Trong hoạt động của giai đoạn tố tụng thì bị can có thể trở thành bị cáo hoặc người bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bản án của Tòa nên việc xác định bị can có ảnh hưởng lớn đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự cuối cùng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can là gì?
Bị can là người hoặc pháp nhân đã bị khởi tố về hình sự và phải có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của bộ luật này
Tạm đình chỉ điều tra là một giai đoạn điều tra mà do những lý do khách quan cơ quan điều tra phải tạm dừng các hoạt động điều tra nhưng chưa đưa ra những kết luận cuối cùng về kết quả điều tra, chưa khẳng định về việc tiếp tục điều tra hay không.
Mẫu quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can là mẫu quyết định dựa vào căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự và Quyết định khởi tố bị can để Viện trưởng Viện kiểm sát đưa ra quyết định tạm đình chỉ vụ án với bị can. Mẫu quyết định phải nêu rõ thông tin bị can gồm tên, tuổi, năm sinh, số chứng minh nhân dân, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi cư trú.
Mẫu quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can là mẫu quyết định được lập ra bởi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng xem xét ra quyết định. Mẫu quyết định nêu rõ thông tin bị can bị tạm đình chỉ nội dung dựa trên các căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự và Quyết định khởi tố bị can
2. Mẫu quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can:
Mẫu số 136/HS
VIỆN KIỂM SÁT (1)… (2)……….
___________
Số:…../QĐ-VKS…-..(3)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________
……, ngày……… tháng……… năm 20……
QUYẾT ĐỊNH
TẠM ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN ĐỐI VỚI BỊ CAN
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT.……………
Căn cứ các điều 41, 236, 240 và 247 (4) Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…… tháng…… năm…….. của (5)…uyết định khởi tố bị can số…… ngày…… tháng…… năm……… của (6)……… đối với (7)………. về tội……… quy định tại khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự;
Xét thấy (8)………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm đình chỉ vụ án đối với (9):
Họ và tên: ………… Giới tính:
Tên gọi khác:
Sinh ngày ………. tháng ……… năm ……… tại
Quốc tịch: ……..; Dân tộc: ………; Tôn giáo:
Nghề nghiệp:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày………… tháng ………. năm ……… Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Điều 2. Yêu cầu (10)………. thực hiện Quyết định này theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan điều tra;
– VKS cấp trên;
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG (11)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định tạm đình chỉ bị can:
(1) Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2) Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3) Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4) Trường hợp quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can là pháp nhân thương mại thì bổ sung căn cứ Điều 443 BLTTHS
(5) Ghi tên cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án
(6) Ghi tên cơ quan ra Quyết định khởi tố bị can
(7) Ghi tên người, pháp nhân thương mại phạm tội
(8) Lý do ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLTTHS
(9) Trường hợp tạm đình chỉ vụ án đối với bị can là pháp nhân thương mại thì ghi đầy đủ thông tin về pháp nhân thương mại (gồm: tên pháp nhân, địa chỉ đặt trụ sở chính, số đăng ký kinh doanh, quốc tịch, họ tên người đại diện theo pháp luật,…)
(10) Ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
(11) Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Một số quy định hình sự liên quan:
4.1 Quy định về tạm đình chỉ bị can trong vụ án:
Theo quy định tại
– Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Trong quá trình điều tra khi cơ quan điều tra chưa xác định được ai là bị can hoặc không biết rõ vị trí bị can trong vụ án đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trong tường hợp này phải yêu cầu cơ quan điều tra không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can ở nơi cư trú của bị can trước khi tạm đình chỉ điều tra;
+ Khi cơ quan điều tra nhận được kết luận giám định tư pháp xác định bị can mắc căn bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì cơ quan ra quyết định tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
Theo quy định thì người mắc bệnh hiểm nghèo là người mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, phong hủi, nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế. Theo đó, khi nhận hồ sơ vụ án từ Viện kiểm sát chuyển sang mà nhận thấy dấu hiệu bị can không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì Thẩm phán phải trưng cầu giám định pháp y và từ khi nhận được kết quả giám từ Hội đồng giám định y khoa định xác định bị can mắc bệnh thì cơ quan điều tra quyết định tạm đình chỉ cho đến khi tình trạng sức khỏe của bị can không còn cản trở việc tiến hành các hoạt động điều tra và phục hồi điều tra.
