Người thừa kế có thể đi chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế và trong đó có lời chứng của công chứng viên hoặc cán bộ Phòng Tư pháp của Ủy ban nhân dân xã. Vậy lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế là gì?
Mục lục bài viết
1. Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế là gì?
Mẫu được ban hành theo Thông tư 01/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Mẫu lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản trường hợp một người khai nhận di sản là mẫu lời chứng được lập ra để chứng thực văn bản khai nhận di sản trường hợp một người khai nhận di sản. Mẫu lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản phải nêu rõ thông tin về chủ thể chứng thực, người muốn chứng thực, nội dung lời chứng, văn bản khai nhận di sản,…
Văn bản khai nhận di sản thừa kế là văn bản nhằm xác nhận phần di sản thừa kế mà người thừa kế được hưởng. Khai nhận di sản thừa kế được áp dụng khi người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó. Đồng thời, việc khai nhận di sản thừa kế phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Mẫu lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản là văn bản ghi nhận những thông tin về nêu rõ thông tin về chủ thể chứng thực, người muốn chứng thực, nội dung lời chứng, văn bản khai nhận di sản,…Đồng thời, lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản còn phải được công khai và có sự xác nhận của người tiếp nhận hồ sơ, người thực hiện hồ sơ.
2. Mẫu lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế:
Lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản (trong trường hợp một người khai nhận di sản)
Ngày…. tháng….. năm….. (Bằng chữ……. )(1)
Tại…… (2).
Tôi (3)……. , là (4)……
Chứng thực
– Văn bản khai nhận di sản này được lập bởi ông/bà…… Giấy tờ tùy thân (6) số
– Ông/bà ……. cam đoan là người thừa kế duy nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai nhận di sản.
– Tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ yêu cầu và chứng thực, ông/bà …….. minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện khai nhận di sản và đã ký/điểm chỉ (7) vào văn bản khai nhận di sản này trước mặt ông/bà ……. là người tiếp nhận hồ sơ.
Văn bản khai nhận di sản này được lập thành ……… bản chính (mỗi bản chính gồm … tờ, trang); cấp cho người khai nhận di sản ……. bản, lưu tại …….. (2) 01 bản.
Số chứng thực……. quyển số………. (8) – SCT/HĐ,GD
Người tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ, tên (9)
Người thực hiện chứng thực ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (10)
3. Hướng dẫn viết lời chứng chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế:
(1) Yêu cầu: Ghi rõ ngày, tháng, năm thực hiện chứng thực. Đối với trường hợp chứng thực ngoài trụ sở thì ghi rõ thời gian (giờ, phút), ngày, tháng, năm mà người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ, văn bản, hợp đồng, giao dịch được chứng thực.
(2) Ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực. Đối với trường hợp chứng thực ngoài trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực thì ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực ngoài trụ sở.
(3) Ghi rõ họ, chữ đệm và tên của người thực hiện chứng thực.
(4) Ghi rõ chức danh của người thực hiện chứng thực, kèm theo tên cơ quan thực hiện chứng thực.
(5) Ghi rõ tên của hợp đồng, giao dịch được chứng thực (ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho xe ô tô).
(6) Ghi rõ loại giấy tờ tùy thân là chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
(7) Nếu ký thì ghi “ký”, nếu điểm chỉ thì ghi “điểm chỉ”.
(8) Ghi số quyển, năm thực hiện chứng thực và ký hiệu sổ chứng thực; trường hợp sổ sử dụng cho nhiều năm thì ghi số thứ tự theo từng năm.
(9) Công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên.
(10) Nếu thực hiện tại Phòng Tư pháp thì Trưởng phòng/Phó trưởng phòng ký, đóng dấu Phòng Tư pháp; nếu thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Chủ tịch/Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân ký, đóng dấu Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên ký, đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng; nếu thực hiện tại Cơ quan đại diện thì viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký, đóng dấu Cơ quan đại diện. Người thực hiện chứng thực ghi rõ họ, chữ đệm và tên./.
4. Khai nhận di sản thừa kế:
4.1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế:
Hồ sơ để thực hiện khai nhận di sản thừa kế:
+ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người;
+ Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao);
+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân (bản chính kèm bản sao);
+
+ Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.
Thủ tục tiến hành khai nhận di sản thừa kế:
+ Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản. Việc thụ lý phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
+ Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
+ Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
4.2. Chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế:
– Phiếu yêu cầu chứng thực hợp đồng, văn bản.
– Văn bản khai nhận di sản thừa kế của những người được hưởng di sản thừa kế (người yêu cầu chứng thực tự soạn thảo, hoặc yêu cầu phòng Tư pháp cấp huyện soạn thảo).
– Bản sao giấy CMND hoặc hộ chiếu, bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện);
– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản thừa kế đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu.
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản thừa kế và người được hưởng di sản thừa kế.
Lưu ý: Người yêu cầu chứng thực có thể nộp bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu đối với các giấy tờ nêu trên.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trình tự thực hiện chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã:
Bước 1: Người có yêu cầu chứng thực hoàn thiện hồ sơ và nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thành phố. Người yêu cầu chứng thực có mặt tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện, trực tiếp ký vào hợp đồng trước mặt người thực hiện chứng thực, nộp lệ phí chứng thực và nhận kết quả hợp đồng đã được chứng thực tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 2: Công chức Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ viết phiếu biên nhận hồ sơ trao cho người yêu cầu chứng thực, trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định
Bước 3: Thông báo niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn trước đây của người để lại di sản hoặc nơi có di sản thừa kế trong thời gian 30 ngày.
Bước 4: Trường hợp không có tranh chấp hay khiếu nại thì chứng kiến những người có liên quan ký tên vào văn bản khai nhận phân chia di sản thừa kế, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện (theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện) ký chứng thực văn bản.
Trường hợp có tranh chấp, khiếu nại thì hướng dẫn người có yêu cầu chứng thực liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
Thời hạn không quá 03 ngày làm việc đối với trường hợp đơn giản; không quá 10 ngày đối với trường hợp phức tạp; không quá 30 ngày đối với trường hợp đặc biệt phức tạp kể từ ngày thụ lý hồ sơ (trừ thời gian niêm yết).
Cơ quan thực hiện thủ tục này là nơi chưa thực hiện chuyển giao việc chứng thực hợp đồng, giao dịch cho tổ chức hành nghề công chứng:
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tư pháp;
Như vậy có thể thấy, để thực hiện việc chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được thực hiện theo một trình tự nhất định. Người khai nhận di sản thừa kế phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ được quy định. Người yêu cầu chứng thực có thể nộp bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu đối với các giấy tờ đó. Đồng thời các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền khi nhận được yêu cầu của công dân phải tiến hành thực hiện và giải quyết ngay.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 01/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.