Tạm đình chỉ điều tra là một giai đoạn điều tra mà cơ quan điều tra phải tạm dừng các hoạt động điều tra bị can là pháp nhân vì một số lý do nhưng chưa đưa ra những kết luận cuối cùng về kết quả điều tra cũng như chưa khẳng định về việc có tiếp tục điều tra hay không.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với pháp nhân là gì, để làm gì?
Mẫu quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với pháp nhân là mẫu quyết định nhằm tạm đình chỉ điều tra bị can đối với pháp nhân căn cứ vào Quyết định khởi tố vụ án hình sự và Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân. Mẫu quyết định phải nêu rõ thông tin bị can đối với pháp nhân gồm tên, tuổi, năm sinh, số chứng minh nhân dân, quốc tịch, nghề nghiệp, nơi cư trú…
Mẫu quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với pháp nhân là mẫu quyết định được lập ra bởi Cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng xem xét ra quyết định nhằm hạn chế tối đa khả năng kéo dài thời hạn điều tra khi không cần thiết, đồng thời khắc phục việc lạm dụng thời hạn điều tra. vì một số lý do khách quan.
2. Mẫu quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với pháp nhân:
VIỆN KIỂM SÁT (1)… (2)……….
___________
Số:…../QĐ-VKS…-..(3)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_____________
……, ngày……… tháng……… năm 20……
QUYẾT ĐỊNH
TẠM ĐÌNH CHỈ ĐÌNH CHỈ ĐIỀU TRA BỊ CAN ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT.………
Căn cứ các điều 41, 236, 240 và 247 (4) Bộ luật Tố tụng hình sự;
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số…… ngày…… tháng…… năm…….. của (5)……… và Quyết định khởi tố bị can số…… ngày…… tháng…… năm……… của (6)……… đối với (7)……. về tội…… quy định tại khoản…… Điều…… Bộ luật Hình sự;
Xét thấy (8)………,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm đình chỉ vụ án đối với (9):
Tên pháp nhân: ……
Địa chỉ trụ sở chính:
Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:…… Mã số doanh nghiệp
Họ và tên người đại diện theo pháp luật:
Sinh ngày ………. tháng ……… năm ……… tại
Quốc tịch: ……..; Dân tộc: ………; Tôn giáo:
Nghề nghiệp:
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày………… tháng ………. năm ……… Nơi cấp:
Nơi cư trú:
Điều 2. Yêu cầu (10)………. thực hiện Quyết định này theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan điều tra;
– VKS cấp trên;
-………..;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG (11)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với pháp nhân:
(1) Ghi rõ tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2) Ghi rõ tên Viện kiểm sát ban hành. (Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này)
(3) Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4) Trường hợp quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can là pháp nhân thương mại thì bổ sung căn cứ Điều 443 BLTTHS
(5) Ghi rõ tên cơ quan ra Quyết định khởi tố vụ án
(6) Ghi rõ tên cơ quan ra Quyết định khởi tố bị can
(7) Ghi rõ tên người, pháp nhân thương mại phạm tội
(8) Lý do ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLTTHS
(9) Ghi đầy đủ thông tin về pháp nhân thương mại (gồm: tên pháp nhân, địa chỉ đặt trụ sở chính, số đăng ký kinh doanh, quốc tịch, họ tên người đại diện theo pháp luật,…)
(10) Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
(11) Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau:
“KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Quy định của pháp luật liên quan đến tạm đình chỉ điều tra bị can:
4.1. Trường hợp tạm đình chỉ điều tra bị can:
Các trường hợp tạm đình chỉ điều tra được quy định tại Điều 229. Tạm đình chỉ điều tra của
“1. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Khi chưa xác định được bị can hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn điều tra vụ án. Trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu, Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã trước khi tạm đình chỉ điều tra;
b) Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra;
c) Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
2. Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can.
3. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can;
Theo đó, Tạm đình chỉ điều tra nói trong điều luật này là việc tạm ngừng tiến hành điều tra với bị can là pháp nhân bị khởi tố về hình sự, cụ thể:
+ Trường hợp tạm đình chỉ điều tra do hết thời hạn điều tra những chưa xác định được bị can, hoặc là không biết bị can đang ở đâu.
