Khai nhận di sản thừa kế là việc làm quan trọng, nhằm xác minh quyền hưởng di sản của người chết để lại. Dưới đây là mẫu giấy xác nhận hàng thừa kế thứ nhất mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy xác nhận hàng thừa kế thứ nhất mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——-o0o——-
VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Hôm nay, chúng tôi gồm:
1. Họ và tên (quan hệ với người đã mất), sinh năm ….; CCCD số: …..do …………..cấp ngày………..; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ……….
2. Họ và tên (quan hệ với người đã mất), sinh năm ….; CCCD số: …..do …………..cấp ngày………..; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ……….
3. Họ và tên (quan hệ với người đã mất), sinh năm ….; CCCD số: …..do …………..cấp ngày………..; đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ……….
I. QUAN HỆ THỪA KẾ:
Bằng văn bản này, chúng tôi khai nhận đúng sự thật rằng:
Chúng tôi là…….của ông(bà) …….sinh năm……, chết ……….theo Trích lục khai tử số …….do UBND phường ……….cấp ngày…….. Nơi thường trú trước khi chết: ……..
Bố đẻ của ông (bà)…… là ông (bà) ……..đã chết từ lâu, chết trước khi ông (bà)……….chết.
Mẹ đẻ của ông (bà)…….là bà ………đã chết từ lâu, chết trước khi ông ……….chết.
Ông (bà)……….. có một người vợ duy nhất và hợp pháp là bà (ông)………, có ……người con là: …….
Ngoài những người có tên nêu trên, ông (bà) ……..không có ai là cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, con nuôi, con riêng nào khác, không có nghĩa vụ phải phụng dưỡng, chăm sóc bất kỳ một người nào theo quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
II. DI SẢN THỪA KẾ:
Di sản thừa kế do ông (bà) ……..để lại là ……..
Cụ thể như sau (nêu thực trạng của di sản thừa kế): ………
III. CHÚNG TÔI XIN CAM ĐOAN:
– Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã ghi trong Văn bản khai nhận di sản thừa kế này là đúng sự thật.
– Như đã khai nhận như trên, ngoài chúng tôi ra (có thông tin như nêu trên) , không còn ai khác được hưởng quyền thừa kế di sản của ông (bà)……….. Nếu có người nào chứng minh được họ là người thừa kế hợp pháp của ông (bà)…………, xuất trình được bản Di chúc có hiệu lực hoặc chứng minh được ông (bà)………có nghĩa vụ tài chính để lại thì chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Như vậy, chúng tôi (có thông tin như nêu trên) được hưởng toàn bộ khối di sản của ông (bà) ………để lại là ………….
–Văn bản khai nhận di sản thừa kế này do chúng tôi tự nguyện lập.
– Chúng tôi đã tự đọc lại toàn bộ Văn bản này, hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình, hậu quả pháp lý của việc ký văn bản này và ký tên, điểm chỉ dưới đây làm bằng.
Những người khai nhận di sản thừa kế:
(Ký, ghi rõ họ tên và điểm chỉ)
LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN
Ngày ………., tại Văn phòng Công chứng ………
Tôi………Công chứng viên của Văn phòng Công chứng ………….ký tên dưới đây:
CÔNG CHỨNG:
Văn bản khai nhận di sản thừa kế này được lập bởi:
Ông (bà)…….. sinh năm………., CMND số ………. do ………cấp ngày………..; Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………
Ông (bà)…….. sinh năm………., CMND số ………. do ………cấp ngày………..; Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………
Những người có thông tin cá nhân nêu tại Văn bản đã tự nguyện lập Văn bản và cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin, nội dung đã ghi nhận trong Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Tại thời điểm công chứng, những người khai nhận có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật.
Sau khi thực hiện thông báo niêm yết nội dung phân chia di sản thừa kế tại phường……… từ ngày ……… đến ngày ……, Văn phòng Công chứng ………….không nhận được khiếu nại, tố cáo nào.
Mục đích, nội dung Văn bản khai nhận di sản thừa kế không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Văn bản khai nhận di sản thừa kế được lập thành …. bản chính, mỗi bản chính gồm ….. tờ, ……trang (bao gồm cả phần lời chứng), lưu tại Văn phòng công chứng …. 01 (một) bản chính.
Số công chứng: ……… Quyển số: ………
CÔNG CHỨNG VIÊN
(ký tên, đóng dấu)
2. Các hàng thừa kế theo pháp luật:
Căn cứ quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, các hàng thừa kế theo pháp luật bao gồm:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
3. Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật:
Việc khai nhận di sản thừa kế phải được công chứng, chứng thực theo quy định định pháp luật. Căn cứ quy định tại Điều 58
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Văn bản khai nhận di sản thừa kế;
– Giấy chứng tử của người để lại di sản, quyết định tuyên bố người để lại di sản đã chết của tòa án;
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng như: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn,… (giấy tờ bản chính);
– Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;
– Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…
– Hợp đồng/văn bản ủy quyền (nếu có).
Lưu ý: Khi làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế, bắt buộc phải có mặt những người nhận thừa kế ký tên xác nhận, (trong trường hợp vắng mặt thì phải có văn bản ủy quyền cho người khác hoặc những người còn lại).
4. Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật:
Việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc hay theo pháp luật đều phải được thực hiện theo trình tự thủ tục luật định. Cá nhân, tổ chức tiến hành khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật sẽ thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ nêu trên.
Bước 2: Tiến hành công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015 việc khai nhận di sản thừa kế sẽ thực hiện tại văn phòng công chứng:
+ Văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người chết để lại di sản;
+ Văn phòng công chứng nơi có toàn bộ hoặc nơi có nhiều di sản thừa kế nhất (nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng).
Bước 3: Niêm yết việc thụ lý Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Theo Điều 18
+ Nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản;
+ Trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú cuối cùng của người đó;
+ Nếu di sản có cả bất động sản và động sản hoặc chỉ có bất động sản thì phải niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú nơi người để lại di sản (nếu nơi có đất khác nơi thường trú của người này);
+ Nếu di sản chỉ có động sản, trụ sở tổ chức hành nghề công chức và nơi thường trú/nơi tạm trú cuối cùng của người để lại di sản không cùng tỉnh, thì có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú của người để lại di sản thừa kế thường trú/tạm trú niêm yết.
Bước 4: Xác nhận việc niêm yết.
Sau 15 ngày niêm yết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thẩm quyền, có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.
Bước 5: Ký chứng nhận và trả kết quả.
Công chứng viên có trách nhiệm xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận, sau khi có văn bản xác nhận niêm yết của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thẩm quyền.
Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Công chứng năm 2014;
– Nghị định 29/2015/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 03 năm 2015 nghị định hướng dẫn luật công chứng 2014.