Quá trình giải quyết vụ án dân sự từ khi thụ lý trước hết phụ thuộc vào Thẩm phán được phân công giải quyết đơn yêu cầu. Khi tiến hành phân công, Chánh án tòa án phải ban hành quyết định phân công người tiến hành tố tụng theo mẫu được Hội động thẩm phán ban hàn tại Nghị quyết 04/2018.
Mục lục bài viết
1. Quyết định phân công người tiến hành tố tụng là gì?
Xem xét tổng quát người tiến hành tố tụng trong cơ quan
Người tiến hành tố tụng dân sự là những người thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự, thi hành án dân sự hoặc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự. Những người tiến hành tố tụng được thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc giải quyết các vụ án dân sự và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng. Những người tiến hành tố tụng được chủ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình và độc lập đối với các chủ thể khác.
Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự, người tiến hành tố tụng bao gồm: Chánh án
Người tiến hành tố tụng trong cơ quan
Trong đó, Chánh án là người tiến hành tố tụng đứng đầu Tòa án, tổ chức và chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án. Còn Thẩm phán là người tiến hành tố tụng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Quyết định phân công người tiến hành tố tụng là văn bản do Chánh án tòa án nhân dân ban hành nhằm phân công Thẩm phán giải quyết việc dân sự đã thụ lý trên cơ sở đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự của cá nhân, tổ chức.
Quyết định phân công người tiến hành tố tụng là nghĩa vụ của Chánh án tòa án nhân dân, là căn cứ để Thẩm phán được phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ sở để xác định trách nhiệm của thẩm phán, tránh tình trạng giải quyết chồng chéo, mâu thuẫn, không hiệu quả, gây mất thời gian của người yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Thẩm quyền phân công của Chánh án Tòa án được ghi nhận tại Điểm b, Khoản 1, Điều 47 Bộ luật tố tụng dân sự, theo đó nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án là: “Quyết định phân công Thẩm phán thụ lý vụ việc dân sự, Thẩm phán giải quyết vụ việc dân sự, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự; quyết định phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ việc dân sự bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này;”
Để phát sinh thẩm quyền phân công của Chánh án, tại Điều 363 quy định: “Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán giải quyết đơn yêu cầu.”
Nghiên cứu sâu hơn về Chánh án tòa án nhân dân, có thể thấy, đây là cá nhân có nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật ghi nhận đầy đủ và sâu rộng, là chủ thể phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện của pháp luật mới có thể thực hiện trở thành chánh án, xem xét tổng quát nhiệm vụ của Chánh án, có thể nêu rõ như sau:
– Tổ chức công tác xét xử: Là người lãnh đạo của cơ quan tiến hành tố tụng, Chánh án (bao gồm Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tinh và Chánh án Tòa án nhân dân huyện) sẽ chịu trách nhiệm tổ chức công tác xét xử tương ứng với các cấp Tòa án. Trong quá trinh tổ chức giãi quyết các vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của từng Tòa án các cấp, Chánh ản sẽ phân công, chỉ đạo những người tiến hành tố tụng giải quyết vụ án dân sự, đồng thời kiểm tra, giảm sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành tố tụng trên trong quả trình giải quyết vụ án dân sự.
Để bảo đảm hiệu quả trong hoạt động xét xử của Tòa án, Chánh án ra các quyết định tổ tụng theo thẩm quyền để giả quyết các vụ việc dân sự .Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47
Ngoài ra, Bộ luật tố tụng dân sự còn quy định Chánh án có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu trái Hiến pháp, luật, nghị quyết, pháp lệnh… Việc xây dựng các văn bản pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xét xử của Tòa án nên quy định này tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 không những phù hợp với tinh thân của Hiên pháp 2013 mà còn ghi nhận nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thể hiện vai trò của cơ quan tư pháp trong việc kiểm soát hoạt động lập pháp.
Như vậy, với vai trò là người lãnh đạo cảu Tòa án, để giúp Chánh án thực hiện tốt việc tổ chức giải quyết vụ việc dân sự, việc quy định những nhiệm vụ, quyền hạn như trên là cần thiết và hợp lý. Giúp cho Chánh án chủ động, lĩnh hoạt, phát huy hết năng lực cá nhân cũng như trên cơ sở luật định để đảm bảo hoạt động giải quyết vụ việc dân sự phải nhanh chóng, hiệu quả tích cực.
2. Mẫu quyết định phân công người tiến hành tố tụng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1)
——-
Số: ……/……/QĐ-TA(2)
…………., ngày ….. tháng …. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
PHÂN CÔNG NGƯỜI TIẾN HÀNH TỐ TỤNG
CHÁNH ÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN ………………….
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 47 và khoản 1 Điều 363 Bộ luật Tố tụng dân sự;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phân công Thẩm phán………………………… giải quyết việc dân sự thụ lý số …../…… /TL…- …..ngày……….tháng………..năm…….. về việc(3) …………….theo đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự của(4) …………….
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
– Như Điều 1;
– Lưu: Hồ sơ việc dân sự.
CHÁNH ÁN(5)
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn mẫu quyết định phân công người tiến hành tố tụng:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm quyết định (ví dụ: Số: 01/2018/QĐTĐ).
(3) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
Cơ sở pháp lý:
Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP về biểu mẫu trong giải quyết việc dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành