Các nhà tài trợ có thể là các cá nhân, tổ chức họ có mong muốn được tài trợ cho bất kỳ một sự kiện nào mà họ mong muốn. Vậy câu hỏi đặt ra liệu tài trợ có cần phải làm hợp đồng không và nếu có thì việc soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng tài trợ là gì?
Mẫu hợp đồng tài trợ là một hợp đồng dân sự ghi nhận sự thỏa thuận của các bên về việc bên tài trợ sẽ tài trợ bằng tiền, thiết bị,… để bên nhận tài trợ thực hiện chương trình, sự kiện mà không đòi lại và không phải trả lãi suất cho phần tài trợ đó.
Mục đích ký kết hợp đồng tài trợ:
– Việc ký kết hợp đồng tài trợ nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên khi thực hiện chương trình, sự kiện, giúp cả hai bên cùng có lợi khi ký hợp đồng.
– Từ góc độ thực tiễn đến việc thỏa thuận trong hợp đồng thì bên tài trợ sẽ
Như vậy, về bản chất hợp đồng tài trợ giống như một
– Về hình thức: hợp đồng tài trợ có thể được lập thành văn bản hoặc bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể.
Hợp đồng tài trợ không có yêu cầu bắt buộc phải lập văn bản và thực hiện công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
– Về nội dung: Nội dung của hợp đồng bao gồm tất cả các điều khoản mà các bên thỏa thuận với nhau.
Các bên có thể tự do thỏa thuận với nhau về các nội dung trong hợp đồng tài trợ, tuy nhiên các nội dung này cần phù hợp với khả năng thực hiện của các bên, phù hợp với quy tắc đạo đức và không trái với quy định của pháp luật
– Hiệu lực hợp đồng: thông thường, hợp đồng sẽ có hiệu lực tại thời điểm giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tài trợ còn được xác định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc được xác định theo quy định của pháp luật như:
+ Hợp đồng miệng có hiệu lực kể từ thời điểm các bên đã thỏa thuận được với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng tài trợ.
+ Hợp đồng bằng văn bản có hiệu lực tại thời điểm bên cuối cùng ký kết vào hợp đồng tài trợ.
+ Hợp đồng bằng văn bản có chứng thực sẽ có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng tài trợ được công chứng, chứng thực.
+ Các bên có thể thỏa thuận ngày có hiệu lực của hợp đồng sao cho phù hợp với nội dung của hợp đồng đã thỏa thuận.
2. Mẫu hợp đồng tài trợ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG TÀI TRỢ
Số:……./HĐTT (1)
– Căn cứ vào Bộ luật Dân sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2015.
– Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay, ngày .. tháng … năm 20…… Chúng tôi gồm có : (2)
BÊN A: Bên tài trợ
Do Ông (Bà):…..(3)
Chức vụ : … (4)
Địa chỉ :….(5)
Điện thoại : …. Fax:…(6)
Mã số thuế :….(7)
Tài khoản : …. tại ngân hàng….. (8)
BÊN B: Bên được tài trợ
Do Ông:…..(9)
Chức vụ :…..(10)
Địa chỉ :…(11)
Điện thoại :… Fax:..(12)
Mã số thuế :..(13)
Sau khi bàn bạc hai bên đồng ý ký kết thực hiện hợp đồng tài trợ với những điều khoản sau đây :
ĐIỀU I : NỘI DUNG HỢP ĐỒNG :
Bên A và B thỏa thuận thống nhất …là đơn vị tài trợ …… vào ngày ….. tại …(14)
ĐIỀU II : KINH PHÍ TÀI TRỢ :
Bên A đồng ý tài trợ cho bên B khoản kinh phí đã bao gồm thuế GTGT là ….bằng chữ).(15)
ĐIỀU III: QUYỀN LỢI BÊN A VÀ B:
1. Quyền lợi bên A:..
1.1. Đối với nhà Tài trợ Kim Cương:
– Đơn vị được đặt biểu tượng hoặc logo trang trọng ngay dưới tên của chương trình trên backdrop chính, trên standee lớn tại vị trí ra vào, trên các banner, thẻ đại biểu và tại trang chủ với tư cách là Nhà tài trợ Kim Cương.