Điều đó có nghĩa là để quyết định đình chỉ điều tra trong trường hợp này, cơ quan ra quyết định phải căn cứ vào thời hạn điều tra vụ án, tính chất của vụ án và việc chưa xác định được bị can. Vì thế Điều luật chỉ cho phép tạm đình chỉ điều tra khi chưa xác định được bị can mà đã hết thời hạn điều tra.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can trước khi ra quyết định tạm đình chỉ điều tra . Quyết định truy nã bị can được
+ Đối với trường hợp bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác thì cơ quan điều tra cần ra quyết định đình chỉ điều tra bị can. Các bị can này phải có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y về tình trạng bệnh tật. Trong trường hợp này, việc tạm đình chỉ điều tra bị can có thể được thực hiện ở bất cứ thời điểm nào.
Các cơ quan có thẩm quyền có thể không tạm đình chỉ nếu xét thấy, tình tiết bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác không cản trở việc điều tra vụ án. Tuy nhiên, nếu quyết định tạm đình chỉ thì cần phải đầy đủ các giám định và phải có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y.
Hội đồng giám định y khoa là cơ quan được cơ quan điều tra trưng cầu giám định. Khoản 3 Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: khi có những vấn đề cần được xác định hoặc xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định. Khi cần xác định tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ thì bắt buộc phải trưng cầu giám định.
+ Trường hợp trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn điều tra:
– Vì kết quả giám định có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều vấn đề khác của vụ án, đồng thời có thể là chứng cứ quan trọng làm căn cứ để phục hồi điều tra, theo như quy định tại Điều 235, Bộ luật tố tụng hình sự, nên nhà làm luật đã tách một khoản riêng quy định cho trường hợp hết thời hạn điều tra nhưng việc trưng cầu giám định chưa có kết quả. Trong trường hợp đó, mặc dầu các hoạt động điều tra được tạm đình chỉ, nhưng riêng việc giám định vẫn tiếp tục được tiến hành cho đến khi có kết quả.
– Điều luật này cũng quy định việc tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can trong trường hợp vụ án có nhiều bị can. Theo đó thì chỉ có thể tạm đình chỉ điều tra đối với bị can nào đó trong một vụ án khi có nhiều bị can, nếu việc tạm đình chỉ đó không liên quan các bị can khác.
– Quy định này cũng nêu rõ trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ điều tra, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định này cho Viện kiểm sát cùng cấp, bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của họ.
Như vậy, Việc tạm đình chỉ điều tra đối với pháp nhân xuất phát từ những lý do khách quan, dù chưa đưa ra được kết luận cuối cùng về kết quả điều tra vụ án nhưng được Cơ quan điều tra tạm đình chỉ.
4.2 Ý nghĩa của việc quy định về tạm đình chỉ điều tra:
Việc quy định về tạm đình chỉ điều tra là nhằm hạn chế tối đa khả năng kéo dài thời hạn điều tra khi không cần thiết do một số lý do khách quan, đồng thời không vi phạm thời hạn điều tra.
Quy định về tạm đình chỉ điều tra còn nhằm để giảm bớt nhu cầu sử dụng lực lượng điều tra và giảm tối đa những chi phí vật chất không cần thiết cho hoạt động tố tụng này đồng thời khắc phục hiện tượng quá tải, tồn động án ở khâu điều tra khi có những yếu tố bất khả kháng.
Mặt khác, tạm đình chỉ điều tra cũng là một giải pháp có ý nghĩa trong thực tiễn điều tra về chủ động trong việc đề phòng những oan sai có thể xảy ra .
Việc tạm đình chỉ điều tra sẽ giúp cơ quan điều tra giảm bớt khả năng phải xin gia hạn điều tra khi không cần thiết và phải kéo dài thời hạn chờ đợi để tiến hành các hoạt động điều tra cần thiết.