Như chúng ta thường thấy trong quá trình thực hiện các công trình xây dựng, các bên thường giao kết với nhau hợp đồng giao nhận thầu lắp đặt, thi công xây dựng. Điều này nhằm đảm bảo cho ngôi nhà, hoặc các công trình xây dựng được hoàn thành đúng thỏa thuận.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp đồng giao nhận thầu lắp đặt, thi công xây dựng là gì?
- 2 2. Ý nghĩa của hợp đồng giao nhận thầu lắp đặt, thi công xây dựng?
- 3 3. Hiệu lực của hợp đồng giao nhận thầu lắp đặt, thi công xây dựng:
- 4 4. Mẫu hợp đồng giao nhận thầu lắp đặt, thi công xây dựng:
- 5 5. Hướng dẫn cách điền thông tin vào hợp đồng:
1. Hợp đồng giao nhận thầu lắp đặt, thi công xây dựng là gì?
Hợp đồng giao nhận thầu lắp đặt, thi công xây dựng là
Hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ công việc thi công xây dựng công trình của dự án là hợp đồng tổng thầu thi công xây dựng công trình.
Hợp đồng thực hiện toàn bộ công việc thiết kế và thi công xây dựng công trình của dự án là hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình.
2. Ý nghĩa của hợp đồng giao nhận thầu lắp đặt, thi công xây dựng?
– Đảm bảo cho công trình xây dựng được hoàn thành đúng thời gian dự kiến, đúng quy mô và kiến trúc đã được thiết kế, tránh sự sai lệch trong quá trình xây dựng dẫn đến kiến trúc công trình bị ảnh hưởng.
– Đảm bảo cho chất lượng công trình, tránh việc ăn gian nguyên vật liệu xây dựng, rút ruột công trình, khiến công trình xây dựng không bảo đảm sự bền vững và chính xác của các kết cấu xây dựng và thiết bị lắp đặt
– Để việc cung cấp giao nhận và kiểm soát vật liệu đầy đủ, có thể cung cấp cho người xây dựng công trình mà không bị thiếu hụt thì phải có hợp đồng xây dựng cung cấp vật tư để tiện việc theo dõi số lượng vật liệu.
3. Hiệu lực của hợp đồng giao nhận thầu lắp đặt, thi công xây dựng:
Theo Điều 139 Luật xây dựng 2014 Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
– Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 138 của Luật Xây dựng;
– Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng.
Việc kí kết hợp đồng nhận thầu thi công lắp đặt phải được tiến hành giữa hai bên chủ thể đáp ứng điều kiện chủ thể: cá nhân phải có đủ năng lực hành vi dân sự; tổ chức đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề hoạt động. Đồng thời việc kí kết phải tuân thủ theo nguyên tắc ký kết theo Khoản 2, Điều 138 Luật Xây dựng 2014. Một hợp đồng nhận thầu thi công lắp đặt được coi là có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điều 139 Luật Xây dựng 2014. Thời Điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời Điểm ký kết hợp đồng hoặc thời Điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.
4. Mẫu hợp đồng giao nhận thầu lắp đặt, thi công xây dựng:
HỢP ĐỒNG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Số……………./HĐ-XD
Hôm nay, ngày….. tháng ……năm……. tại…….. chúng tôi gồm các bên dưới đây:
1. Bên Giao thầu (gọi tắt là bên A): (1)
– Tên đơn vị:……………
– Địa chỉ trụ sở chính:…………
– Họ tên, chức vụ người đại diện ( hoặc người được uỷ quyền ): ………………
– Điện thoại:…………..; Fax:…………….; Email:……………(nếu có)
– Số hiệu tài khoản giao dịch tại kho bạc hoặc tại tổ chức tín dụng của đơn vị:……………
– Mã số thuế:….
– Thành lập theo quyết định số:…..(hoặc đăng ký kinh doanh) cấp ngày …. tháng …. năm
– Theo văn bản ủy quyền số……….(nếu có)
2. Bên nhận thầu (gọi tắt là bên B): (1)
– Tên đơn vị:……..
