Để áp dụng biện pháp tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành mẫu quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân. Vậy mẫu quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân ra sao, những nội dung liên quan và cách soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân là gì, mục đích của mẫu quyết định?
- 2 2. Mẫu quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân:
- 4 4. Những quy định liên quan đến tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân:
1. Mẫu quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân là gì, mục đích của mẫu quyết định?
Pháp nhân là tổ chức dược thành lập theo quy định của
Mẫu quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân là văn bản do cơ quan thi hành án lập ra gửi viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với các nội dung bao gồm căn cứ: các văn bản pháp luật, các quyết định làm căn cứ pháp luật, các nội dung, lý do quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân, thông tin của pháp nhân bị áp dụng biện pháp tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân.
Mục đích của mẫu quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân: khi thuộc trường hợp cần áp dụng biện pháp phải tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân thì cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định này nhằm mục đích tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân.
2. Mẫu quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân:
…….
………
Số:…….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………, ngày…… tháng…… năm….
QUYẾT ĐỊNH
TẠM ĐÌNH CHỈ CÓ THỜI HẠN HOẠT ĐỘNG CỦA PHÁP NHÂN
Tôi: ……..
Chức vụ: ……..
Căn cứ Quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân số: ……..
ngày …….. tháng …….. năm …….. của ……… về tội …….. quy định tại khoản …….. Điều ……. Bộ luật hình sự;
Căn cứ ……..
Căn cứ Điều 436 và khoản 1 Điều 439 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Tạm đình chỉ hoạt động của pháp nhân: …….
Tên bằng tiếng Việt: ……..
Quốc tịch (nếu có): ……..
Tên bằng tiếng nước ngoài: ……
Tên viết tắt: …….
Địa chỉ trụ sở chính: ……
Địa chỉ liên lạc: ……
Quyết định thành lập số: ……. ngày …….. tháng …….. năm …… của ……
Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền: ……..
cấp ngày …….. tháng …….. năm ……. Nơi cấp: ……..
Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động của pháp nhân là: ………ngày kể từ ngày …….. tháng …….. năm ……. đến ngày …….. tháng …….. năm ………
Quyết định này gửi đến Viện kiểm sát …….. để phê chuẩn trước khi thi hành.
Nơi nhận:
– VKS………
– Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân;
– Hồ sơ 02 bản.
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân:
Người soạn thảo Mẫu quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu quyết định chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu quyết định, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc trái trên cùng của văn bản: Ghi tên của phòng thi hành án
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân;
Về nội dung mẫu quyết định: các căn cứ ra quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân, nội dung quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân và trách nhiệm của các chủ thể liên quan về quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân.
4. Những quy định liên quan đến tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân:
4.1. Các trường hợp cụ thể về tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân:
Theo Điều 436
– Chủ thể ra quyết định biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân: Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế.
– Chủ thể bị áp dụng biện pháp cưỡng chế: đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.
– Các biện pháp cưỡng chế:
+ Kê biên tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân:
+ Phong tỏa tài khoản của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
+ Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
+ Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án.
Theo đó, việc đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân được Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế ra quyết định khi có đủ căn cứ cho rằng cần áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân khi pháp nhân phạm tội, cần ngăn chặn pháp nhân có các hành vi gây hại đến quyền và lợi ích của các cá nhân, các chủ thể khác. Theo đó tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân được áp dụng biện pháp này được áp dụng khi có căn cứ xác định hành vi phạm tội của pháp nhân gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của con người, môi trường hoặc trật tự, an toàn xã hội.
Chánh án tòa án nhân dân có thẩm quyền sẽ có quyền ra quyết định tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân.
Quyết định tạm đình chỉ hoạt động của pháp nhân của những Chánh án tòa án nhân dân phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
4.2. Các biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân:
+ Kê biên tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân:
Kê biên tài sản được quy định tại Điều 437
Quá trình kê biên tài sản cần phải được lập biên bản và việc kê biên tài sản của pháp nhân phải có mặt của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi pháp nhân có tài sản bị kê biên; người chứng kiến để đảm bảo sự minh bạch trong quá trình kê biên.
+ Phong tỏa tài khoản của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân;
Đối tượng bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản: pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Phạm vi phong tỏa tài khoản: có quan có thẩm quyền chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.
Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền phong tỏa tài khoản: cơ quan này phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho đại diện tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của pháp nhân hoặc tài khoản của cá nhân, tổ chức khác liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.
+ Buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án được áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
Chánh án tòa án nhân dân có quyền ra quyết định buộc pháp nhân phải nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án. Quyết định buộc pháp nhân phải nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án của Chánh án tòa án nhân dân phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.
Như vậy, tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân là một trong những biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với pháp nhân phạm tội gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, trật tự an toàn xã hội và được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền theo đúng trình tự mà Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định.