Khi hai bên đi đến thỏa thuận gia công hàng hóa cho đối phương, người ta sẽ ký kết với nhau hợp đồng gia công hàng hóa để thỏa thuận với nhau về các yêu cầu hàng hóa cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên. Vậy hợp đồng gia công hàng hóa được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng gia công hàng hóa là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ.
Gia công hàng hóa là một phương thức sản xuất hàng hóa mà bên nhận gia công sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên, vật liệu từ bên đặt gia công. Trải qua quá trình sản xuất, có thể là một hay nhiều công đoạn theo yêu cầu của bên đặt gia công. Để tạo ra sản phẩm và nhận một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó, gọi là phí gia công.
Theo Điều 542
2. Mẫu hợp đồng gia công hàng hóa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-***———
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG HÓA
Số:…… /HĐGC
– Căn cứ Luật Dân sự số …………… ngày ………………….của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Căn cứ ………
Hôm nay, ngày…….. tháng…….. năm ……..tại…….. các bên trong hợp đồng gồm:
1. Bên A (Bên đặt hàng):
– Tên doanh nghiệp………..
– Địa chỉ: ……….
– Điện thoại: …….
– Tài khoản số:…….. Mở tại ngân hàng: …….
– Đại diện là Ông (bà):…. Chức vụ: ……..
–
Viết ngày…….. Do……..chức vụ……. ký.
2. Bên B (bên sản xuất gia công):
– Tên doanh nghiệp: …..
– Địa chỉ: ………
– Điện thoại: ……..
– Tài khoản số:…… Mở tại ngân hàng: …..
– Đại diện là Ông (bà):……Chức vụ: ………
– Giấy ủy quyền số:……(nếu có).
Viết ngày………. Do…….chức vụ…… ký.
Hai bên thống nhất thỏa thuận lập hợp đồng với nội dung như sau:
Điều 1: Đối tượng hợp đồng:
1. Tên sản phẩm hàng hóa cần sản xuất: ……
2. Quy cách phẩm chất:………..
Điều 2: Nguyên vật liệu chính và phụ:
1. Bên A có trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu chính gồm
a- Tên từng loại:……………. Số lượng:…………………….. chất lượng:…………………….
b- Thời gian giao:………………………. Tại địa điểm: …………………………….(Kho bên B)
c- Trách nhiệm bảo quản: bên B chịu mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng các nguyên liệu do bên A cung ứng và phải sử dụng đúng loại nguyên liệu đã giao vào sản xuất sản phẩm.
2. Bên B có trách nhiệm cung ứng các phụ liệu để sản xuất:
a- Tên từng loại:…………… số lượng:………….. đơn giá(hoặc quy định chất lượng theo hàm lượng, theo tiêu chuẩn).
b- Bên A cung ứng tiền trước để mua phụ liệu trên. Tổng chi phí là:…………………………..
Điều 3: Thời gian sản xuất và giao sản phẩm:
1. Bên B bắt đầu sản xuất từ ngày:
Trong quá trình sản xuất bên A có quyền kiểm tra và yêu cầu bên B sản xuất theo đúng mẫu sản phẩm đã thỏa thuận bắt đầu từ ngày đưa nguyên liệu vào sản xuất (nếu cần).
2. Thời gian giao nhận sản phẩm:
Nếu giao theo đợt thì:
a- Đợt 1: ngày…… Địa điểm:….
b- Đợt 2: ngày….. Địa điểm:……..
Nếu bên A không nhận đúng thời gian sẽ bị phạt lưu kho là: Nếu bên B không giao hàng đúng thời gian, địa điểm sẽ phải bồi thường các chi phí:
Điều 4: Các biện pháp bảo đảm hợp đồng
Điều 5: Thanh toán:
Thỏa thuận thanh toán toàn bộ hay từng đợt sau khi nhận hàng.
Thanh toán bằng tiền mặt hay chuyển khoản: ………..
Điều 6: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng:
1. Vi phạm về chất lượng: (làm lại, giảm giá, sửa chữa, bồi thường nguyên vật liệu v.v…).
2. Vi phạm số lượng: nguyên vật liệu không hư hỏng phải bồi thường nguyên liệu theo giá hiện thời
3. Ký hợp đồng mà không thực hiện: bị phạt tới ….% giá trị hợp đồng.
4. Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: bồi thường theo tỷ lệ lãi suất ngân hàng v.v…
Điều 7: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề bất lợi phát sinh các bên kịp thời báo cho nhau biết và chủ động bàn bạc giải quyết trên cơ sở thương lượng đảm bảo hai bên cùng có lợi (có lập biên bản).
2. Trường hợp có vấn đề tranh chấp không tự thương lượng được, hai bên thống nhất chuyển vụ việc đến tòa án là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những vụ tranh chấp này.3. Các chi phí về kiểm tra, xác minh và lệ phí trọng tài do bên có lỗi chịu.
Điều 8: Các thỏa thuận khác
Điều 9: Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày………. đến ngày ……..
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập
Hợp đồng này được làm thành ……..bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ……… bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A
Chức vụ:
Ký tên
(Đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ:
Ký tên
(Đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng:
Căn cứ của hợp đồng dựa vào nội dung hợp đồng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật nào;
Ghi rõ ngày tháng năm thực hiện hợp đồng;
Thông tin chủ thể hợp đồng: Bên đặt hàng và bên sản xuất gia công ghi rõ thông tin tên doanh nghiệp, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản, đại diện, chức vụ, giấy ủy quyền nếu có;
Điều 1: Đối tượng hợp đồng gia công cần ghi rõ tên sản phẩm hàng hóa, quy cách phẩm chất;
Điều 2: Trách nhiệm cung ứng nguyên vật liệu của bên đặt hàng (tên từng loại nguyên liệu, số lượng, chất lượng, thời gian giao…). Trách nhiệm của bên gia công cung ứng các phụ liệu để sản xuất (tên từng loại nguyên liệu, số lượng, chất lượng, thời gian giao..);
Điều 3: Thời gian sản xuất và thời gian giao nhận sản phẩm do hai bên thỏa thuận, ghi rõ các đợt giao nhận;
Điều 5: Các bên thỏa thuận thanh toán toàn bộ hay từng đợt sau khi nhận hàng.
4. Đặc điểm của hợp đồng gia công hàng hóa?
Hợp đồng gia công là hợp đồng song vụ: bên gia công có quyền yêu cầu bên đặt gia công phải chuyển cho mình vật liệu đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, tính đồng bộ và số lượng cùng vật mẫu, bản vẽ để chế tạo. Bên gia công yêu cầu bên đặt gia công nhận tài sản mới do chính mình tạo ra và trả tiền công như đã thỏa thuận
Hợp đồng gia công là hợp đồng có đền bù: khoản tiền mà bên thuê gia công phải trả cho bên gia công là khoản đền bù. Khoản đền bù này là tiền công do các bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
Hợp đồng gia công có kết quả được vật thể hóa: vật được xác định trước theo mẫu, theo 1 tiêu chuẩn do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định trước. Vật mẫu hay tiêu chuẩn của vật gia công chỉ được hiện thực hóa ( vật chất hóa hay trở thành hàng hóa) sau khi bên nhận gia công đã hoàn thành công việc gia công.
5. Chủ thể và đối tượng của hợp đồng gia công hàng hóa?
Chủ thể của hợp đồng gia công hàng hóa là bên gia công và bên đặt hàng. Chủ thể của hợp đồng là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận với nhau dưới hình thức hợp đồng dân sự về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà bên đặt hàng yêu cầu bên gia công thực hiện, các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Vật là một loại sản phẩm, hàng hóa do bên thuê gia công đặt theo hợp đồng. Mẫu của vật này có thể do bên thuê gia công chỉ định hoặc do bên gia công đưa ra và bên thuê gia công chấp nhận. Mẫu mà các bên sử dụng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Hợp đồng gia công hàng hóa là kết quả của sự thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện, tự do ý chí của bên đặt hàng và bên nhận gia công. Hợp đồng đáp ứng được nhu cầu của cả hai bên, một bên muốn đặt hàng và một bên có đủ các điều kiện để nhận gia công và trả hàng cho người đặt hàng.
Hợp đồng gia công đảm bảo cho hai bên thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng và được hưởng các quyền và lợi ích đã thỏa thuận. Đồng thời hợp đồng là văn bản pháp lý ghi nhận phương thức giải quyết tranh chấp khi hai bên xảy ra tranh chấp theo thỏa thuận trước đó.
6. Nghĩa vụ của bên nhận gia công:
Điều 546 Bộ Luật dân sự 2015 quy định bên nhận gia công có nghĩa vụ sau:
– Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp. Nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường.
– Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.
– Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
– Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
– Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
– Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.
– Giao sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thỏa thuận.
– Chịu thiệt hại về công sức của mình đã bỏ ra thực hiện hợp đồng nếu không may xảy ra rủi ro trong khi thực hiện hợp đồng mà sản phẩm bị hư hỏng. Nếu bên nhận gia công tự mình phải mua nguyên vật liệu thì phải chịu thiệt hại về nguyên vật liệu bị hư hỏng.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ Luật dân sự 2015.