Theo quy định pháp luật hiện hành, người có yêu cầu xét lại vụ việc theo bản án thì gửi đơn lên Tòa phúc thẩm để được giải quyết, trường hợp tiếp nhận giải quyết mà xét thấy có lý do không thể tiếp tục tiến hành giải quyết thì cơ quan ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự (26-VDS) là gì?
- 2 2. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự (26-VDS):
- 3 3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự (26-VDS):
- 4 5. Một số quy định pháp luật liên quan đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự?
1. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự (26-VDS) là gì?
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở phúc thẩm là quyết định của toà án làm chấm dứt toàn bộ hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự và kết quả của quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn sơ thẩm sẽ không được công nhận. Hay nói cách khác, bản án, quyết định sơ thẩm bị toà án cấp phúc thẩm huỷ bỏ. Hiện nay, việc ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở phúc thẩm của toà án được quy định tại
Theo đó, trong trường hợp phải đình chỉ giải quyết việc dân sự thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành lập mẫu quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự theo mẫu số 26-VDS, đây là mẫu quyết định được dùng đối với cấp phúc thẩm do cơ quan tiến hành tố tụng ban hành kèm theo hồ sơ các căn cứ ra quyết định đình chỉ.
Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự (26-VDS) là mẫu quyết định được lập ra với mục đích đình chỉ giải quyết việc dân sự cấp phúc thẩm trong trường hợp được quy định trong
2. Mẫu quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự (26-VDS):
Mẫu số 26-VDS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐTP ngày 09 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÒA ÁN NHÂN DÂN……….(1)
Số: ……../………/QĐPT-……..(2)
……., ngày ….. tháng …. năm ……
QUYẾT ĐỊNH
ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT PHÚC THẨM VIỆC DÂN SỰ
TÒA ÁN NHÂN DÂN ………
Thành phần giải quyết việc dân sự gồm có:
Thẩm phán – Chủ tọa phiên họp: Ông (Bà) …..
Các Thẩm phán: Ông (Bà): ……
Ông (Bà): …….
Thư ký phiên họp: Ông (Bà)(3) …….
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân ….. tham gia phiên họp:
Ông (Bà)……. – Kiểm sát viên.
Đã tiến hành mở phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự thụ lý số …./…/TLPT-…….ngày…. tháng……năm …… về việc(4)…….. theo Quyết định mở phiên họp phúc thẩm giải quyết việc dân sự số …../ …../QĐPT-…. ngày….. tháng…. năm….., gồm những người tham gia tố tụng sau đây:
– Người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(5)……
Người đại diện hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự(6)…….
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu giải quyết việc dân sự:(7)……
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(8)……
Người đại diện hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(9)……
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:(10)……
Sau khi nghiên cứu tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ việc dân sự;
Xét thấy (11)……..
Căn cứ(12) ……….Bộ luật Tố tụng dân sự,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự thụ lý số…/…/TLPT- ….. ngày… tháng… năm…. về việc(13)…..
Điều 2. Quyết định(14)……. ngày…. tháng…. năm …… của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định này.
Điều 3.(15) ……..
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Nơi nhận:
– Đương sự,(16)…. ;
– Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;
– Lưu: Hồ sơ việc dân sự.
TM. HỘI ĐỒNG GIẢI QUYẾT VIỆC DÂN SỰ
THẨM PHÁN – CHỦ TỌA PHIÊN HỌP
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập mẫu quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự (26-VDS):
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc dân sự soạn thảo uyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự phải chú ý đến hình thức trình bày văn bản, thời gian ban hành văn bản và thẩm quyền lập quyết định.
– Đối với hình thức ăn bản thì trình bày cơ bản như sau:
+ Phía bên trái văn bản là tên cơ quan lập quyết định ” TÊN TÒA ÁN NHÂN DÂN ” có thẩm quyền lập quyết định được viết in hoa
+ Phía chính giữa văn bản tên mẫu quyết định: ” QUYẾT ĐỊNH ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT PHÚC THẨM VIỆC DÂN SỰ “
+ Phía bên phải văn bản là đề quốc hiệu ” CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ” và tiêu ngữ ” Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ” , bên dưới ghi địa danh nơi soạn thảo , ngày, tháng, năm lập biên bản.
Cụ thể hơn về nội dung”
(1) Ghi tên Tòa án ra Quyết định, đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự; nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm, ô thứ ba ghi ký hiệu loại quyết định (ví dụ: “Số: 20/2018/QĐPT-DS”).
(3) Ghi họ tên, chức danh của Thư ký phiên họp.
(4) và (13) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự và loại việc dân sự mà Tòa án thụ lý giải quyết.
(5) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(6) Chỉ ghi khi có người, đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…”.
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, địa chỉ… là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa chỉ… là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày… tháng… năm…).
(7) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
(8) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (5).
(9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).
(10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).
(11) Ghi cụ thể trường hợp đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự.
(12) Tùy từng trường hợp cụ thể mà ghi điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự đề ra quyết định.
(14) Ghi tên, số, ký hiệu, ngày tháng năm của Quyết định bị kháng cáo, kháng nghị.
(15) Quyết định xử lý tiền tạm ứng lệ phí phúc thẩm.
(16) Nếu đương sự có người đại diện hợp pháp thì ghi họ tên người đại diện hợp pháp của đương sự.
5. Một số quy định pháp luật liên quan đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự?
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở phúc thẩm của toà án được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:
Căn cứ theo Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp thuộc vào điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 gồm: nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
– Căn cứ theo khoản 2 Điều 289 trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm
– Căn cứ theo khoản 3 Điều 289 trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
– Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:
+ Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
+ Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;
+ Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.
Như vậy, theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì đối với việc dân sự được cơ quan tố tụng tiếp nhận giải quyết cấp phúc thẩm thì trong trường hợp không thể tiếp tục giải quyết căn cứ theo điều 217 và 289 thì cơ quan ra quyết định đình chỉ giải quyết phúc thẩm việc dân sự.