Đối với trường hợp phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố điều tra thì phải kèm theo văn bản đó là Mẫu quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố điều tra theo quy định của pháp luật. Dưới đây là thông tin chi tiết.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố điều tra là gì, Mục đích của mẫu đơn?
- 2 2. Mẫu quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố điều tra:
- 3 3. Một số quy định của pháp luật về phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố điều tra:
1. Mẫu quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố điều tra là gì, Mục đích của mẫu đơn?
Điều tra được hiểu là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẳm quyền điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật định để xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Mẫu quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố điều tra là mẫu được lập ra với các nội dung và thông tin đối với việc phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố điều tra với các mục đích để xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố điều tra:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________
….., ngày ……. tháng ……. năm….
QUYẾT ĐỊNH PHÂN CÔNG PHÓ THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐIỀU TRA
TIẾN HÀNH KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
Tôi:
Chức vụ:
Căn cứ Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Phân công ông/bà:
Chức vụ: Phó Thủ trưởng Cơ quan tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự xảy ra tại:
Ông/bà…….. có nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quy định tại khoản 1, 2 và khoản 4 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự. Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi, quyết định của mình.
Nơi nhận:
– VKS……..
– Phó Thủ trưởng CQĐT được phân công;
– Hồ sơ 02 bản.
3. Một số quy định của pháp luật về phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố điều tra:
3.1. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng:
Tại Điều 34. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Viện kiểm sát;
c) Tòa án.
2. Người tiến hành tố tụng gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Theo đó cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra và có nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và các hoạt động khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong quá trình tố tụng và thực hiện theo các thủ tục về tiến hành tố tụng liên quan theo quy định của pháp luật.
3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra:
Tại Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Bộ Luật tố tụng hình sự 2015.
Theo quy định đó thì các cơ quan điều tra có nhiệm vụ và có quyền hạn tiếp nhận và giải quyết tố giác, tiếp nhận tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và các hoạt động khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra căn cứ dựa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có các quy định mở rộng nhiều nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan điều tra theo hướng lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của cơ quan điều tra, trong đó có hoạt động của Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nếu như điểm b khoản 1 Điều 34 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định Thủ trưởng cơ quan điều tra chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn phân công Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra thì điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có các quy định bổ sung quyền thay đổi Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra và quyền trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, quyền thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, quyền kiểm tra việc khởi tố của Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra.
3.3. Phạm vi điều tra đối với từng Cơ quan điều tra:
Thẩm quyền điều tra một vụ án hình sự theo quy định của pháp luật thì sẽ được quy định cụ thể tại Điều 163 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó, việc xác định cơ quan có thẩm quyền điều tra dựa vào các yếu tố cụ thể như theo hệ thống tổ chức của Cơ quan điều tra – loại Cơ quan điều tra, theo phân cấp Cơ quan điều tra và theo lãnh thổ – nơi xảy ra tội phạm đó cũng là các yếu tố để xác định phạm vi điều tra đối với từng cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật mà các cơ quan phải thực hiện một cách nghiệm chỉnh phạm vi điều tra của mình.
Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt. Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra thì Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết. tội phạm về tham nhũng do cán bộ nhà nước thực hiện do Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao/trung ương điều tra. Vì hiện nay, các cơ quan có thẩm quyền điều tra bao gồm nhiều cơ quan. Như vậy, pháp luật quy định khá chặt chẽ về phạm vi điều tra của các cơ quan trên nhằm tránh việc tranh chấp hay đùn đẩy trách nhiệm đối với việc điều tra một vụ án hình sự.
Theo đó, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, “Viện kiểm sát”, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự. Điều này được quy định của pháp luật đối với những tội phạm không thuộc hai trường hợp trên thì đều do Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra. Bên cạnh đó thì Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp “thực hiện tội phạm tại nhiều nơi khác nhau” hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
Theo đó, cơ quan điều tra lưu ý thực hiện đúng phạm vi điều tra theo quy định để việc điều tra được đúng đắn và thực hiện khách quan trong các trường hợp cụ thể trên thực tế.
Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự 2015.