– Địa chỉ trụ sở chính:……………
– Họ tên, chức vụ người đại diện ( hoặc người được uỷ quyền ): ……
– Điện thoại:.; Fax:…..; Email:……..(nếu có)
– Số hiệu tài khoản giao dịch tại kho bạc hoặc tại tổ chức tín dụng của đơn vị:………
– Mã số thuế:…
– Thành lập theo quyết định số: …..(hoặc đăng ký kinh doanh) cấp ngày …. tháng …. năm ..
– Theo văn bản ủy quyền số……..(nếu có)
– Chứng chỉ năng lực hành nghề số:..…..do.. ….cấp ngày… tháng… năm..
HAI BÊN THỎA THUẬN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG VỚI NHỮNG ĐIỀU KHOẢN SAU
Điều 1. Nội dung công việc và sản phẩm của hợp đồng:
Bên A giao cho Bên B thực hiện thi công xây dựng, lắp đặt công trình theo đúng thiết kế được duyệt, được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật:
Phải thực hiện theo đúng thiết kế; bảo đảm sự bền vững và chính xác của các kết cấu xây dựng và thiết bị lắp đặt theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
Điều 3. Thời gian và tiến độ thực hiện:
Hợp đồng phải ghi rõ thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành bàn giao sản phẩm của hợp đồng; tiến độ thực hiện từng hạng mục, từng công việc phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án. Trường hợp Bên giao thầu ký nhiều hợp đồng với Bên nhận thầu để thực hiện các công việc xây dựng thì tiến độ của các hợp đồng phải phối hợp để thực hiện được tổng tiến độ của dự án. Các bên của hợp đồng phải thiết lập phụ lục phần không tách rời của hợp đồng để ghi rõ yêu cầu về tiến độ đối với từng loại công việc phải thực hiện.
Điều 4. Điều kiện nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng
4.1. Điều kiện nghiệm thu:
+ Tuân theo các quy định về quản lý chất lượng công trình;
+ Bên A sẽ thực hiện nghiệm thu từng công việc xây dựng; từng bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; từng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Đối với các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo;
+ Bên A chỉ nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định;
+ Công trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, đảm bảo chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định.
4.2. Điều kiện để bàn giao công trình đưa vào sử dụng:
– Đảm bảo các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
– Đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
Việc nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng phải thành lập Hội đồng nghiệm thu bàn giao công trình, thành phần của Hội đồng nghiệm thu theo quy định của pháp luật về nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng.
Điều 5. Bảo hành công trình:
5.1. Bên thi công xây dựng có trách nhiệm thực hiện bảo hành công trình sau khi bàn giao cho Chủ đầu tư. Nội dung bảo hành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra;
5.2. Thời hạn bảo hành công trình được tính từ ngày nhà thầu thi công xây dựng công trình bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình phải bảo hành cho chủ đầu tư (không ít hơn 24 tháng đối với loại công trình cấp đặc biệt, cấp I. Không ít hơn 12 tháng đối với công trình còn lại);
5.3. Mức tiền cam kết để bảo hành công trình:
– Bên B (nhà thầu thi công XD và nhà thầu cung ứng thiết bị CT) có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của chủ đầu tư theo mức: 3% giá trị hợp đồng đối với công trình xây dựng hoặc hạng mục CTXD có thời hạn không ít hơn 24 tháng; 5% giá trị hợp đồng đối với công trình có thời hạn không ít hơn 12 tháng;
– Bên B chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành;
– Tiền bảo hành công trình XD, bảo hành thiết bị công trình được tính theo lãi suất ngân hàng do hai bên thỏa thuận. Tiền bảo hành có thể được thay thế bằng thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương, hoặc có thể được gán trừ vào tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành do hai bên thỏa thuận.