Theo quy định thì việc tạm đình chỉ là quyền của cơ quan có thẩm quyền tạm đình chỉ. Các cơ quan đó có thể không tạm đình chỉ nếu xét thấy, tình tiết bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác không cản trở việc làm sáng tỏ chân lý về vụ án. Với trường hợp nếu quyết định tạm đình chỉ vì lý do bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác thì phải trưng cầu giám định và phải có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y.
– Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Trường hợp này cơ quan điều tra phải xác định rõ được việc tạm đình chỉ điều tra đều không có liên quan đến bất cứ nghĩa vụ nào của các bị can khác thì mới có thể ra quyết định tạm đình chỉ điều tra trong vụ án có nhiều bị can
– Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, cơ quan điều tra sẽ ra quyết định tạm đình chỉ điều tra và phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp để Viện kiểm sát thực hiện việc kiểm sát điều tra và gửi cho bị can, người bị hại để họ biết và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi xét thấy các căn cứ trường hợp chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu, bị can bỏ trốn nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án, trường hợp Hội đồng giám định đã xác minh kết quả bị can mắc bệnh tâm thần, các bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra và phải đợi bị can khôi phục lại trạng thái tinh thần, sức khỏe để tiếp tục phục vụ điều tra.
4.2 Quyền của bị can trong gai đoạn điều tra vụ án:
– Thứ nhất, bị can có quyền được biết lý do mình bị khởi tố
Bị can cần được biết họ bị cơ quan khởi tố về tội gì, lý do vì sao mình bị khởi tố bởi lẽ họ có quyền mời người bào chữa nếu không được biết mình phạm tội gì thì họ không thể thực hiện được quyền bào chữa của mình.
Thứ hai, giải thích cho bị can quyền, nghĩa vụ và lý do mình bị khởi tố
Việc giải thích của cơ quan cũng chính là để bị can nắm bắt được thông tin để chủ động trong việc thực hiện quyền bào chữa của mình. Trong trường hợp này trách nhiệm giải thích cho bị can thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và phải được ghi lại nội dung theo biên bản hỏi cung và đưa vào hồ sơ vụ án, đồng thời cũng giúp cho bị can biết được các quyền để chống lại khi bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe một cách trái pháp luật.
Thứ ba, bị can có quyền được trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá chứ không không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội
Bị can có quyền đưa ra những chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, để có thể tự gỡ tội cho mình hoặc có thể dùng những chứng cứ đó làm tình tiết giảm nhẹ khi tố tụng tại
Thứ tư, bị can có quyền được đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu.
Xét theo khía cạnh là bị can trong vụ án thì đây là một trong những quyền quan trọng của bị can bởi lẽ quyền này bảo đảm cho bị can được xem xét tất cả những tài liệu liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội cũng như việc bào chữa khi kết thúc điều tra để cho bị can biết rõ việc mình bị buộc tội và bị buộc tội bởi những chứng cứ, đồ vật nào. Để từ đó mà bị can có thể thực hiện tốt quyền bào chữa của mình. Bị can được xem xét tài liệu sẽ giúp khắc phục những thiếu sót và không đầy đủ trong quá trình điều tra và việc tiến hành điều tra được khách quan và toàn diện.
– Thứ năm, bị can có quyền tự mình bào chữa, gỡ tội hoặc mời người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích của mình
– Thứ sáu, khi nhận thấy quyết định của cơ quan có thẩm quyền về buộc tội không chính xác, bị can có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Như vậy, mặc dù là bị can, là người bị buộc tội nhưng họ vẫn phải có quyền và nghĩa vụ của mình trong suốt quá trình giải quyết vụ án, họ có quyền được biết tội của mình, chứng cứ buộc tội và có quyền bào chữa cho mình trong quá trình tố tụng.
Cơ sở pháp lý: