Thế chấp tài sản là giao dịch không còn xa lạ trong cuộc sống thường ngày. Dưới đây là mẫu hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất mới nhất theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm …
HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
(Số: … /HĐTCTSGLVĐ)
Căn cứ vào
BÊN THẾ CHẤP (BÊN A):
Ông/bà: …
Năm sinh: …
Căn cước công dân số: …
Ngày cấp: …
Nơi cấp: …
Đại chỉ thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Số điện thoại liên hệ: …
Là chủ sở hữu/đồng sở hữu tài sản gắn liền với đất: …
Các chứng từ sở hữu và tham khảo về quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho Bên A gồm có: …
BÊN NHẬN THẾ CHẤP (BÊN B):
Địa chỉ: …
Số điện thoại liên hệ: …
Fax (nếu có): …
Email: …
Mã số thuế: …
Tài khoản số: …
Do ông (bà): …
Sinh năm: …
Chức vụ: … làm đại diện.
Hai bên đồng ý thực hiện việc thế chấp căn hộ nhà chung cư theo các thoả thuận sau đây:
ĐIỀU 1: NGHĨA VỤ ĐƯỢC BẢO ĐẢM
1. Bên A đồng ý thế chấp tài sản gắn liền với đất của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên B.
2. Nghĩa vụ được bảo đảm là: …
ĐIỀU 2: TÀI SẢN THẾ CHẤP
Tài sản thuộc quyền sở hữu của bên A theo …, cụ thể như sau:
… nêu trên là tài sản gắn liền với thửa đất sau:
a) Tên người sử dụng đất: …
b) Thửa đất số: …
c) Tờ bản đồ số: …
d) Địa chỉ thửa đất: …
e) Diện tích: … m2 (Bằng chữ: …)
f) Hình thức sử dụng:
– Sử dụng riêng: … m2
– Sử dụng chung: … m2
g) Mục đích sử dụng: …
h) Thời hạn sử dụng: …
i) Nguồn gốc sử dụng: …
k) Những hạn chế về quyền sử dụng đất (nếu có): …
Giấy tờ về quyền sử dụng đất có: …
ĐIỀU 3: GIÁ TRỊ TÀI SẢN THẾ CHẤP
Giá trị tài sản thế chấp nêu tại Điều 2 của Hợp đồng này là: … đồng (Bằng chữ: … đồng) theo văn bản xác định giá trị tài sản thế chấp ngày … tháng … năm …
ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
4.1. Nghĩa vụ của bên A:
a) Giao các giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên B;
b) Không được chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, cho thuê, góp vốn hoặc dùng tài sản thế chấp;
c) bảo đảm cho nghĩa vụ khác nếu không được bên B đồng ý bằng văn bản;
d) Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị tài sản thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp có nguy cơ bị hư hỏng do khai thác, sử dụng;
e) Tạo điều kiện thuận lợi cho bên B kiểm tra tài sản thế chấp.
4.2. Quyền của bên A:
a) Được sử dụng, khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp;
b) Nhận lại các giấy tờ về tài sản thế chấp sau khi hoàn thành nghĩa vụ;
c) Yêu cầu bên B bồi thường thiệt hại nếu làm mất, hư hỏng các giấy tờ về tài sản thế chấp.
ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
5.1. Nghĩa vụ của bên B:
– Giữ và bảo quản các giấy tờ về tài sản thế chấp, trong trường hợp làm mất, hư hỏng, thì phải bồi thường thiệt hại cho bên A;
– Giao lại các giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên A khi bên A hoàn thành nghĩa vụ.
5.2. Quyền của bên B
– Kiểm tra hoặc yêu cầu bên A cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp;
– Yêu cầu bên A áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị tài sản thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp có nguy cơ bị hư hỏng do khai thác, sử dụng;
– Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo phương thức đã thoả thuận.
ĐIỀU 6: VIỆC ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP VÀ NỘP LỆ PHÍ
6.1. Việc đăng ký thế chấp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật do bên … chịu trách nhiệm thực hiện.
6.2. Lệ phí liên quan đến việc thế chấp quyền sử dụng đất theo Hợp đồng này do bên … chịu trách nhiệm nộp.
ĐIỀU 7: XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP
7.1. Trong trường hợp hết thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên B có quyền yêu cầu xử lý tài sản thế chấp theo phương thức: …
7.2. Việc xử lý tài sản thế chấp được thực hiện để thanh toán nghĩa vụ cho bên B sau khi đã trừ chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí khác có liên quan đến việc xử lý tài sản thế chấp.
ĐIỀU 8: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 9: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Bên A cam đoan:
a) Những thông tin về nhân thân, về tài sản và thửa đất có tài sản đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
c) Tài sản thuộc trường hợp được thế chấp tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật;
d) Tại thời điểm giao kết Hợp đồng này:
– Tài sản và thửa đất có tài sản không có tranh chấp;
– Tài sản và quyền sử dụng đất có tài sản không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
e) Việc giao kết Hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
f) Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.
2. Bên B cam đoan:
a) Những thông tin về nhân thân đã ghi trong Hợp đồng này là đúng sự thật;
b) Đã xem xét kỹ, biết rõ về tài sản gắn liền với đất, thửa đất có tài sản nêu tại Điều 2 của hợp đồng này và các giấy tờ về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền sử dụng đất;
c) Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
d) Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong Hợp đồng này.
ĐIỀU 9: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này có hiệu lực pháp lý từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm …
Hợp đồng được lập thành … bản, mỗi bên giữ … bản và có giá trị như nhau.
BÊN A | BÊN B |
(Ký, ghi rõ họ tên) | (Ký, ghi rõ họ tên) |
2. Nội dung cơ bản của hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 326 của Bộ luật sự năm 2015 có quy định về vấn đề thế chấp tài sản gắn liền với đất nhưng không thế chấp quyền sử dụng. Theo đó, trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất nhưng không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất cũng đồng thời được xác định là người có quyền sử dụng đất hợp pháp, thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất chứ không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ tài sản gắn liền với đất không đồng thời được xác định là chủ sở hữu quyền sử dụng đất, thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật, người nhận chuyển quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất sẽ được tiếp tục sử dụng mảnh đất đó trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao trên thực tế, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về mẫu hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất. Do đó các bên hoàn toàn có thể tự soạn thảo một hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất theo nguyện vọng của các bên, nhưng cần phải đảm bảo các nội dung cơ bản dưới đây:
– Thông tin về bên thế chấp và bên nhận thế chấp;
– Thông tin về tài sản gắn liền với đất;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Thời hạn thế chấp theo quy định của pháp luật, vấn đề này hoàn toàn do các bên thỏa thuận cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
– Đăng ký thế chấp và nộp lệ phí theo quy định của pháp luật;
– Xử lý tài sản thế chấp, phương thức xử lý;
– Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất, thỏa thuận về giải quyết tranh chấp và các điều khoản bảo mật thông tin, bất khả kháng;
Những thỏa thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
3. Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất có phải công chứng không?
Xét về điều kiện để hợp đồng nói riêng và các giao dịch dân sự nói chung có hiệu lực, cần phải quy định theo Điều 117 của
– Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự mà mình xác lập;
– Tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện và không bị ép buộc;
– Mục đích và nội dung không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
– Hình thức phù hợp với quy định của pháp luật trong trường hợp hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực.
Hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất phải được lập thành văn bản và thông thường ngân hàng sẽ yêu cầu người thế chấp phải thực hiện hoạt động công chứng hợp đồng này. Căn cứ theo quy định tại Điều 167
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Đất đai năm 2013;
– Luật Công chứng năm 2018.