Tham gia đấu giá tài sản, đất đai là quyền của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu sở hữu tài sản, đất đai đó. Việc đấu giá sẽ được tổ chức bởi tổ chức bán đấu giá được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp mà cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua tài sản đó đều có thể đến tham dự trực tiếp buổi đấu giá đó mà phải uỷ quyền cho cá nhân khác tham gia đấu giá giúp mình.
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy ủy quyền tham gia đấu giá tài sản, đất đai mới nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——–***——–
….., ngày …. tháng … năm 20….
GIẤY UỶ QUYỀN
(V/v Tham gia đấu giá tài sản, đất đai)
Kính gửi: Ban Tổ chức Đấu giá …………..
Tên tổ chức hoặc cá nhân tham gia đấu giá:…………….
Số đăng ký kinh doanh/Căn cước công dân/Hộ chiếu.…Ngày cấp ….Nơi cấp…..
Địa chỉ:…………
Điện thoại:…………Fax:………
Người đại diện:…………
Căn cước công dân/Hộ chiếu:………Ngày cấp ….……Nơi cấp…..…
Vì lý do khách quan nên không thể trực tiếp tham dự cuộc bán đấu giá tại Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, đất đai nên công ty/ tôi:
UỶ QUYỀN CHO:
Ông (Bà):…………..
Căn cước công dân/Hộ chiếu……….Ngày cấp ….……Nơi cấp….………
Địa chỉ:……………
Điện thoại:…………Fax:……………
Thay mặt công ty/ tôi tham dự đấu giá của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, đất đai, bao gồm các công việc sau:
1. Làm thủ tục đăng ký tham dự đấu giá (điền thông tin và ký nhận vào đơn đăng ký đấu giá, nộp tiền đặt cọc và nộp hồ sơ đăng ký tham dự đấu giá);
2. Ghi giá, khối lượng, ký nhận vào phiếu tham dự đấu giá và trực tiếp tham dự phiên đấu giá;
Ông (Bà) …….. có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định về đấu giá của Công ty, không được uỷ quyền cho người khác và có trách nhiệm thông báo lại kết quả đấu giá cho người uỷ quyền.
3. Các nội dung ủy quyền khác:……………..
Thời hạn ủy quyền:………………….
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi cam kết, hành vi do bên được ủy quyền nhân danh tôi thực hiện nội dung ủy quyền phạm vi được ủy quyền trên, và đã hiểu rõ mọi quyền lợi và nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền.
Người được uỷ quyền (Ký, họ tên) | Người uỷ quyền (Ký, họ tên và đóng dấu) |
XÁC NHẬN CỦA UBND PHƯỜNG, XÃ HOẶC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CÓ THẨM QUYỀN
(đối với trường hợp người uỷ quyền là cá nhân)
2. Tại sao phải uỷ quyền cho người khác tham gia đấu giá tài sản, đất đai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 thì người tham gia đấu giá có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác thay mình tham gia đấu giá.
Thêm vào đó, uỷ quyền là một trong hai hình thức đại diện theo pháp luật theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành được quy định trong
Như vậy, việc uỷ quyền cho người khác tham gia đấu giá tài sản, đất đai được thực hiện khi bên trực tiếp tham gia đấu giá tài sản, đất đai không thể trực tiếp tham gia vào buổi đấu giá nên phải uỷ quyền cho một bên khác tham gia giúp mình. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định của pháp luật về dân sự hiện hành thì việc uỷ quyền tham gia đấu giá tài sản, đất đai có thể xuất phát từ một trong các lý do sau:
– Cá nhân uỷ quyền cho cá nhân tham gia đấu giá do những lý do khách quan, có công việc đột xuất không thể tham gia buổi đấu giá;
– Công ty, doanh nghiệp uỷ quyền cho cá nhân trong công ty đó đại diện công ty, doanh nghiệp tham gia buổi đấu giá.
3. Tài sản bán đấu giá là những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 thì tài sản bán đấu giá được quy định bao gồm:
– Tài sản mà pháp luật quy định phải được bán thông qua đấu giá, bao gồm:
+ Tài sản được Nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước;
+ Tài sản được xác lập là tài sản thuộc quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
+ Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành
+ Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
+ Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
+ Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật dân sự về giao dịch bảo đảm;
+ Tài sản được dùng vào việc thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
+ Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;
+ Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
+ Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
+ Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;
+ Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
+ Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;
+ Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;
+ Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.
– Ngoài ra, tài sản bán đấu giá còn có thể là tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Đấu giá tài sản năm 2016.
4. Những lưu ý khi đấu giá quyền sử dụng đất:
4.1. Nguyên tắc đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành:
Đối tượng được đấu giá là quyền sử dụng đất sẽ được thực hiện trên 02 nguyên tắc được quy định tại Điều 117 Luật Đất đai năm 2013. Cụ thể như sau:
– Đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện trên nguyên tắc công khai, liên tục, khách quan, trung thực, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia đấu giá;
– Việc đấu giá quyền sử dụng đất phải được thực hiện trên nguyên tắc đúng trình tự, thủ tục của pháp luật về đất đai và pháp luật về đấu giá tài sản hiện hành.
4.2. Điều kiện tổ chức và tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật hiện hành:
– Thứ nhất, điều kiện đối với đất được mang ra thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Luật Đất đai năm 2013 thì để có thể đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì đất đó phải bảo đảm điều kiện sau:
+ Đất trong quy hoạch và đã có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện nơi có đất và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
+ Đất đấu giá đã được giải phóng mặt bằng, đất có tài sản gắn liền với đất mà tài sản đó thuộc sở hữu của Nhà nước;
+ Quyền sử dụng đất phải có phương án đấu giá và phương án đó đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Thứ hai, điều kiện đối với cá nhân và tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 119 Luật Đất đai năm 2013 thì cá nhân và tổ chức khi tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải bảo đảm các điều kiện sau:
+ Cá nhân và tổ chức phải thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất và cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 Luật Đất đai năm 2013;
+ Cá nhân và tổ chức tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện các dự án đầu tư theo quy định tại Điều 58 Luật Đất đai năm 2013 đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
4.3. Những trường hợp nào thì được đấu giá quyền sử dụng đất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai năm 2013 thì quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong các trường hợp cụ thể sau:
– Đất được dùng để đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê hoặc cho thuê mua;
– Đất được dùng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê;
– Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
– Giao đất, cho thuê đất đối với đất Nhà nước thu hồi do sắp xếp lại, xử lý trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh mà tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu nhà nước;
– Sử dụng quỹ đất để tạo vốn cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng;
– Sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
– Giao đất ở tại đô thị, nông thôn cho hộ gia đình, cá nhân;
– Giao đất, cho thuê đất đối với các trường hợp được giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Luật Đấu giá tài sản năm 2016.