Thủ trưởng cơ quan điều tra cũng có quyền hủy bỏ sự phân công đó, việc hủy bỏ được thể hiện thông qua văn bản với tên gọi Quyết định hủy bỏ quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyết định hủy bỏ quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự là gì?
- 2 2. Mẫu Quyết định hủy bỏ quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự:
- 3 3. Soạn thảo Quyết định hủy bỏ quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự:
1. Quyết định hủy bỏ quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự là gì?
Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra là người tiến hành tố tụng, là Điều tra viên giữ chức vụ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra. Trong cơ quan điều tra, Thủ trưởng cơ quan điều tra là người phải chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của cơ quan. Thủ trưởng cơ quan điều tra có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo những hoạt động của cơ quan điều tra, bảo đảm nhiệm vụ của cơ quan điều tra được thực hiện. Vừa là người đứng đầu, đại diện cho cơ quan điều tra, đồng thời là người tiến hành tố tụng khi thực hiện điều tra vụ án, Thủ trưởng cơ quan điều tra có quyền phân công điều tra viên thụ lý vụ án, quyết định áp dụng các hoạt động điều tra tố tụng quan trọng, then chốt nhất trong quá trình điều tra, kiểm tra đôn đốc tiến độ công tác điều tra và chịu trách nhiệm cá nhân về toàn bộ hoạt động điều tra của cơ quan điều tra.
Vai trò của Thủ trưởng cơ quan điều tra thể hiện chủ yếu ở việc tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra của điều tra viên, đảm bảo các biện pháp điều tra được thực hiện một cách đúng pháp luật, khách quan, toàn diện, đầy đủ, rõ được những chứng cứ xác định có tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội, những tình tiết giảm nhẹ của bị can, đảm bảo không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Trong quá trình điều tra vụ án, thủ trưởng cơ quan điều tra phải bao quát toàn bộ những nội dung và các biện pháp, hoạt động điều tra của các điều tra viên trong cơ quan điều tra; chỉ đạo thực hiện những biện pháp cấp bách, tổ chức lực lượng truy tìm thủ phạm theo dấu vết; chỉ đạo và điều hành việc phát hiện, thu thập và củng cố chứng cứ, tập hợp kết quả hoạt động của ĐTV để có kế hoạch và phương hướng chỉ đạo điều tra tiếp theo. Trong mỗi vụ án cụ thể, các tình huống điều tra liên tục biến đổi và chỉ kết thúc khi đã làm rõ được sự thật của vụ án. Thủ trưởng cơ quan điều tra phải phân tích. đánh giá đúng tình huống và phương hướng phát triển tiếp theo của tình huống thì mới có thể chỉ đạo quá trình điều tra đúng hướng. Chỉ đạo đúng, quá trình điều tra sẽ có kết quả khả quan. Chỉ đạo sai, quá trình điều tra sẽ rơi vào bế tắc.
Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự, Thủ trưởng cơ quan điều tra có quyền quyết định áp dụng tất cả những hoạt động điều tra, những biện pháp cưỡng chế tố tụng quan trọng và cơ bản, từ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn… đến kết luận điều tra, đề nghị truy tố. Như vậy, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan điều tra là rất lớn. Biết sử dụng quyền hạn đó của mình đúng lúc, đúng chỗ, đúng pháp luật và giới hạn ở mức độ cản thiết là một đòi hỏi đạo đức quan trọng đối với Thủ trưởng cơ quan điều tra.
Thủ trưởng cơ quan điều tra có vai trò quan trọng thể hiện ở việc tổ chức, chỉ đạo điều tra vụ án một cách khách quan, toàn diện, đảm bảo các biện pháp điều tra được thực hiện đúng pháp luật và hiệu quả, đảm bảo không thể lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Những thành tích, kết quả thu được cũng như những tồn tại, thiếu sót trong tổ chức điều tra vụ án hình sự. trong mọi hoạt động của cơ quan điều tra đều thuộc trách nhiệm của Thủ trưởng
Tại Khoản 1 Điều 36
“Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:
b) Quyết định phân công hoặc thay đổi Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiểm tra việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.”