– Logo được phát trên màn hình tại sân khấu chính và được quảng bá trên các phương tiện quảng cáo (tờ rơi, thư mời, banner …).
– Tham gia phát biểu tại lễ khai mạc và tại hội thảo chuyên đề TMĐT.
– Được quyền tham dự lễ khai mạc, bế mạc cùng các sự kiện diễn ra trong thời gian hội chợ với tư cách là nhà tài trợ Kim Cương.
1.2. Đối với nhà Tài trợ Vàng:
– Đơn vị được đặt biểu tượng hoặc logo trang trọng ngay dưới tên của chương trình trên backdrop chính, trên standee lớn tại vị trí ra vào, trên các banner, thẻ đại biểu và tại trang chủ với tư cách là Nhà tài trợ Vàng.
– Logo được phát trên màn hình tại sân khấu chính và được quảng bá trên các phương tiện quảng cáo (tờ rơi, thư mời, banner …).
– Tham gia trình bày tại các hội thảo chuyên đề TMĐT.
– Gian hàng tại vị trí đẹp của hội chợ 2 standee trang trí. Sử dụng sân khấu chính vào tối thứ 2 của hội chợ để làm event trong thời gian 30 phút nếu có yêu cầu.
– Được quyền tham dự lễ khai mạc, bế mạc cùng các sự kiện diễn ra trong thời gian hội chợ với tư cách là nhà tài trợ Vàng.
1.3. Đối với đơn vị Đồng tài trợ :
Đơn vị được đặt biểu tượng hoặc logo trang trọng ngay dưới tên của chương trình trên backdrop chính, trên standee lớn tại vị trí ra vào, trên các banner, thẻ đại biểu và tại trang chủ với tư cách là Nhà Đồng tài trợ.
Logo được phát trên màn hình tại sân khấu chính và được quảng bá trên các phương tiện quảng cáo trong chương trình.
Được quyền tham dự lễ khai mạc, bế mạc cùng các sự kiện diễn ra trong thời gian chương trình với tư cách là nhà Đồng tài trợ.
2. Quyền lợi bên B:
Được toàn quyền sử dụng kinh phí tài trợ để tổ chức chương trình.
ĐIỀU IV: TRÁCH NHIỆM BÊN A VÀ B :
1. Trách nhiệm bên A:
– Thanh toán chi phí đúng và đầy đủ cho bên B theo thời hạn và phương thức được quy định tại điều V của hợp đồng.
– Cung cấp cho bên B logo sản phẩm tài trợ.
– Cung cấp cho bên B thông tin về sản phẩm, dịch vụ phần mềm, thông tin giới thiệu doanh nghiệp (nếu có) và quảng cáo (nếu có).
2. Trách nhiệm bên B:
Đảm bảo các quyền lợi của bên A tại mục 1, điều III của hợp đồng.
ĐIỀU V: ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN :
1. Điều kiện thanh toán : (16)
– Bên A thanh toán cho bên B trước 50% tổng giá trị hợp đồng tương đương với ……đồng ( Bằng chữ) sau khi ký hợp đồng.
– Bên A thanh toán cho bên B tổng giá trị hợp đồng còn lại, tương đương với ……đồng (Bằng chữ) sẽ được thanh toán trước 1 tuần kể từ ngày chương trình bắt đầu.
2. Hình thức thanh toán: (17)
– Tiền mặt hay chuyển khoản….
– Tài khoản:…
Tài khoản :..
Số tài khoản:..