Điều 6. Giá trị hợp đồng:
– Giá hợp đồng: căn cứ sự thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để xác định loại giá hợp đồng
– Giá trị hợp đồng căn cứ loại giá hợp đồng, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc lập quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tư và sự thỏa thuận của hai bên (đàm phán sau đấu thầu) xác định giá trị hợp đồng
Toàn bộ giá trị của hợp đồng bao gồm giá trị của từng phần việc cụ thể (2)
6.1. Giá trị hợp đồng phần: ……(chi tiết tại phụ lục của HĐ):……… đ
6.2. Giá trị hợp đồng phần: ……..(chi tiết tại phụ lục của HĐ):…….. đ
6.3. Giá trị hợp đồng phần: …….(chi tiết tại phụ lục của HĐ):………. đ
Tổng giá trị hợp đồng: …….. đồng
(Chi tiết từng phần được thể hiện cụ thể ở các phụ lục kèm theo của HĐ)
Giá trị hợp đồng trên có thể được điều chỉnh trong các trường hợp:
a. Bổ sung, điều chỉnh khối lượng thực hiện so với hợp đồng:
– Nếu khối lượng công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng thì giá trị phần khối lượng phát sinh được tính theo đơn giá đó;
– Nếu khối lượng công việc phát sinh không có đơn giá ghi trong hợp đồng thì giá trị phát sinh được tính theo đơn giá tại địa phương nơi xây dựng công trình, nếu không có đơn giá tại địa phương hai bên thống nhất xây dựng mức giá mới và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng;
– Nếu khối lượng công việc thay đổi ( tăng hoặc giảm ) so với hợp đồng lớn hơn 20% thì hai bên có thể thỏa thuận xác định đơn giá mới.
b. Nhà nước thay đổi chính sách: thay đổi tiền lương, thay đổi giá nguyên vật liệu do nhà nước quản lý giá, thay đổi tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc thay đổi các chế độ, chính sách mới làm thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình. Trong trường hợp này chỉ được điều chỉnh khi được cấp có thẩm quyền cho phép.
c. Trường hợp bất khả kháng do thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hỏa hoạn; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh, … và các thảm họa khác chưa lường hết được. Khi đó các bên tham gia hợp đồng thương thảo để xác định giá trị hợp đồng điều chỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật.
Điều 7. Thanh toán hợp đồng:
7.1. Tạm ứng:
Việc tạm ứng vốn theo hai bên thỏa thuận và được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực.
7.2. Thanh toán hợp đồng:
– Hai bên giao nhận thầu thỏa thuận về phương thức thanh toán theo thời gian hoặc theo giai đoạn hoàn thành trên cơ sở khối lượng thực tế hoàn thành và mức giá đã ký;
– Sau khi bàn giao sản phẩm hoàn thành hai bên tiến hành nghiệm thu quyết toán và thanh lý hợp đồng. Bên A thanh toán nốt cho bên B.
Đối với trường hợp dự án đầu tư sử dụng vốn nước ngoài có quy định việc tạm ứng, thanh toán khác quy định trong nước thì thực hiện theo hợp đồng đã ký.
7.3. Hình thức thanh toán: tiền mặt hoặc chuyển khoản
7.4. Đồng tiền thanh toán:
– Đồng tiền áp dụng để thanh toán: tiền Việt Nam; hoặc ngoại tệ (trong trường hợp thanh toán với nhà thầu nước ngoài có sự thỏa thuận thanh toán bằng một loại ngoại tệ)
Điều 8. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng được áp dụng đối với tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu.
– Bên nhận thầu phải có bảo lãnh thực hiện hợp đồng bởi một tổ chức tín dụng có uy tín được bên giao thầu chấp nhận;
– Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng không quá…. giá trị hợp đồng tùy theo loại hình và quy mô của hợp đồng;
– Giá trị bảo lãnh được giải tỏa dần theo khối lượng thực hiện tương ứng;
Điều 9. Bảo hiểm:
Trong quá trình thực hiện thi công xây dựng công trình, các bên phải mua bảo hiểm theo quy định hiện hành:
– Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm công trình
– Nhà thầu phải mua bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.
Điều 10. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp:
– Trong trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên nỗ lực tối đa chủ động bàn bạc để tháo gỡ và thương lượng giải quyết.
– Trường hợp không đạt được thỏa thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, Trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Bất khả kháng:
11.1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hỏa hoạn; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh,… và các thảm hoạ khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam…
– Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ phải:
+ Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra
+ Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng 7 ngày ngay sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
11.2. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình
Điều 12. Tạm dừng, hủy bỏ hợp đồng
12.1. Tạm dừng thực hiện hợp đồng:
Các trường hợp tạm dừng thực hiện hợp đồng:
– Do lỗi của Bên giao thầu hoặc Bên nhận thầu gây ra;
– Các trường hợp bất khả kháng.