Phó thủ trưởng cơ quan điều tra không phải là người đứng đầu, đại diện đương nhiên của cơ quan điều ra. Phó thủ trưởng cơ quan điều tra chỉ là người giúp việc cho Thủ trưởng, thực hiện nhiệm vụ thay thủ trưởng nếu được Thủ trưởng ủy nhiệm và nhân dân thủ trưởng cơ quan điều tra. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự thì khi thủ trưởng cơ quan điều tra vắng mặt hoặc khi có những lý do nhất định mà Thủ trưởng Cơ quan điều tra không thể thực hiện tiếp tục nhiệm vụ, quyền hạn của mình, một Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được Thủ trưởng ủy nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng.
Như vậy, cơ sở để phát sinh quyền hạn của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra là sự ủy nhiệm của Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Khi đã được ủy nhiệm thì Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có toàn quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Do vậy, Thủ trưởng Cơ quan điều tra hoàn toàn có quyền hủy bỏ vai trò mà mình đã phân công cho Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
Vậy Quyết định hủy bỏ quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự chính là văn bản do Thủ trưởng Cơ quan điều tra ban hành khi chủ thể này quyết định hủy bỏ tư cách khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra mà Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ủy nhiệm cho họ khi có căn cứ để hủy bỏ.
Quyết định hủy bỏ quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự được dùng để thể hiện quyết định của Thủ trưởng cơ quan điều tra, nhằm bỏ đi Quyết định phân công cho phó thủ trưởng cơ quan điều tra có nhiệm vụ tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự trước đó. Văn bản này chính là cơ sở để Quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự đã được ban hành trước đó hết hiệu lực.
2. Mẫu Quyết định hủy bỏ quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự:
Quyết định hủy bỏ quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự được quy định trong Phụ lục được ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự. Mẫu Quyết định như sau:
Mẫu số: 84
BH theo TT số 61/2017/TT-BCA
ngày 14/12/2017
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……..(1)
…….(2)
Số:………
……………, ngày……….. tháng …….. năm………. (3)
QUYẾT ĐỊNH HUỶ BỎ QUYẾT ĐỊNH PHÂN CÔNG PHÓ THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN ĐIỀU TRA TIẾN HÀNH KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ (*)
Tôi: ………(4)
Chức vụ: ……….(5)
Căn cứ…………(6)
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Huỷ bỏ Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự số: …… ngày…….. tháng………. năm………..của……….(7) điều tra vụ án hình sự: …………..xảy ra tại:………. (8)
Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải bàn giao việc chỉ đạo khởi tố, điều tra vụ án hình sự cho Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Nơi nhận:
– VKS ………
– Phó Thủ trưởng CQĐT;
– Hồ sơ 2 bản.
……….(9)
(Ký tên, đóng dấu)
(*) Trường hợp này Thủ trưởng CQĐT trực tiếp chỉ đạo điều tra vụ án.
3. Soạn thảo Quyết định hủy bỏ quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự:
Quyết định hủy bỏ quyết định phân công phó thủ trưởng cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự được hướng dẫn soạn thảo như sau:
(1) Ghi Cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quan điều tra
(2) Ghi tên cơ quan điều tra
(3) Ghi địa danh, ngày tháng năm ra quyết định
(4) Ghi tên của Thủ trưởng Cơ quan điều tra- người ra quyết định
(5) Ghi chức vụ đó chính là Thủ trưởng Cơ quan điều tra
(6) Ghi căn cứ thực tế để ban hành quyết định hủy bỏ
(7) Ghi thông tin về Quyết định phân công Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra tiến hành khởi tố, điều tra vụ án hình sự bị hủy bỏ(8) Ghi thông tin của vụ án được phân công khởi tố, điều tra
(9) Ghi chức vụ của người ban hành.
* Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.