….
QUYẾT ĐỊNH
THAY ĐỔI NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GIẢI QUYẾT(3)
CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……
Căn cứ(4) ……..Bộ luật Tố tụng dân sự;
Căn cứ Quyết định số …/…/QĐ-TA ngày….. tháng……. năm…… của Chánh án
Xét thấy(5) ……..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thẩm phán(6) ….thay Thẩm phán(7)…. giải quyết việc dân sự thụ lý số …../….. /TLST-…….. ngày…. tháng…..năm. về việc(8) ……..
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
– Như Điều 1;
– Đương sự, (9)………;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Lưu: Hồ sơ việc dân sự.
CHÁNH ÁN(10)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm quyết định (ví dụ: Số: 01/2018/QĐ-TA).
(3) Nếu thay đổi người tiến hành tố tụng ở giai đoạn sơ thẩm thì ghi “giải quyết sơ thẩm việc dân sự”; nếu ở giai đoạn phúc thẩm thì ghi “giải quyết phúc thẩm việc dân sự”.
(4) Tùy từng trường hợp mà ghi điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(5) Ghi lý do thay đổi người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
(6) (7) Ghi họ tên Thẩm phán; trường hợp thay đổi Thư ký phiên họp thì ghi họ tên Thư ký.
(8) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(9) Nếu đương sự có người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của đương sự.
(10) Trường hợp Chánh án ủy quyền cho Phó Chánh án ký quyết định thì ghi:“KT. CHÁNH ÁN
PHÓ CHÁNH ÁN”
5. Quy định của pháp luật về thay đổi người tiến hành tố tụng.
Theo quy định của pháp luật, quyết định việc thay đổi người tiến hành tố tụng khi giải quyết việc dân sự được quy định như sau, việc thay đổi người tiến hành tố tụng, đó có thể là: Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, theo đó:
– Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định việc thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp. Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định nếu trong trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó vào thời điểm trước khi mở phiên họp.
– Việc thay đổi người tiến hành tố tụng tại phiên họp giải quyết dân sự, theo đó, có thể thay đổihẩm phán, Thư ký phiên họp:
+ Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó quyết định thay Thẩm phán, Thư ký phiên họp đó nếu trong trường hợp việc dân sự do một Thẩm phán giải quyết.
+ Nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án của Tòa án đang giải quyết việc dân sự đó thì việc thay đổi do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp quyết định.
+ Việc thay đổi thành viên Hội đồng, Thư ký phiên họp do Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định trong trường hợp việc dân sự do Hội đồng giải quyết việc dân sự gồm ba Thẩm phán giải quyết.
– Việc thay đổi người tiến hành tố tụng trước khi mở phiên họp (Kiểm sát viên ). Theo đó, việc thay đổi Viện kiểm sát trước khi mở phiên họp do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
– Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng tại phiên họp, việc thay đổi Kiểm sát viên do Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì Thẩm phán, Hội đồng giải quyết việc dân sự ra quyết định hoãn phiên họp và
– Sau khi Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án thì sẽ được đúc kết trong bản án, theo đó, quyết định về các vấn đề khác được Hội đồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng xử án, không phải lập thành văn bản nhưng phải được ghi vào biên bản phiên tòa.theo đó, quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên tòa, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tạm ngừng phiên tòa phải được Hội đồng xét xử thảo luận, thông qua tại phòng nghị án và lập thành văn bản về việc quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch, chuyển vụ án, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án, hoãn phiên tòa, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, tạm ngừng phiên tòa ….theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự.