Phiên hòa giải có đi đến được kết quả cuối cùng hay không phải trải qua phiên hòa giải được tổ chức bởi tòa án giải quyết vụ việc với sự tham gia của các chủ thể theo quy định của Luật hòa giải, đối thoại tại tòa án. Theo đó, Tòa án nhân dân giải quyết vụ việc phải gửi giấy mời tham gia tới các chủ thể, đặc biệt là các bên trong tranh chấp để họ được biết.
Mục lục bài viết
1. Giấy mời tham gia phiên hòa giải là gì?
Hòa giải vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do
Phiên hòa giải là thủ tục do tòa án thực hiện khi các bên đồng ý gặp nhau để thống nhất phương án giải quyết vụ việc dân sự do Hòa giải viên ấn định thời gian, địa điểm tiến hành. Phiên hòa giải có thể dược thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác theo đề nghị của các bên.
Căn cứ vào tính chất, mức độ tranh chấp, điều kiện, hoàn cảnh của các đương sự để lựa chọn thời điểm, thời gian hòa giải thích hợp đối với từng vụ án để đạt được hiệu quả hòa giải cao nhất.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, phiên hòa giải được tổ chức cùng với với phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Các chủ thể tham gia phiên hòa giải bao gồm:
– Hòa giải viên, là người có đủ điều kiện, được Chánh án
– Các bên, người đại diện, người phiên dịch. Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải; đồng thời phải
– Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết. Đây là nhưng người có uy tín, ảnh hưởng hoặc có khả năng vận động, thuyết phục các đương sự
Hòa giải viên có trách nhiệm thông báo cho các bên, người đại diện, người phiên dịch chậm nhất là 05 ngày trước ngày mở phiên hòa giải. Việc thông báo có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc hình, thức khác thuận tiện cho các bên.
Giấy mời tham gia phiên hòa giải được hiểu là một phương thức thông báo bằng văn bản của Tòa án nhân dân giải quyết vụ việc gửi tới các bên, người đại diện, người phiên dịch với nội dung cơ bản là mời các chủ thể này tới địa điểm đúng thời gian tổ chức phiên hòa giải.
Giấy mời tham gia phiên hòa giải được dùng để thông báo tới các chủ thể có liên quan trong quá trình hòa giải, đặc biệt là các bên (nguyên đơn và bị đơn) biết về việc tổ chức, thời gian, địa điểm tổ chức phiên hòa giải. Đây còn là văn bản để chứng minh hoạt động của Tòa án trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình về thông báo, cũng là việc thể hiện sự tôn trọng đối với các chủ thể trong quan hệ tố tụng dân sự.
Có thể thấy rằng, phiên hòa giải cực kỳ quan trọng, mọi hoạt động trước đó đều nhằm tổ chức một phiên hòa giải hiệu quả và nhanh chóng. Phiên hòa giải cũng là cơ sở để tổ chức phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án. Để đảm bảo quyền lợi của các bên, cũng như từ ý nghĩa của phiên hòa giải, phiên hòa giải phải được tổ chức với một trình tự nhất định, cụ thể:
– Trước hết, hòa giải viên giới thiệu thành phần tham gia phiên hòa giải; trình bày nội dung cần hòa giải; diễn biến quá trình chuẩn bị hòa giải, đối thoại; phổ biến quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành, đối thoại thành.
– Tiếp đến, người khởi kiện hoặc người đại diện của họ trình bày nội dung khởi kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải và hướng giải quyết tranh chấp.
– Sau đó, người bị kiện hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải; hướng giải quyết tranh chấp.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện, người bị kiện; đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải; hướng giải quyết tranh chấp.
– Người được mời tham gia hòa giải phát biểu ý kiến.
– Hòa giải viên thực hiện nhiệm vụ ( Phổ biến, giải thích quyền, nghĩa vụ của các bên; tạo điều kiện để các bên đề xuất, trao đổi về phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự; phân tích tính hiệu quả, khả thi của từng phương án, giải pháp giải quyết vụ việc dân sự; hỗ trợ các bên đạt được sự thỏa thuận, thống nhất) để hỗ trợ các bên trao đổi ý kiến, trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ và đi đến thỏa thuận, thống nhất việc giải quyết tranh chấp, khiếu kiện.
– Cuối cùng, Hòa giải viên tóm tắt những vấn đề các bên đã thỏa thuận, thống nhất hoặc chưa thỏa thuận, thống nhất.
Nội dung hòa giải phải đảm bảo:
Những vấn đề các đương sự đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất, còn tranh chấp;
– Những vấn đề mấu chốt mà nếu tháo gỡ được sẽ tác động trực tiếp đến việc giải quyết tranh chấp giữa các đương sự;
– Thứ tự ưu tiên các vấn đề cần hòa giải (tùy từng trường hợp mà Thẩm phán có thể tiến hành hòa giải vấn đề có mâu thuẫn lớn trước hoặc vấn đề có mâu thuẫn nhỏ trước);
– Những yếu tố, điều kiện thuận lợi đối với từng đương sự để đạt đến sự thỏa thuận;
– Phương án tháo gỡ, giải quyết mâu thuẫn giữa các đương sự.
Kết quả của phiên hòa giải có thể là hòa giải thành hoặc hòa giải không thành tùy thuộc vào thỏa thuận của các bên.
2. Mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải chi tiết:
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (1)
TÒA ÁN NHÂN DÂN …… (2)
————
Số: ……/20……/GM-HG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
.., ngày …… tháng ….. năm 20……
GIẤY MỜI
THAM GIA PHIÊN HÒA GIẢI
Kính gửi:(3) ………
Địa chỉ:(4) ………
Số điện thoại: ………..; số fax: …………(nếu có).
Địa chỉ thư điện tử: ………….. (nếu có).
Tòa án nhân dân (5) ……kính mời Ông/Bà đúng …. giờ …. phút, ngày …. tháng …. năm …………., có mặt tại (6) ………………. (địa chỉ…………) để tham gia hòa giải về việc (7) ……………………………… giữa:
Người khởi kiện/người yêu cầu: ……
Người bị kiện: …
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: ……
Nội dung khởi kiện/yêu cầu:(8)
1. ………
2. ………
Sự có mặt của Ông/Bà với thiện chí và nỗ lực sẽ giúp việc giải quyết tranh chấp/yêu cầu nhanh chóng và hiệu quả.
Nếu Ông/Bà có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng liên hệ với Hòa giải viên (9) ……, số điện thoại ……. để được giải đáp./.
Nơi nhận:
– Như kính gửi;
– Lưu: VT.
HÒA GIẢI VIÊN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải:
(1) Ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh của tỉnh đó nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp huyện (ví dụ: Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân quận Đống Đa, thành phố Hà Nội thì ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”; Ghi “TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO” nếu Tòa án nhân dân gửi giấy mời là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
(2) và (5) Ghi tên Tòa án nhân dân gửi giấy mời, nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành pho thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN THƯỜNG TÍN); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM).
(3) và (4) Nếu là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú và nơi làm việc; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cần lưu ý đối với cá nhân, thì tùy theo độ tuổi mà ghi Ông hoặc Bà, Anh hoặc Chị trước khi ghi họ tên (ví dụ: Anh Trần Văn B).
(6) Ghi rõ địa điểm, địa chỉ sẽ diễn ra phiên hòa giải.
(7) Ghi quan hệ tranh chấp/yêu cầu mà người khởi kiện/người yêu cầu đề nghị giải quyết.
(8) Ghi tóm tắt nội dung các yêu cầu của người khởi kiện/ người yêu cầu.
(9) Ghi tên Hòa giải viên được chỉ định hòa giải vụ việc.
Cơ sở pháp lý:
Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020.
Thông tư 02/2020/TT-TANDTC quy định chi tiết về trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hoạt động đối thoại, hòa giải tại Tòa án