Trong một số trường hợp cụ thể các biện pháp ngăn chặn sẽ bị hủy bỏ. Cũng tương tự, khi hủy bỏ quyết định tạm giữ thì cần phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc hủy bỏ quyết định tạm giữ.
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ là gì?
Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ là mẫu quyết định do cơ quan có thẩm quyền khi xét thấy có những căn cứ, lý do, cơ sở về việc hủy bỏ quyết định tạm giữ.Tại Điều 117
2. Mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ:
VIỆN KIỂM SÁT(1) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(2) ……… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
Số:…../QĐ-VKS…-…(3) ……, ngày…tháng…năm…
QUYẾT ĐỊNH
HỦY BỎ QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT……
Căn cứ các điều 41, 117 và 165 Bộ luật Tố tụng hình sự;
Xét Quyết định tạm giữ số… ngày….. tháng…… năm… của (4) … đối với (5) ……..
Nhận thấy (6) ….
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. hủy bỏ Quyết định tạm giữ số…… ngày…. tháng… năm….. của (4) …. đối với (5)….
Điều 2. Yêu cầu (7) …… trả tự do ngay cho người bị tạm giữ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự./.
Nơi nhận:
– Cơ quan ra Quyết định tạm giữ;
– ……;
– Lưu: HSVA, HSKS, VP.
VIỆN TRƯỞNG (8)
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ:
(1): Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
(2): Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
(3): Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
(4): Ghi tên Cơ quan ra Quyết định tạm giữ
(5): Ghi họ, tên người bị tạm giữ
(6): Nêu lý do hủy bỏ Quyết định tạm giữ
(7): Ghi tên cơ quan ra Quyết định tạm giữ và cơ sở giam giữ
(8): Trường hợp Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền ký thay thì ghi như sau: “KT. VIỆN TRƯỞNG/ PHÓ VIỆN TRƯỞNG”
4. Quy định của pháp luật về hủy bỏ quyết định tạm giữ:
Theo quy định của pháp luật thì những biện pháp ngăn chặn như: tạm giam, tạm giữ, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bảo lãnh,..có thể sẽ bị hủy bỏ hoặc sẽ được thay thế, theo đó, khi đang áp dụng các biện pháp ngăn chặn này nhưng khi thuộc một trong bốn trường hợp sau sẽ buộc phải hủy bỏ áp dụng biện pháp ngăn chặn: (1)Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, (2) Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, (3) Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can, (4) Bị cáo được
Về nguyên tắc các biện pháp ngăn chặn sẽ được hủy bỏ nếu cơ quan có thẩm quyền là cơ quan điều tra, viện kiểm sát, toà án xét thấy không còn cần thiết khi áp dụng các biện pháp này hoặc các biện pháp ngăn chặn này có thể sẽ được thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác khi thấy phù hợp hơn.
– Về thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn khác: trong giai đoạn điều tra, đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn trong giai đoạn điều tra thì việc hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác phải do Viện kiểm sát quyết định trong thời hạn là mười ngày kể từ ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Trong một số trường hợp đặc biệt, đối với việc áp dụng biện pháp tạm giữ thì sẽ do cơ quan có thẩm quyền là Viện kiểm sát phê chuẩn. Đối với cơ quan có thẩm quyền đã có đề nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn này phải
– Trong giai đoạn điều tra, việc quyết định gia hạn thời hạn áp dụng hoặc hủy bỏ hoặc thay thế các biện pháp ngăn chặn cũng vô cùng quan trọng và cần thiết, bởi lẽ việc thay thế hoặc gia hạn, hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn nhằm bảo đảm cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn được phù hợp hơn, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn sẽ được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn.
Trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn mười ngày trong giai đoạn điều tra thì khi cơ quan có thẩm quyền xét thấy cần phải gia hạn thời hạn áp dụng hoặc hủy bỏ hoặc thay thế các biện pháp ngăn chặn thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải ra quyết định như: quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, quyết định gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn, quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn và trong những quyết định này thì sẽ phải do cơ quan có thẩm quyền ban hành và phải nêu rõ căn cứ, lý do trong mỗi quyết định.
– Cơ quan điều tra sẽ phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ mọi biện pháp ngăn chặn đã được phê chuẩn( trong văn bản sẽ phải nêu rõ lý do, kèm theo các chứng cứ, tài liệu chứng minh căn cứ đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can) trong trường hợp đình chỉ điều tra vụ án hoặc đình chỉ điều tra đối với bị can theo quy định của pháp luật. Khi cơ quan có thẩm quyền đề nghị Viện kiểm sát gia hạn hoặc áp dụng hoặc thay thế những biện pháp ngăn chặn thì sẽ phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ, tài liệu hồ sơ như sau: (1) Văn bản đề nghị của Cơ quan điều tra nêu rõ căn cứ, lý do đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn, (2) Chứng cứ, tài liệu là căn cứ để Cơ quan điều tra đề nghị gia hạn thời hạn áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn. Khi có đầy đủ những căn cứ, những tài liệu chứng minh, Viện kiểm sát sẽ tiếp nhận xem xét và đưa ra quyết định về việc gia hạn biện pháp ngăn chặn , thay thế biện pháp ngăn chặn hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn hay không. Nếu trong trường hợp Viện kiểm sát có căn cứ về việc không hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định không gia hạn biện pháp ngăn chặn, quyết định không thay thế biện pháp ngăn chặn thì sẽ phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.