3. Chậm thanh toán :
– Trong trường hợp bên A chậm thanh toán cho bên B theo mục 1, điều V của hợp đồng, bên A sẽ phải thanh toán cho bên B tổng số tiền cần thanh toán cộng thêm số tiền chậm thanh toán được tính theo lãi suất cho vay một tháng của ngân hàng nhà nước được tính trên số ngày chậm thanh toán.
ĐIỀU VII : ĐIỀU KHOẢN CHUNG :
1. Trường hợp bất khả kháng :
– Một hoặc cả hai bên A và B sẽ không phải chịu trách nhiệm do không thực hiện hợp đồng vì gặp phải trường hợp bất khả kháng ngoài khả năng kiểm soát của các bên, với điều kiện là gặp trường hợp bất khả kháng đã áp dụng mọi biện pháp để ngăn chặn khắc phục hậu quả và
2. Vi phạm hợp đồng :
Trong trường hợp bên B không thể thực hiện những phần việc đã được thỏa thuận trong hợp đồng mà không phải do trường hợp bất khả kháng như đã nêu trên. Bên A sẽ có quyền đòi bồi hoàn thiệt hại số tiền đã trả cho bên B đối với những công việc bên B không thực hiện .
Trong trường hợp bên A không thể thực hiện các cam kết của mình như đã thỏa thuận trong chương trình này, bên B sẽ có quyền không đáp ứng quyền lợi của bên A cho tới khi bên A thực hiện các cam kết của mình .
Nếu một bên vi phạm bất cứ các điều khoản nào trong hợp đồng này mà bên kia đã thông báo yêu cầu chấm dứt vi phạm hoặc khắc phục hậu quả của vi phạm nhưng bên vi phạm không thực hiện như được yêu cầu thì bên bị vi phạm có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng và đồng thời có quyền yêu cầu bên vi phạm phải đền bù mọi thiệt hại xảy ra cho bên bị vi phạm.
3. Các điều khoản khác :
– Mọi bổ sung sửa đổi hợp đồng này đều phải được hai bên thống nhất thỏa thuận và thực hiện bằng văn bản.
– Hợp đồng này bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ký và sẽ chấm dứt hiệu lực khi việc thực hiện dịch vụ được hoàn tất theo đúng các điều khoản đã thỏa thuận.
– Mọi tranh chấp, bất đồng giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng đều phải giải quyết thông qua thương lượng hòa giải. Nếu trong quá trình bàn bạc mà không đi đến thống nhất thì sẽ nhờ đến Tòa án giải quyết.
– Khi bên A và B thực hiện hoàn tất các điều khoản nêu trên thì hai bên tiến hành thanh lý hợp đồng.
– Hợp đồng này được lập thành 04 bản, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị pháp lý ngang nhau.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền số hợp đồng
(2): Điền ngày ,tháng, năm ký kết hợp đồng
(3)(4) : ĐIền tên và chức vụ của bên A( bên tài trợ)
(5): Điền địa chỉ của bên tài trợ
(6): Điền số điện thoại/ fax của bên tài trợ
( 7): Điền mã số thuế của bên tài trợ ( nếu có)
(8): Điền tài khoản và tên ngân hàng đăng ký của bên tài trợ
(9) (10): ĐIền tên và chức vụ của bên B ( bên được tài trợ)
(11): Điền địa chỉ của bên được tài trợ
(12): Điền số điện thoại/ fax của bên được tài trợ
(13): Điền mã số thuế của bên được tài trợ ( nếu có)
(14): Điền ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng tài trợ( do các bên tự thỏa thuận)
(15): Điền kinh phí tài trợ ( do các bên tự thỏa thuận)
(16): Điền điều kiện thanh toán( do các bên tự thỏa thuận)
(17): ĐIền hình thức thanh toán ( do các bên tự thỏa thuận) nếu thanh toán bằng hình thức chuyển khoản thì cần ghi rõ số tài khoản, tên tài khoản và thuộc ngân hàng nào, cuối cùng các bên ký kết vào văn bản thỏa thuận .