– Các trường hợp khác do hai bên thảo thuận
Một bên có quyền quyết định tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên kia gây ra, nhưng phải báo cho bên kia biết bằng văn bản và cùng bàn bạc giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng xây dựng đã ký kết; trường hợp bên tạm dừng không thông báo mà tạm dừng gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên thiệt hại.
Thời gian và mức đền bù thiệt hại do tạm dừng hợp đồng do hai bên thỏa thuận để khắc phục.
12.2. Hủy bỏ hợp đồng:
a. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại;
b. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ; nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì bên hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường;
c. Khi hợp đồng bị hủy bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời Điểm bị hủy bỏ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền;
Điều 13. Thưởng, phạt khi vi phạm hợp đồng:
13.1. Thưởng hợp đồng:
Nếu Bên B hoàn thành các nội dung công việc của hợp đồng theo đúng tiến độ tại Điểm và chất lượng tại Điểm của hợp đồng thì Bên A sẽ thưởng cho Bên B là: ……. giá trị hợp đồng (không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng làm lợi)
13.2. Phạt hợp đồng:
– Bên B vi phạm về chất lượng phạt % giá trị hợp đồng bị vi phạm về chất lượng
– Bên B vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng mà không do sự kiện bất khả kháng hoặc không do lỗi của Bên A gây ra, Bên B sẽ chịu phạt % giá trị phần hợp đồng bị vi phạm thời hạn thực hiện.
– Bên B vi phạm do không hoàn thành đủ số lượng sản phẩm hoặc chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu quy định trong hợp đồng kinh tế thì Bên B phải làm lại cho đủ và đúng chất lượng
Trong trường hợp pháp luật chưa có quy định mức phạt, các bên có quyền thỏa thuận về mức tiền phạt bằng tỷ lệ phần trăm giá trị phần hợp đồng bị vi phạm hoặc bằng một số tuyệt đối.
Tổng số mức phạt cho một hợp đồng không được vượt quá 12% giá trị hợp đồng bị vi phạm
Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên B:
Căn cứ các quy định của pháp luật, yêu cầu về công việc của Bên giao thầu và nhận thầu, hai bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của Bên B
Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của bên A:
Căn cứ các quy định của pháp luật, yêu cầu về công việc của Bên giao thầu và nhận thầu, hai bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của Bên A
Điều 16. Ngôn ngữ sử dụng:
Ngôn ngữ của Hợp đồng sẽ là tiếng Việt là chính. Trường hợp phải sử dụng cả tiếng Anh thì
Điều 17. Điều khoản chung
17.1. Các phụ lục sau là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng này:
– Phụ lục 1: Thời gian và tiến độ thực hiện
– Phụ lục 2: Hồ sơ thiết kế, …
– Phụ lục 3: tiến độ thanh toán
17.2. Hợp đồng này cũng như tất cả các tài liệu, thông tin liên quan đến hợp đồng sẽ được các bên quản lý theo quy định hiện hành của nhà nước về bảo mật.
17.3. Hai bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
17.4. Hợp đồng làm thành 10 bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 6 bản, Bên B giữ 4 bản;
17.5. Hiệu lực của hợp đồng: Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày … (theo sự thỏa thuận của 2 bên)
ĐẠI DIỆN BÊN A
Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN BỘ TÀI CHÍNH
Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)
5. Hướng dẫn cách điền thông tin vào hợp đồng:
(1): Bên giao thầu và bên nhận thầu điền rõ và chính xác tên đơn vị, địa chỉ trụ sở chính, họ tên, chức vụ người đại diện ( hoặc người được uỷ quyền ), điện thoại, fax, email, số hiệu tài khoản giao dịch tại kho bạc hoặc tại tổ chức tín dụng của đơn vị, mã số thuế…
(2): Giá trị hợp đồng ghi theo từng phần theo
(3) Thỏa thuận của các bên không được cái với quy định của pháp luật. Nếu các bên có những điều khoản không thỏa thuận trong hợp đồng sẽ được xác định theo pháp luật
Cơ sở pháp lý
Luật Xây dựng 2014;